Tin tức
Tại sao phải đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử cho website?
20/12/2014
Tại sao phải đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử cho website? Website bán hàng của công ty có cần đăng ký không? Vì sao tất cả website đăng bán sản phẩm hàng hóa đều phải đăng ký thương mại điện tử với Bộ công thương? Lợi ích là gì? Không đăng ký bị phạt đến 100 triệu đồng có đáng không? Đăng ký website thương mại điện tử góp phần tăng doanh số bán hàng gấp 4,5 lần? Thời gian, thủ tục thế nào để được đăng ký website sàn giao dịch thương mại điện tử với chi phí thấp nhẩt....?
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên đó.
Tất cả website đang hoạt động trên môi trường trực tuyến hiện nay, nếu có tham gia giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ, có tính trao đổi thương mại trực tuyến bao gồm website chỉ chuyên bán, website vừa có bán hàng vừa có mua hàng, website cho đăng tin (bao gồm rao vặt, quảng cáo, pr, giới thiệu...) và tạo gian hàng.. thì đều phải đăng ký với Bộ công thương. Đây là quy định mới nhất được người dân ũng hộ nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho người tiêu dùng khi tham gia giao dịch mua sắm trực tuyến. Nếu chủ sở hữu website (gồm cá nhân hay tổ chức) không thông báo, đăng ký kịp thời sẽ bị phạt nặng... lên tới 100 triệu đồng và truy thu, treo cảnh báo về quyền sở hữu tên miền website vi phạm đó!

1. Đối tượng đăng ký hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử
Thương nhân, tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp; có tên miền hợp lệ; cam kết tuân thủ các quy định tại Thông tư này, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP, Thông tư số 09/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương và các quy định pháp luật liên quan.
2. Hồ sơ đăng ký xin chứng nhận hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử
a) Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử (theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
c) Quy chế quản lý hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Thông tư này, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP, Thông tư số 09/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương và các quy định pháp luật liên quan;
d) Đề án quản lý hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
e) Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử đó.
3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử
1. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
2. Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Hệ thống đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn. Sau khi điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành gửi trực tuyến hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này cho Bộ Công Thương.
3. Khi nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông báo cho thương nhân, tổ chức gửi hồ sơ trong 03 ngày làm việc một trong các nội dung sau:
a) Xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
b) Đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 5;
c) Từ chối xác nhận đăng ký nếu thương nhân, tổ chức không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 5.
4. Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức có trách nhiệm gửi về Bộ Công Thương hồ sơ đăng ký (bản giấy) theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Thương nhân, tổ chức có thể theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập Hệ thống đã được cung cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.
4. Cơ quan thực hiện: Bộ Công Thương – Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
5. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.
- Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Thông tư 12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử Bộ Công Thương.
- Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP về thương mại điện tử
- Thông tư 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử,
- Thông tư số số 46/2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ…
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến giao dịch điện tử
 
Ý kiến bạn đọc