Nông, lâm thủy sản
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 8 đạt 2,76 tỷ USD
31/08/2016

 Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 8 đạt 2,76 tỷ USD đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm lên đến 20,6 tỷ USD tăng 5,6% so với cùng kỳ 2015.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 8 đạt 2,67 tỷ USD đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm lên đến 20,6 tỷ USD tăng 5,6% so với cùng kỳ 2015.

Theo đó, xuất khẩu gạo tháng 8 đạt 432 nghìn tấn với giá trị đạt 191 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2016 ước đạt 3,37 triệu tấn và 1,51 tỷ USD, giảm 16,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong tháng này, Trung Quốc vẫn đang đứng đầu về nhập khẩu gạo Việt Nam, tiếp theo là Indonexia.

Cà phê xuất khẩu 151 nghìn tấn với giá trị đạt 280 triệu USD, đạt 1,27 triệu tấn và 2,25 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, tăng 39,9% về khối lượng và tăng 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Trong tháng 8, Cao su xuất khẩu đạt 129 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, Chè xuất khẩu 14 nghìn tấn với giá trị đạt 22 triệu USD, Hạt điều ước đạt 34 nghìn tấn với giá trị 277 triệu USD, Tiêu xuất khẩu 13 nghìn tấn với giá trị đạt 112 triệu USD, Gỗ và các sản phẩm gỗ là 539 triệu USD, Thủy sản đạt 594 triệu USD. Sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu 314 nghìn tấn với giá trị đạt 87 triệu USD.

So với cùng kỳ 2015, Cao su tăng 10,4% về khối lượng nhưng giảm 4,6%; Chè tăng 6,6% về khối lượng, giảm 0,3% về giá trị; Hạt điều tăng 5% về khối lượng, tăng 12,7% giá trị; Tiêu tăng 30,3% về khối lượng, tăng 12,6% về giá trị; Gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 0,6%, Thủy sản tăng 4,1%, Sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 14,5% về khối lượng và giảm 25,5%.

Ngoài ra, nhập khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,16 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng đạt 15,43 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ

Thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc gặp khó

Là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, nhưng việc Trung Quốc tăng rào cản kỹ thuật đã khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp khó khăn…

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản chính của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2015 đạt trên 615 triệu USD.

Riêng 6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 384 triệu USD, tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu tôm các loại đạt hơn 217 triệu USD, cá tra đạt hơn 117 triệu USD, xuất khẩu cá các loại khác đạt trên 23,7 triệu USD.

Mặc dù giá trị xuất khẩu tăng, nhưng một trong những mặt hàng chủ lực của thủy sản là cá tra hiện nay đang gặp khó khăn. Giá cá tra nguyên liệu sụt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long như: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… đang ở mức từ 17.500 - 18.500 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Với mức giá thu mua cá tra nguyên liệu như hiện nay, nhiều người nuôi cá lỗ khoảng 3.000 đồng/kg.

Đặc biệt, các thương lái Trung Quốc đặt hàng thu mua cá tra với kích cỡ lớn (trên 1kg/con) đã dẫn đến tình trạng nguồn cung cá tra cỡ lớn tại đồng bằng sông Cửu Long tăng lên và đã góp phần tác động tiêu cực đến việc giá nguyên liệu giảm trong thời gian từ quý 2/2016.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, trong thời gian qua Trung Quốc đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là với các mặt hàng như gạo, sắn và dăm gỗ... khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó. Bên cạnh đó, nước này còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam, trong đó với mặt hàng thủy sản.

Thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào Trung Quốc thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được Trung Quốc phê chuẩn.

Trong khi theo quy định của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ cần nhà sản xuất có trong danh sách được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc.

Mặt khác, trong danh sách các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, một số chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu từ Việt Nam như cá hồi... NAFIQAD đã có công văn gửi sang Trung Quốc nhưng vẫn chưa có trả lời chính thức.

Ngoài ra, trong bối cảnh các nhà nhập khẩu Trung Quốc tăng mua (theo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch), cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã yêu cầu có chứng nhận (H/C) của cơ quan thẩm quyền Việt Nam đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu, nên nhiều doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc đã không hoặc hạn chế đi việc thu mua theo con đường tiểu ngạch như trước đây.

Với mục tiêu đẩy mạnh việc xuất khẩu, ổn định thủy sản sang thị trường Trung Quốc và tránh những tác động tiêu cực, VASEP đã đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương cần tháo gỡ những rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng cơ sở dữ liệu và thống kê chính xác về sản lượng cá tra thực tế để có cơ sở đánh giá cung cầu.

VASEP cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương làm việc với Trung Quốc làm rõ về quy định đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu phải có code xuất khẩu sang Trung Quốc, cũng như kiến nghị Trung Quốc mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu từ Việt Nam.

Nguồn: Báo Tầm Nhìn và Báo Thanh Tra

ồm: Xoài cát Hòa Lộc ở Tiền Giang và TP. Cần Thơ, xoài Cát Chu ở Đồng Tháp, bưởi Năm roi ở Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng, bưởi da xanh ở Bến Tre, quít Hồng Lai Vung ở Đồng Tháp, thanh long ở Tiền Giang và Long An, vú sữa lò rèn ở Tiền Giang, dứa Queen ở Tiền Giang, Kiên Giang và Hậu Giang...

Theo Cục Kinh tế Hợp tác (Bộ NN&PTNT)

Ý kiến bạn đọc