Rào cản thương mại
Xuất khẩu sang EU sẽ khó vì rào cản phi thuế
31/10/2014
Xuất khẩu hàng hóa vào Liên minh châu Âu (EU) trong những năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn do những rào cản phi thuế quan như an toàn thực phẩm, các vấn đề xã hội…. mà thị trường này đặt ra.

Những thách thức và thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU trong thời gian tới đã được bàn bạc tại hội thảo "Nâng tầm quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam–EU, triển vọng hiệp định hoạt động thương mai Việt Nam-EU" do Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI) và Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức ngày 18-5 tại TPHCM.

Ông Trần Ngọc Quân, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cho biết, hiện Việt Nam đang được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, với mức thuế giảm trung bình 3,5 điểm phần trăm, tỷ trọng mặt hàng đang được hưởng GSP vào khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu vào thị trường này là những rào cản phi thuế quan như an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng, môi trường…đang được dựng lên ngày càng nhiều. “Nếu được hưởng mức thuế tốt nhưng không đáp ứng được những quy định này (phi thuế quan) thì vẫn không thể xâm nhập thị trường EU”, ông Quân cho hay. 

Theo các đại biểu tham dự, do Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu là các sản phẩm thô, hàng hóa thực. Ông Quân cho rằng, đối với thị trường EU những yếu tố thuận lợi trong ngắn hạn vẫn chưa được cải thiện nhiều. EU vẫn đối diện với những khó khăn về kinh tế nên xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sẽ tiếp tục gặp khó khăn.  Sản phẩm như rau quả, thủy sản…. nên sẽ gặp khó khăn theo hướng domino (một chuỗi phản ứng liên hoàn): nếu một vài sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới hàng loạt sản phẩm khác. Mới đây một vài mặt hàng rau quả tươi của Việt Nam không đảm bảo an toàn kiểm dịch thực vật mà EU đã muốn cấm toàn bộ rau quả nhập khẩu (tươi, đóng hộp) từ Việt Nam.

Theo Vụ thị trường châu Âu, ngoài việc yêu cầu những mặt hàng gỗ phải thực hiện luật nghề rừng (FLEGT), hải sản phải theo quy định IUU thì phía EU cũng đưa ra những yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh và chất lượng sản phẩm rất cao nên không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết hiện EU đã công nhận Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) đủ tiêu chuẩn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất vào EU. Tuy nhiên, nếu không may một lô hàng thủy sản nào đó bị phía EU kiểm tra nhưng không đạt tiêu chuẩn của họ thì ngay lập tức hàng bị trả về. Theo ông Quân, vấn đề đặt ra là cơ hội hay thách thức cho doanh doanh xuất khẩu vào EU ít nhiều đều phụ thuộc vào sự chủ động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Trong ba tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 4,34 tỉ đô la Mỹ, tăng 25%, còn nhập khẩu từ EU là 1,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Ý kiến bạn đọc