Nghị định mới về Thương mại điện tử sẽ thay thế cho Nghị định số 57/2006/NĐ-CP
13/12/2014
Vài năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn thiếu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Sắp tới, sẽ có một Nghị định mới về TMĐT, với nhiều quy định chặt chẽ, thay thế Nghị định 57/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006 đã bộc lộ nhiều hạn chế.
“Lỗ hổng” pháp lý
Vài năm gần đây đã xuất hiện một số mô hình kinh doanh trên mạng tác động tiêu cực đến xã hội. Điển hình là mô hình kinh doanh đa cấp (tiêu biểu là muaban24), kinh doanh theo nhóm (nhommua).
Theo thống kê của Bộ Công Thương, 58% DN cho biết doanh thu qua kênh TMĐT tăng lên. Năm 2012, qua hệ thống đăng ký website, có 35 sàn giao dịch TMĐT được xác nhận đăng ký, 1,5 triệu giao dịch thành công với tổng giá trị xấp xỉ 4.200 tỷ đồng.
Với mô hình kinh doanh đa cấp, chủ gian hàng chỉ tập trung vào việc phát triển mạng lưới và trả hoa hồng rất cao (đến 30%) cho việc giới thiệu thành viên tiếp theo, do đó sự lan tỏa rất lớn. Ông Trần Hữu Linh- Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương)- cho biết: Với mô hình này, ngay khi mới xuất hiện vào tháng 10/2011, Cục đã có sự phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50)- Bộ Công an để nắm bắt thông tin, đồng thời phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Quản lý thị trường, Vụ Pháp chế, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) để xử lý.
Tuy nhiên, việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân đầu tiên là thiếu công cụ pháp lý. Việc giao dịch trong các sàn TMĐT chủ yếu được thực hiện bằng hình thức trao tay, truyền miệng, công cụ giao dịch bằng tiền mặt, không có hợp đồng, không có hóa đơn, nên rất khó xử lý. Khó khăn nữa là tốc độ lan truyền của hình thức này rất nhanh. Công ty muaban24 sau hơn một năm đã có chi nhánh tại hơn 30 tỉnh, thành phố và khi bị bắt, doanh thu của công ty rất cao, khoảng vài trăm tỷ đồng.
Ngoài kinh doanh đa cấp, mô hình mua hàng theo nhóm cũng gây xôn xao dư luận. Vụ việc xảy ra tại “nhóm mua” được lý giải là do có trục trặc nội bộ nên toàn bộ phiếu mua hàng của người tiêu dùng mua trước đó đều không được các cửa hàng chấp nhận, gây thiệt hại lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Thanh Hưng- Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam- cho rằng, Nghị định 57/2006/NĐ-CP là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về việc giao kết hợp đồng trong TMĐT. Năm 2006, hoạt động TMĐT Việt Nam chưa đa dạng như gần đây, vì vậy, một số đơn vị lợi dụng kẽ hở của Nghị định để kinh doanh.
Thiết lập “vòng kim cô” mới
Theo ông Trần Hữu Linh, để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh TMĐT, Bộ Công Thương được giao chủ trì xây dựng Nghị định về TMĐT thay thế cho Nghị định số 57/2006/NĐ-CP. Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định, trong đó đề xuất cấm hình thức cung cấp dịch vụ TMĐT thông qua mạng lưới kinh doanh đa cấp. Một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam là cung cấp dịch vụ TMĐT thông qua mạng lưới kinh doanh, tiếp thị, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.
Theo bà Lại Việt Anh - Trưởng phòng pháp chế, Cục TMĐT& CNTT - dự thảo Nghị định TMĐT mới không cho phép việc cung cấp thông tin lệch hoặc giả mạo khi thực hiện thủ tục thông báo thiết lập website TMĐT, đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT, xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong TMĐT mà chưa được đăng ký hoặc cấp phép. Đồng thời, nghiêm cấm thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT; giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động TMĐT...
Nghị định mới về TMĐT dự kiến ban hành vào quý I/2013. Song song với đó, sẽ có một Nghị định riêng về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực TMĐT (dự kiến sẽ ban hành vào tháng 6/2013), nhằm siết chặt hoạt động sàn giao dịch điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Lê Danh Vĩnh- Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam- khẳng định: Với những giải pháp đột phá và quyết liệt từ Bộ Công Thương, TMÐT ở Việt Nam sẽ phát triển đúng với quy mô và tiềm năng của thị trường, thật sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp người tiêu dùng có thêm một phương thức mua sắm hiện đại và hiệu quả.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, 58% DN cho biết doanh thu qua kênh TMĐT tăng lên. Năm 2012, qua hệ thống đăng ký website, có 35 sàn giao dịch TMĐT được xác nhận đăng ký, 1,5 triệu giao dịch thành công với tổng giá trị xấp xỉ 4.200 tỷ đồng.
Cục TMĐT và CNTT đã xây dựng chương trình chứng nhận website TMĐT uy tín (safeweb). Các DN đạt được các tiêu chí như: Sản xuất, kinh doanh phát triển lành mạnh, có uy tín với khách hàng, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật... sẽ được cấp chứng nhận website TMĐT uy tín.
“Lỗ hổng” pháp lý
Vài năm gần đây đã xuất hiện một số mô hình kinh doanh trên mạng tác động tiêu cực đến xã hội. Điển hình là mô hình kinh doanh đa cấp (tiêu biểu là muaban24), kinh doanh theo nhóm (nhommua).
Theo thống kê của Bộ Công Thương, 58% DN cho biết doanh thu qua kênh TMĐT tăng lên. Năm 2012, qua hệ thống đăng ký website, có 35 sàn giao dịch TMĐT được xác nhận đăng ký, 1,5 triệu giao dịch thành công với tổng giá trị xấp xỉ 4.200 tỷ đồng.
Với mô hình kinh doanh đa cấp, chủ gian hàng chỉ tập trung vào việc phát triển mạng lưới và trả hoa hồng rất cao (đến 30%) cho việc giới thiệu thành viên tiếp theo, do đó sự lan tỏa rất lớn. Ông Trần Hữu Linh- Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương)- cho biết: Với mô hình này, ngay khi mới xuất hiện vào tháng 10/2011, Cục đã có sự phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50)- Bộ Công an để nắm bắt thông tin, đồng thời phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Quản lý thị trường, Vụ Pháp chế, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) để xử lý.
Tuy nhiên, việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân đầu tiên là thiếu công cụ pháp lý. Việc giao dịch trong các sàn TMĐT chủ yếu được thực hiện bằng hình thức trao tay, truyền miệng, công cụ giao dịch bằng tiền mặt, không có hợp đồng, không có hóa đơn, nên rất khó xử lý. Khó khăn nữa là tốc độ lan truyền của hình thức này rất nhanh. Công ty muaban24 sau hơn một năm đã có chi nhánh tại hơn 30 tỉnh, thành phố và khi bị bắt, doanh thu của công ty rất cao, khoảng vài trăm tỷ đồng.
Ngoài kinh doanh đa cấp, mô hình mua hàng theo nhóm cũng gây xôn xao dư luận. Vụ việc xảy ra tại “nhóm mua” được lý giải là do có trục trặc nội bộ nên toàn bộ phiếu mua hàng của người tiêu dùng mua trước đó đều không được các cửa hàng chấp nhận, gây thiệt hại lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Thanh Hưng- Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam- cho rằng, Nghị định 57/2006/NĐ-CP là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về việc giao kết hợp đồng trong TMĐT. Năm 2006, hoạt động TMĐT Việt Nam chưa đa dạng như gần đây, vì vậy, một số đơn vị lợi dụng kẽ hở của Nghị định để kinh doanh.
Thiết lập “vòng kim cô” mới
Theo ông Trần Hữu Linh, để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh TMĐT, Bộ Công Thương được giao chủ trì xây dựng Nghị định về TMĐT thay thế cho Nghị định số 57/2006/NĐ-CP. Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định, trong đó đề xuất cấm hình thức cung cấp dịch vụ TMĐT thông qua mạng lưới kinh doanh đa cấp. Một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam là cung cấp dịch vụ TMĐT thông qua mạng lưới kinh doanh, tiếp thị, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.
Theo bà Lại Việt Anh - Trưởng phòng pháp chế, Cục TMĐT& CNTT - dự thảo Nghị định TMĐT mới không cho phép việc cung cấp thông tin lệch hoặc giả mạo khi thực hiện thủ tục thông báo thiết lập website TMĐT, đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT, xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong TMĐT mà chưa được đăng ký hoặc cấp phép. Đồng thời, nghiêm cấm thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT; giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động TMĐT...
Nghị định mới về TMĐT dự kiến ban hành vào quý I/2013. Song song với đó, sẽ có một Nghị định riêng về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực TMĐT (dự kiến sẽ ban hành vào tháng 6/2013), nhằm siết chặt hoạt động sàn giao dịch điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Lê Danh Vĩnh- Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam- khẳng định: Với những giải pháp đột phá và quyết liệt từ Bộ Công Thương, TMÐT ở Việt Nam sẽ phát triển đúng với quy mô và tiềm năng của thị trường, thật sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp người tiêu dùng có thêm một phương thức mua sắm hiện đại và hiệu quả.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, 58% DN cho biết doanh thu qua kênh TMĐT tăng lên. Năm 2012, qua hệ thống đăng ký website, có 35 sàn giao dịch TMĐT được xác nhận đăng ký, 1,5 triệu giao dịch thành công với tổng giá trị xấp xỉ 4.200 tỷ đồng.
Cục TMĐT và CNTT đã xây dựng chương trình chứng nhận website TMĐT uy tín (safeweb). Các DN đạt được các tiêu chí như: Sản xuất, kinh doanh phát triển lành mạnh, có uy tín với khách hàng, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật... sẽ được cấp chứng nhận website TMĐT uy tín.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ