Rào cản thương mại
Các hàng rào phi thuế quan vẫn là trở ngại lớn nhất cho APEC
31/10/2014
 Giám đốc điều hành CIMB Group Datuk Seri Nazir Razak đã chỉ trích việc các nước thành viên ASEAN vẫn tiếp tục tạo ra các rào cản thương mại, chẳng hạn như các rào cản phi thuế quan (NTB) - một trở ngại rõ ràng đối với việc thực thi AEC. Ông nói rằng ASEAN đã đưa ra một số sáng kiến tuyệt vời, nhưng mối quan tâm lớn hơn hiện nay là các quy tắc và quy định được thiết lập để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và lợi ích quốc gia.

Mặc dù chỉ còn 18 tháng nữa là AEC đi vào thực thi và thuế quan hiện đã giảm mạnh, nhưng thương mại nội khối ASEAN vẫn nằm ở mức 25% kể từ năm 2003. Điều này cho thấy mức thuế quan có thể không phải là động lực lớn cho các hoạt động kinh tế thương mại như chúng ta nghĩ. Bên cạnh đó, thuế quan rõ ràng có thể được giảm khá dễ dàng khi có những rào cản khác được áp dụng để bảo vệ những khu vực cần thiết", Nazir phát biểu.

Ông cho rằng “phong cách ASEAN” khiến ASEAN gặp khó khăn trong việc xem xét các chính sách trong nước của các nước nội khối, không giống như Liên minh châu Âu nơi mà Ủy ban châu Âu có phạm vi quyền hạn rộng hơn nên được phép điều tra NTBs, đồng thời EU cũng có một Tòa án châu Âu nhằm giải quyết các tranh chấp. Thực tế thì đến tận hôm nay, quy trình duy nhất tồn tại ở ASEAN các nước thành viên sẽ tự báo cáo về các NTBS.
"Tại hội nghị Asean Business Club, chúng tôi cố gắng tìm hiểu mức độ của các NTBs và các cách giải quyết chúng. Chúng tôi cũng đã tổ chức hội thảo Dỡ Bỏ Rào Cản tại Singapore năm ngoái, mục đích để các nhà đại diện cho các ngành sản xuất báo cáo lại tình hình và công bố các báo cáo này cho những người quan tâm", Nazir nói. Ông cho biết rằng theo các báo cáo, NTBs rõ ràng là nhân tố gây ức chế nghiêm trọng cho việc hội nhập kinh tế khu vực.

Ví dụ, trong lĩnh vực y tế, chỉ có 5 trong số 11 quốc gia thành viên cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu 100%. ASEAN cũng không cung cấp bất kỳ ưu đãi nào dành cho các du khách đi du lịch vì mục đích y tế. Đồng thời, ASEAN cũng chưa áp dụng Thoả thuận công nhận lẫn nhau dành cho các chuyên gia y tế. Bên cạnh đó, các tập đoàn về hàng không cũng phàn nàn rằng tuy đã có các cuộc đàm phán về vấn đề thành lập một thị trường hàng không thống nhất của ASEAN, nhưng hiện vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế về vấn đề quyền sở hữu và nhiều vấn đề về việc hạn chế kiểm soát khác. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, việc xây dựng khuôn khổ chung cho các ngân hàng trong khu vực ASEAN vẫn đang gặp nhiều bế tắc và trì hoãn. Ông Nazir cũng cho biết ngoài các quy định cấp giấy phép và quyền sở hữu, vấn đề di chuyển lao động và thông tin liên lạc cũng gặp những trở ngại rất lớn.

Đồng thời, hệ thống ngân hàng của các nước ASEAN vẫn còn rất manh mún. Trên thị trường vốn, chúng ta có thể thấy rất nhiều ví dụ về sự thiếu quyết đoán của chính phủ các nước ASEAN trong việc ra quyết định. Hiệp định khung Asean CIS đã được bắt đầu trong tháng 10/2013 sau khi một biên bản ghi nhớ được ký kết bởi những nhà chức trách chịu trách nhiệm về thị trường vốn của các nước Malaysia, Singapore và Thái Lan, trong đó cho phép các công ty quản lý quỹ cung cấp trực tiếp các sản phẩm đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua một quy trình sắp xếp hợp lý. Tuy đây là một cột mốc quan trọng, hiện chỉ có ba quốc gia lựa chọn tham gia Hiệp định.

Một ví dụ khác là Hệ thống Liên kết Thương mại ASEAN (ATL). Ra mắt vào tháng 9/2012, ATL đã thống nhất thị trường cổ phiếu của Malaysia, Singapore và Thái Lan nhằm cho phép các nhà đầu tư chỉ phải tham gia 1 thị trường duy nhất khi mua bán cổ phiếu các nước ASEAN. Tuy vậy, ATL vẫn còn mắc kẹt ở giai đoạn đầu tiên. Hai thị trường lớn là Indonesia và Philippines đã trì hoãn việc tham gia ATL, vì thực tế là các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận nhiều thị trường khác nhau của các nước ASEAN thông qua các nhà môi giới trong khu vực, ví dụ như CIMB.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều thách thức, khu vực tư nhân không hề “im lặng” trước sáng kiến hội nhập. "Sự xuất hiện các công ty siêu quốc gia ASEAN như Axiata, Air Asia, Siam Cement, Straits Trading, Petron, Salim và Rajawali ngày càng tăng, nhờ vào các giao dịch qua biên giới dễ dàng và các triển vọng đến từ AEC", Nazir nói. Thêm vào đó, thị trường ASEAN rất đa dạng và doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều dạng người tiêu dùng tại đây, đồng thời gặp thêm nhiều loại đối thủ cạnh tranh khác nhau. "Khu vực này là một nơi kinh doanh phong phú và đầy ý nghĩa. Tôi nghĩ rằng nếu một công ty thành công trong khu vực ASEAN thì họ sẽ không sợ cạnh tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới.", Nazir nhấn mạnh.
Ý kiến bạn đọc