Nông, lâm thủy sản
Chè xuất khẩu sang Pakistan tăng gấp gần 2 lần
08/12/2014

 

Theo thống kê, 10 tháng đầu năm 2014, tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 109.630 tấn với giá trị 186,2 triệu USD, giảm 5,4% về lượng và 0,326% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá chè xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1.698 USD/tấn, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2013.

Tháng 11/2014 ước xuất khẩu đạt 11 nghìn tấn, giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 11 tháng đầu năm 2014 ước đạt 121 nghìn tấn, giá trị đạt 206 triệu USD, giảm 5,2% về khối lượng nhưng lại tăng 0,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Tổng lượng chè xuất khẩu cả năm khoảng 135.000 tấn, trị giá 235 triệu USD, giảm gần 10% về lượng nhưng tăng khoảng 6% về giá trị so với năm trước.

Pakistan - thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại chè của Việt Nam, đạt 27.596 tấn, tương đương 64,37 triệu USD trong 10 tháng, chiếm 34,57% trong tổng kim ngạch, tăng 60,4% về khối lượng và tăng 85,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Đứng sau thị trường Pakistan là các thị trường như: Đài Loan 27,15 triệu USD, Nga 15,74 triệu USD, Trung Quốc 15,29 triệu USD, Hoa Kỳ 9,96 triệu USD.

Nhìn chung, xuất khẩu chè sang phần lớn các thị trường đều sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, thị trường Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 55,77% về khối lượng và giảm 57,38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Pakistan là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, đầy tiềm năng tại khu vực Nam Á và chè Việt đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng tại quốc gia này. Loại chè được xuất khẩu chủ yếu sang Pakistan là chè đen, đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 80% tổng sản lượng xuất khẩu.

Để thúc đẩy đưa mặt hàng chè Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Pakistan, thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như các buổi giao lưu trực tuyến nhằm khắc phục sự thiếu thông tin, giúp doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc ban đầu, khắc phục rủi ro về khách hàng, chi phí đi lại...

Hiệp hội Chè – Vitas cho rằng năm 2014 là một năm khó khăn với ngành chè. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với nhiều rào cản tại các thị trường, nhất là trong đáp ứng yêu cầu về an toàn chất lượng sản phẩm. Điều đáng chú ý nhất trong năm là giá chè xuất khẩu tương đối ổn định, dẫn tới giá trị xuất khẩu cả năm tăng nhẹ. Điều này là bởi năm nay lượng chè xanh có giá xuất khẩu cao được xuất đi nhiều hơn. Ước cả năm, chè xanh chiếm tới 60% trong tổng lượng chè XK, tăng hơn 10% so với năm trước. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam vẫn là Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Malaysia…

Theo Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT): Mặc dù tính chung từ đầu năm đến nay, giá xuất khẩu chè có tăng nhẹ nhưng Việt Nam vẫn đang là một trong những nước có giá xuất khẩu chè thấp nhất thế giới. Nguyên nhân là bởi chất lượng chè xuất khẩu Việt Nam chưa đảm bảo, nhiều sản phẩm còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị sản xuất, xuất khẩu chè cũng là lý do quan trọng khiến giá chè xuất khẩu ngày càng bị “dìm” xuống.

Việt Nam hiện có khoảng 500 cơ sở chế biến chè với những quy mô khác nhau nhưng hầu như chưa có sự liên kết nào giữa các cơ sở này để tạo ra giá bán thống nhất với các đối tác nước ngoài. Giá xuất khẩu tùy thuộc vào mối quan hệ của từng đơn vị với các đối tác khiến cho giá bán ra thiếu đồng nhất và ổn định.


Thị trường xuất khẩu chè 10 tháng năm 2014

TT

Thị trường

10 tháng 2013

10 tháng 2014

10t/2014 so 10t/2013 (%)

 

Tổng kim ngạch

      186.682.873

      186.195.392

-0,26

1

Pakistan

        34.662.699

        64.370.502

85,71

2

Đài Loan

        26.518.358

        27.152.353

2,39

3

Nga

        15.941.753

        15.743.976

-1,24

4

Trung Quốc

        15.696.647

        15.285.261

-2,62

5

Hoa Kỳ

          9.483.796

          9.963.935

5,06

6

Indonesia

        11.416.873

          4.865.693

-57,38

7

Tiểu VQ Arập TN

          6.314.704

          4.266.055

-32,44

8

Arập xê út

          3.690.617

          3.734.639

1,19

9

Đức

          3.841.007

          3.263.969

-15,02

10

Ba Lan

          4.338.869

          3.196.457

-26,33

11

Cô Oét

          2.575.013

          2.843.834

10,44

12

Malaysia

          3.034.091

          2.414.146

-20,43

13

Philippin

          1.715.438

          1.757.629

2,46

14

Ucraina

          1.854.864

          1.690.051

-8,89

15

Thổ Nhĩ Kỳ

          1.392.645

          1.178.155

-15,4

16

Ấn Độ

          1.129.273

         1.049.078

-7,1


Ý kiến bạn đọc