Thái Lan đang triển khai chương trình xả gạo tồn kho; một số thị trường tập trung đã thay đổi phương thức nhập khẩu theo hướng đa dạng hóa nguồn cung. Gạo xuất khẩu của Việt Nam đang chịu sự tác động này.
Tác động từ thay đổi chính sách nhập khẩu gạo
Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu thêm 3- 4 triệu tấn gạo từ nay đến cuối năm, nhằm đạt được mục tiêu 9 triệu tấn gạo trong năm 2014. Chính vì vậy, Thái Lan đang có hàng loạt các chương trình xúc tiến xuất khẩu gạo vào một số thị trường tập trung mà Việt Nam đang có lợi thế như: Malaysia, Philippines, Indonesia… Thái Lan mới thỏa thuận ký được hợp đồng xuất khẩu 170 nghìn tấn gạo cho Indonesia (Indonesia có nhu cầu nhập khẩu khoảng 500 nghìn tấn). Philippines và Indonesia là 2 thị trường mà Thái Lan rất quan tâm.
Trong bối cảnh đó, một số thị trường nhập khẩu gạo tập trung đang có những xu hướng thay đổi chính sách. Ngày 27/8/2014, Philippines tổ chức phiên đấu thầu mua 500 nghìn tấn gạo, tuy nhiên, tất cả các nước tham gia đều không trúng thầu, kể cả Việt Nam đã đưa ra mức giá cạnh tranh, lý do: Philippines đã khống chế giá ở mức thấp nhất định. Sắp tới, Philippines không tổ chức đấu thầu mà sẽ đàm phán về hợp đồng liên chính phủ (G2G), mời rất nhiều nước như Thái Lan, Myanmar, Campuchia… chứ không riêng Việt Nam, để tìm nguồn hàng tốt nhất.
Hiện nay, lượng gạo tồn kho của Campuchia không nhiều nên khả năng xuất khẩu không cao. Từ đầu năm đến nay, Campuchia mới xuất khẩu 233 nghìn tấn gạo, dự kiến cả năm xuất khẩu khoảng 400 nghìn tấn. Tuy nhiên, lượng gạo dự trữ của Thái Lan – đối thủ chính – rất cao. Theo một số thông tin, Thái Lan còn khoảng 18 triệu tấn gạo dự trữ. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 5,6 triệu tấn. Riêng mục tiêu xuất khẩu gạo của Thái Lan sang Philippines năm 2014 là 1,4 triệu tấn. Vì vậy, khả năng Thái Lan tham gia các cuộc đàm phán của Philippines và các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo rất cao.
Như vậy, tương tự nhiều năm trước, thời điểm Thái Lan xả hàng tồn kho chính sẽ gây áp lực lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Và thực tế hiện nay, lượng gạo trong nước còn dồi dào nhưng các hợp đồng xuất khẩu đang có xu hướng co lại chính vì chịu sự tác động từ Thái Lan.
Mười quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới giai đoạn 2006-2012 (đvt nghìn tấn)
TT |
Thị trường |
2006 |
2008 |
2010 |
2012 |
Tổng 2006-2012 |
Tỷ trọng (%) |
|
Tổng xuất |
30,776 |
31,793 |
34,715 |
40,033 |
238,562 |
100 |
1 |
Thái Lan |
7,434 |
10,216 |
8,940 |
6,734 |
61,847 |
26 |
2 |
Việt Nam |
4,643 |
4,745 |
6,894 |
8,017 |
41,965 |
18 |
3 |
Ấn Độ |
4,452 |
3,536 |
2,507 |
10,570 |
34,474 |
14 |
4 |
Hoa Kỳ |
3,849 |
3,946 |
4,501 |
3,809 |
26,741 |
11 |
5 |
Pakistan |
3,546 |
3,050 |
4,205 |
3,424 |
23,552 |
10 |
6 |
Uruguay |
745 |
744 |
791 |
1,073 |
6,083 |
3 |
7 |
Trung Quốc |
1,237 |
969 |
619 |
279 |
5,730 |
2 |
8 |
Brazil |
290 |
518 |
423 |
1,153 |
4,538 |
2 |
9 |
Italy |
720 |
797 |
818 |
750 |
5,300 |
2 |
10 |
Argentina |
508 |
426 |
505 |
640 |
3,959 |
2 |
Nguồn data.un.org
Mười quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới giai đoạn 2006-2012(đvt nghìn tấn)
TT |
Thị trường |
2006 |
2008 |
2010 |
2012 |
Tổng 2006-2012 |
Tỷ trọng (%) |
Nhập khẩu |
27,520 |
27,856 |
26,348 |
26,214 |
189,413 |
100 |
|
1 |
Philippines |
1,723 |
2,439 |
2,386 |
1,023 |
11,875 |
6 |
2 |
EU-27 |
1,320 |
1,638 |
1,309 |
1,684 |
10,471 |
6 |
3 |
Ả Rập Xê Út |
968 |
1,243 |
1,302 |
1,225 |
8,179 |
4 |
4 |
Indonesia |
438 |
290 |
688 |
1,810 |
7,634 |
4 |
5 |
Nam Phi |
817 |
653 |
734 |
1,296 |
6,095 |
3 |
6 |
Malaysia |
843 |
1,097 |
931 |
1,006 |
6,795 |
4 |
7 |
Bờ Biển Ngà |
903 |
757 |
838 |
1,268 |
6,615 |
3 |
8 |
Senegal |
706 |
1,013 |
697 |
1,041 |
6,093 |
3 |
9 |
Mêxicô |
802 |
798 |
842 |
849 |
5,883 |
3 |
10 |
Nigeria |
2,552 |
160 |
711 |
479 |
5,756 |
3 |
Nguồn data.un.org
Cần điều chỉnh cơ chế đầu mối giao dịch
Từ giữa tháng 8/2014, giá chào gạo tại một số nước xuất khẩu chính đã chững lại mặc dù nhu cầu tiếp tục gia tăng.
Trước việc Thái Lan đang triển khai chiến dịch xả hàng gạo tồn kho, một số thị trường tập trung đã chuyển đổi phương thức và chiến lược nhập khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa nguồn cung, tổ chức đấu thầu mở để thu hút sự tham gia của nhiều nhà cung cấp nhằm tạo sự cạnh tranh về giá, Bộ Công Thương yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp cần phải cập nhật liên tục thông tin về thị trường.
Đặc biệt, đối với trường hợp kết quả đàm phán chưa đạt được như kế hoạch đã đề ra, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và doanh nghiệp phải nắm vững, phân tích nguyên nhân để có những định hướng cho hoạt động xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm.
Mặt khác, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cũng cần thay đổi về cơ chế đầu mối giao dịch tại các thị trường tập trung để ứng phó phù hợp với sự thay đổi chính sách nhập khẩu của các nước đối tác.