Rào cản thương mại
Các Rào cản đối với Thương mại Tự do: Các hàng rào phi thuế quan tại Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ
15/10/2014
Vào ngày 01/01/1948, đại diện của 23 quốc gia tham gia Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Lao động tại Marrakesh, Morocco, đã đi đến một kết luận thành công với việc ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Tuy nhiên, thật không may, Thượng viện Hoa Kỳ đã từ chối thông qua Hiệp định này và nó trở thành một văn bản vô hiệu về mặt pháp lý. Tổ chức Thương mại Quốc tế, cơ quan được đề xuất để thực thi Hiệp định này đã không được thành lập.

May mắn thay, Tổng thống Truman đã quyết định thực thi GATT như luật đất đai. Kết quả thật ngoạn mục. Các quốc gia trên thế giới đã tiến hành đàm phán để cắt giảm thuế quan sau rất nhiều vòng đàm phán đa phương trong vòng 50 năm qua. Hiệp định GATT vô hiệu trước đây đã được thay thế bởi tổ chức hùng mạnh hơn rất nhiều WTO - Tổ chức Thương mại Thế giới. Một loạt thỏa thuận giữa các quốc gia không chỉ bó hẹp trong những quy định thương mại mà mở rộng với nhiều vấn đề khác đã được đưa lên bàn đàm phán, bao gồm từ vấn đề sở hữu trí tuệ đến bảo vệ sức khỏe động vật. Thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.

 Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế có thể nhận thấy các hạn chế của những hỗ trợ chính trị đối với thương mại tự do. Cả Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới đều chỉ ra những ảnh hưởng ngày một lớn của những rào cản thương mại phi thuế quan đối với thương mại quốc tế (theo Laird và Yearts, 1988, Laird và Yeats, 1990). Các quốc gia trên thế giới đang chuyển sang sử dụng Thủ tục Giải quyết Tranh chấp của WTO để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tính thuyết phục và đối kháng trong những tranh chấp này đang ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Vòng đàm phán Doha gần đây nhất đã thất bại và các quốc gia không thể đi đến bất cứ sự đồng thuận lớn nào (New York Times, 2008, tr.1). Liệu có phải động lực thúc đẩy tự do hóa thương mại đã không còn nữa?

Ý kiến bạn đọc