Những rào cản phi thuế quan
31/10/2014
Để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoài vấn đề giảm và tiến tới loại bỏ thuế quan, một vấn đề nữa cần quan tâm là phải phát hiện và loại bỏ hoặc tìm cách vượt qua những rào cản phi thuế của các nước này đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo định nghĩa của Nhóm chuyên gia hỗ trợ liên ngành của Hội nghị Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), “các biện pháp phi thuế quan là các biện pháp chính sách không phải là thuế quan thông thường và có khả năng tạo ra tác động về mặt kinh tế đối với thương mại quốc tế, làm thay đổi khối lượng giao dịch thương mại hoặc làm thay đổi giá cả hoặc cả hai”. Như vậy, các biện pháp phi thuế quan cũng có khả năng làm cản trở dòng lưu chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, khác với các biện pháp thuế quan thông thường, các biện pháp phi thuế quan khó có thể lượng hóa được bằng các con số cụ thể và thường gắn với các mục đích về an ninh, y tế, xã hội... Chính vì vậy, các biện pháp phi thuế quan thường đa dạng hơn, khó xác định hơn, khó lượng hóa được tác động đến thương mại quốc tế hơn và kể cả trong trường hợp có thể xác định được tác động đến trao đổi thương mại cũng khó đấu tranh để yêu cầu nước áp dụng phải dỡ bỏ.
Chính vì sự phức tạp và đa dạng của các biện pháp phi thuế quan và khả năng tác động của chúng đến thương mại quốc tế, những biện pháp này được quan tâm và nhắc đến nhiều trong các thể chế thương mại đa phương, khu vực cũng như song phương.
Liên quan đến mặt hàng nông, thủy sản, các nước thường áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Đối với thị trường Nhật Bản, hiện nay, Nhật Bản đang siết chặt kiểm soát về chất lượng một số mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản của Việt Nam. Cụ thể: Đối với hàng trái cây, do cách thức bảo quản để tránh côn trùng xâm nhập của Việt Nam vẫn chưa bảo đảm yêu cầu và hiện rất ít trái cây của Việt Nam nhận được giấy chứng nhận nhập khẩu của cơ quan chức năng Nhật Bản. Đối với tôm đông lạnh, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định áp dụng chế độ kiểm tra 100% về chỉ tiêu Ethoxyquin đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, giới hạn tối đa là 0,01 ppm.
Đối với thị trường Hàn Quốc, hiện nay, các quy định chặt chẽ về kiểm dịch động thực vật của Hàn Quốc vẫn là rào cản lớn khiến việc xuất khẩu hàng nông sản, đặc biệt là trái cây tươi và thịt gia súc, gia cầm của Việt Nam. Chẳng hạn như các yêu cầu về nuôi trồng, kiểm tra chứng nhận và các biện pháp xử lý tại chỗ; thủ tục đánh giá rủi ro cũng được thực hiện quá dài (sau 5 năm, Chính phủ Hàn Quốc mới hoàn tất quy trình đánh giá rủi ro và cho phép nhập khẩu thanh long từ Việt Nam); tiến hành kiểm tra ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức giới hạn để kiểm tra là 0,01 ppm bằng với mức của Nhật Bản đang áp dụng...
Theo định nghĩa của Nhóm chuyên gia hỗ trợ liên ngành của Hội nghị Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), “các biện pháp phi thuế quan là các biện pháp chính sách không phải là thuế quan thông thường và có khả năng tạo ra tác động về mặt kinh tế đối với thương mại quốc tế, làm thay đổi khối lượng giao dịch thương mại hoặc làm thay đổi giá cả hoặc cả hai”. Như vậy, các biện pháp phi thuế quan cũng có khả năng làm cản trở dòng lưu chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, khác với các biện pháp thuế quan thông thường, các biện pháp phi thuế quan khó có thể lượng hóa được bằng các con số cụ thể và thường gắn với các mục đích về an ninh, y tế, xã hội... Chính vì vậy, các biện pháp phi thuế quan thường đa dạng hơn, khó xác định hơn, khó lượng hóa được tác động đến thương mại quốc tế hơn và kể cả trong trường hợp có thể xác định được tác động đến trao đổi thương mại cũng khó đấu tranh để yêu cầu nước áp dụng phải dỡ bỏ.
Chính vì sự phức tạp và đa dạng của các biện pháp phi thuế quan và khả năng tác động của chúng đến thương mại quốc tế, những biện pháp này được quan tâm và nhắc đến nhiều trong các thể chế thương mại đa phương, khu vực cũng như song phương.
Liên quan đến mặt hàng nông, thủy sản, các nước thường áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Đối với thị trường Nhật Bản, hiện nay, Nhật Bản đang siết chặt kiểm soát về chất lượng một số mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản của Việt Nam. Cụ thể: Đối với hàng trái cây, do cách thức bảo quản để tránh côn trùng xâm nhập của Việt Nam vẫn chưa bảo đảm yêu cầu và hiện rất ít trái cây của Việt Nam nhận được giấy chứng nhận nhập khẩu của cơ quan chức năng Nhật Bản. Đối với tôm đông lạnh, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định áp dụng chế độ kiểm tra 100% về chỉ tiêu Ethoxyquin đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, giới hạn tối đa là 0,01 ppm.
Đối với thị trường Hàn Quốc, hiện nay, các quy định chặt chẽ về kiểm dịch động thực vật của Hàn Quốc vẫn là rào cản lớn khiến việc xuất khẩu hàng nông sản, đặc biệt là trái cây tươi và thịt gia súc, gia cầm của Việt Nam. Chẳng hạn như các yêu cầu về nuôi trồng, kiểm tra chứng nhận và các biện pháp xử lý tại chỗ; thủ tục đánh giá rủi ro cũng được thực hiện quá dài (sau 5 năm, Chính phủ Hàn Quốc mới hoàn tất quy trình đánh giá rủi ro và cho phép nhập khẩu thanh long từ Việt Nam); tiến hành kiểm tra ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức giới hạn để kiểm tra là 0,01 ppm bằng với mức của Nhật Bản đang áp dụng...
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ