Nông, lâm thủy sản
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
29/07/2014

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 7 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cao su cả nước ước đạt trên 450 nghìn tấn, giá trị gần 830 triệu USD, giảm 10% về lượng và hơn 32% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm nay đạt 1.830 USD/tấn, giảm gần 25% so cùng kỳ năm ngoái.

Trước tình hình cao su rớt giá, mới đây Bộ NN&PTNT yêu cầu không tiếp tục mở rộng diện tích cao su trồng mới, đồng thời, có chế độ cạo mủ thích hợp, giảm chi phí nhân công; tăng cường thông tin về sản xuất, tiêu thụ, dự báo giá cao su cho nông dân biết.

Giá trị cao su xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia giảm mạnh

Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể: Trung Quốc giảm 24,1% về khối lượng và giảm 43,1% về giá trị; Malaysia giảm 14,7% về khối lượng và giảm 42,1% về giá trị.

Thị trường xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2014

TT

Thị trường

6 tháng năm 2014

So 6t/24 với 6t/13 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

1

Trung Quốc

138.542

247.839.861

-24,1

-43,1

2

Malaixia

64.624

112.296.197

-14,7

-42,1

3

Ấn Độ

24.998

49.658.001

21,0

-12,5

4

Hàn Quốc

14.921

28.959.750

-1,7

-24,8

5

Đức

11.618

24.869.953

-12,9

-33,5

6

Hoa Kỳ

12.987

24.194.117

20,2

-8,7

7

Đài Loan

10.935

23.013.112

-19,0

-41,1

8

Thổ Nhĩ Kỳ

8.398

16.154.140

16,9

-10,9

9

Nhật Bản

5.064

11.515.564

26,7

-5,2

10

Inđônêxia

6.156

10.911.992

81,1

33,6

11

Tây Ban Nha

5.221

10.865.125

14,9

-13,9

12

Hà Lan

4.782

10.633.156

493,3

343,4

13

Italia

4.780

9.513.889

19,1

-14,5

14

Braxin

3.545

6.961.730

3,5

-24,1

15

Pakixtan

2.492

5.026.425

-3,6

-24,3

16

Bỉ

2.330

4.046.875

-16,6

-31,2

17

Pháp

1.749

3.948.737

15,6

-11,2

18

Nga

1.954

3.906.673

-1,5

-30,2

19

Canađa

1.630

3.642.811

81,5

40,6

20

Achentina

1.624

3.238.066

4,6

-23,8

21

Anh

1.137

2.349.722

-0,4

-24,2

22

Hồng Kông

844

1.668.066

-39,7

-56,1

23

Ucraina

643

1.216.935

38,0

-9,9

24

Phần Lan

464

1.056.319

-61,7

-71,7

25

Thụy Điển

464

1.005.313

-11,5

-33,2

26

Mê Hi Cô

430

905.392

-30,6

-45,2

27

Séc

242

542.940

-12,6

-32,3

28

Singapo

193

408.697

-56,1

-79,3

Trong năm 2013, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ 3 thế giới sau Thái Lan, Indonesia và nước xuất khẩu lớn thứ 4 sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên thế giới và lượng tồn kho trong nước khá lớn, dẫn đến giá và sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2014. Để tăng khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam, nhiệm vụ đặt ra là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành bằng việc xây dựng chiến lược và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh hoạt động chế biến cao su. Việt Nam phấn đấu, đến năm 2020, công suất chế biến đạt khoảng 40% sản lượng mủ cao su cao cấp; tăng lượng mủ nguyên liệu sử dụng cho các nhà máy sản xuất sản phẩm cao su lên 40 nghìn tấn/năm; nâng tỷ trọng gỗ cao su tinh chế lên thành 50%; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành cao su lên hơn 10%/năm.

Ý kiến bạn đọc