Mặc dù là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 so với năm 2010 của gạo giảm 2,9%/năm, trong khi của rau quả tăng 31,9%/năm.
Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của gạo có thể đạt 2,72 tỷ USD, còn của rau quả có thể đạt trên 2,4 tỷ USD.
Thứ hai, dựa vào kim ngạch xuất khẩu bình quân tháng trong 7 tháng, thì cả năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt trên 2,32 tỷ USD, cao hơn một chút so với kim ngạch xuất khẩu của gạo.
Nguồn gạo xuất khẩu lâu nay phụ thuộc vào Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi nơi đây đang bị thách thức lớn do nguồn nước, phù sa từ đầu nguồn sông Mekong, sự xâm nhập mặn ngày càng vào sâu, do biến đổi khí hậu.
Trên phạm vi cả nước, diện tích lúa có xu hướng giảm do hạn hán, do được chuyển sang các cây trồng khác và các ngành nghề khác. Trong khi rau quả còn nhiều dư địa cả về diện tích đất, cả về tăng vụ.
Về thị trường, một số nước trước đây nhập khẩu lớn lương thực của Việt Nam nay đã tăng sản xuất ở trong nước hoặc nhập khẩu gạo ở các nước khác (Thái Lan giải tỏa lượng gạo tồn kho lớn từ các năm trước, gạo Ấn Độ... được mùa, có phẩm cấp thấp hơn, giá cả thấp hơn...).
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu rau quả mấy năm trước còn hạn hẹp, nay còn nhiều dư địa để mở rộng. Đây là cơ sở để cho thấy, mặt hàng rau quả sẽ tăng mạnh và sẽ vượt qua mặt hàng gạo vốn là thế mạnh từ trước đến nay của Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến nâng cao giá trị, thời gian bảo quản...
Nguồn: Tạp Chí Tài Chính