Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế do chính phủ một số quốc gia đặt ra để bảo vệ hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu không vượt quá số lượng đã ấn định, giới hạn hàng nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp (DN) trong nước.
Xu thế hội nhập và ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương ngày càng phổ biến. Vì vậy, các hàng rào mậu dịch phải tiếp cận với các hàng rào phi thuế quan một cách tinh vi hơn. Những hình thức mang tính hạn chế sẽ có xu hướng vi phạm các cam kết. Từ những kinh nghiệm quốc tế, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm xây dựng khung hàng rào phi thuế quan của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
Việt Nam đã cơ bản hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế (31/10/2014)
Đến nay Việt Nam đang đi đúng lộ trình trong việc thực hiện hội nhập khu vực và thế giới. Tính đến thời điểm 1/1/2014, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế ưu đãi thuế nhập khẩu đối với 8 Hiệp định Thương mại tự do( FTA) đã ký kết.
Thương mại hàng hóa trong WTO (31/10/2014)
Gia nhập WTO có nghĩa là được quyền tiếp cận tới thị trường của tất cả các thành viên khác trên cơ sở đối xử MFN. Nhưng để được hưởng lợi nhuận này, các nước mới gia nhập cũng phải cam kết chấp nhận các nguyên tắc đa biên, đồng thời giảm mức bảo hộ của mình.
Giám đốc điều hành CIMB Group Datuk Seri Nazir Razak đã chỉ trích việc các nước thành viên ASEAN vẫn tiếp tục tạo ra các rào cản thương mại, chẳng hạn như các rào cản phi thuế quan (NTB) - một trở ngại rõ ràng đối với việc thực thi AEC. Ông nói rằng ASEAN đã đưa ra một số sáng kiến tuyệt vời, nhưng mối quan tâm lớn hơn hiện nay là các quy tắc và quy định được thiết lập để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và lợi ích quốc gia.
Hiệp định Thương mại tự do với EU ngoài kỳ vọng cắt giảm các loại thuế quan vào EU, hy vọng sẽ là cơ hội hạn chế khối quốc gia này áp dụng các hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm của Việt Nam. Rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU liên quan đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của EU, chủ yếu là chống bán phá giá cũng như các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật (TBT).
Nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt... là những quy định quan trọng trong Thông tư 109/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 72/2013/QĐ-TTg quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu vừa được Bộ Tài chính ban hành.
Trong khuôn khổ WTO, khái niệm biện pháp phi thuế quan được coi là: “Biện pháp phi thuế quan là biện pháp ngoài thuê quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước”, còn: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng.”
Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế. Điều đó có tác dụng to lớn trong bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng về sự an toàn trong sử dụng, tiêu thụ sản phẩm thông qua chất lượng sản phẩm tiêu dùng được đảm bảo. Xuất phát từ tác dụng to lớn này, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện một chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế.
Vượt qua rào cản phi thuế quan (31/10/2014)
Nhật Bản và Hàn Quốc luôn là hai thị trường xuất khẩu quan trọng và còn nhiều tiềm năng của Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Á. Trong 3 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này đều tăng trưởng hai chữ số.
Những bất ổn về chính trị tại Thái Lan từ đầu năm nay dường như đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động XNK cá ngừ của nước này. XK cá ngừ của Thái Lan đang ngày càng giảm, mặc dù nước này vẫn đứng đầu thế giới về XK các sản phẩm cá ngừ. Bên cạnh đó, NK cá ngừ của nước này từ đầu năm tới nay cũng đang giảm.
Tiếp cận các thị trường xuất khẩu là nhân tố chính trong việc xác định xem các nước đang phát triển có thể duy trì và nâng cao vai trò của mình trong thương mại nghề cá, và thực tế Dự án Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đã nhận biết được tầm quan trọng của việc tiếp cận thị trường nhằm phát triển bền vững. Việc giảm thiểu các hàng rào thương mại như thuế và hạn chế định lượng thông qua Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại nghề cá trong thập kỷ gần đây.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 109/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (KTCK).
Những rào cản phi thuế quan (31/10/2014)
Để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài vấn đề giảm và tiến tới loại bỏ thuế quan, một vấn đề nữa cần quan tâm là phải phát hiện và loại bỏ hoặc tìm cách vượt qua những rào cản phi thuế của các nước này đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Nhìn chung, thuế nhập khẩu cao được xem là trở ngại chính đối với những mặt hàng nhập khẩu vào Ma-rốc.
Mặc dù Ma-rốc tiến hành cắt giảm thuế quan cách đây 20 năm sau khi gia nhập GATT nhưng nước này vẫn duy trì những tỷ suất thuế rất cao (lên đến 339%) đối với một số sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp. Hiện tại số dòng thuế đã giảm xuống còn 6 (2,5%, 10%, 17,5%, 25%, 35% và 50%) trong đó mức trung bình đối với đa số mặt hàng là 35%.
TBT và hiệp đinh hàng rào kỹ thuật trong thương mại (31/10/2014)
TBT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Technical Barriers to Trade” được dịch là Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (hay Các rào cản kỹ thuật trong thương mại), đó là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợpcủa hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT).
Nhận diện các loại rào cản phi thuế quan (31/10/2014)
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 6,7 tỷ USD năm 2013 và giải quyết việc làm cho hơn 2,5 triệu nông dân, ngư dân. Tuy vậy, thủy sản xuất khẩu Việt Nam đối mặt nhiều thách thức, nhất là những rào cản phi thuế quan mới xuất hiện trong năm 2014. Dù các loại rào cản hạn ngạch và thuế quan được dở bỏ, nhưng các thị trường xuất khẩu lại dựng lên rào cản về kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh… với hàng thủy sản.Vấn đề TBT (hàng rào kỹ thuật thương mại), SPS (biện pháp vệ sinh dịch tễ) và nhóm các loại “rào cản khác” rất quan trọng với khả năng tiếp cận thị trường các nước của thủy sản Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản mới (31/10/2014)
Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Phổ biến quy định của các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2014. Tại đây, nhiều vấn đề về những rào cản phi thuế quan mới trong năm 2014 được các ngành hữu quan cảnh báo đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và nông hộ ngành thủy sản vùng ĐBSCL...
Xuất khẩu sang EU sẽ khó vì rào cản phi thuế (31/10/2014)
Xuất khẩu hàng hóa vào Liên minh châu Âu (EU) trong những năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn do những rào cản phi thuế quan như an toàn thực phẩm, các vấn đề xã hội…. mà thị trường này đặt ra.
Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng (31/10/2014)
Từ 1/4, Nhật Bản sẽ chính thức áp dụng mức thuế suất tiêu dùng là 8% thay vì 5% như trước kia.