Mỹ thua kiện Trung Quốc và Ấn Độ ở WTO
15/10/2014
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết rằng, mức thuế 2,7 tỷ USD mà Mỹ áp đặt vào thép và bảng điều khiển năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, đã bị áp dụng không đúng và đây có thể là một công cụ trừng phạt của Washington.
Phán quyết ngày 14/7 được đưa ra trong bối cảnh các nhà đàm phán thương mại thúc giục đàm phán về thương mại toàn cầu đối với các “mặt hàng xanh”, bao gồm các tấm năng lượng mặt trời. Trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ vốn đã được cân nhắc trong hai năm trước đây, nhằm chống lại việc Washington áp đặt thuế đối kháng – loại thuế mà chỉ có thể được áp dụng khi các nhà xuất khẩu là “tổ chức công”, và làm thế nào nó lại tính trợ cấp vào một số sản phẩm của Trung Quốc.
“Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng phán quyết của WTO và sửa chữa sai trái trong việc lạm dụng các biện pháp khắc phục thương mại, và để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp Trung Quốc”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay. Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã cố gắng chống lại các công ty quốc doanh Trung Quốc, lên án rằng, các công ty này dù được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp công khai và ẩn, nhưng lại không hề hạ thấp chi phí sản xuất của họ. Tuy nhiên, phán quyết hôm thứ Hai cho thấy, Mỹ đã thất bại trong việc cáo buộc các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là “tổ chức công” theo định nghĩa hẹp về thuật ngữ này trong WTO.
Phán quyết đối với xuất khẩu của Trung Quốc cũng phản đối cách Washington sử dụng các tiêu chuẩn, chứ không phải là giao dịch thực tế, để thiết lập chi phí thực tế cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc cho biết, trong số những ngành công nghiệp bị sờ gáy, trong đó có thép, tấm pin mặt trời, nhôm, giấy, acid citric, thì vụ kiện này đã đẩy giá thành sản phẩm của quốc gia này xuống mức thấp nhất tại cả thị trường trong và ngoài nước.
Các thẩm phán bác bỏ lập luận của Mỹ rằng, trợ cấp của Trung Quốc đã bóp méo thị trường nước này đến mức mà giá cả luôn giao động ở những con số không chính xác. Trong một vụ kiện khác đối với thép của Ấn Độ, Ban hội thẩm đã gạt bỏ tranh luận của Washington rằng, nguồn cung cấp từ quặng sắt và than thuộc sở hữu nhà nước đã cho phép các nhà xuất khẩu thép của Ấn Độ được đối xử như những tổ chức công, mặc dù Ban hội thẩm cũng gạt bỏ rất nhiều khía cạnh về kỹ thuật trong trường hợp của Ấn Độ./.
Phán quyết ngày 14/7 được đưa ra trong bối cảnh các nhà đàm phán thương mại thúc giục đàm phán về thương mại toàn cầu đối với các “mặt hàng xanh”, bao gồm các tấm năng lượng mặt trời. Trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ vốn đã được cân nhắc trong hai năm trước đây, nhằm chống lại việc Washington áp đặt thuế đối kháng – loại thuế mà chỉ có thể được áp dụng khi các nhà xuất khẩu là “tổ chức công”, và làm thế nào nó lại tính trợ cấp vào một số sản phẩm của Trung Quốc.
“Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng phán quyết của WTO và sửa chữa sai trái trong việc lạm dụng các biện pháp khắc phục thương mại, và để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp Trung Quốc”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay. Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã cố gắng chống lại các công ty quốc doanh Trung Quốc, lên án rằng, các công ty này dù được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp công khai và ẩn, nhưng lại không hề hạ thấp chi phí sản xuất của họ. Tuy nhiên, phán quyết hôm thứ Hai cho thấy, Mỹ đã thất bại trong việc cáo buộc các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là “tổ chức công” theo định nghĩa hẹp về thuật ngữ này trong WTO.
Phán quyết đối với xuất khẩu của Trung Quốc cũng phản đối cách Washington sử dụng các tiêu chuẩn, chứ không phải là giao dịch thực tế, để thiết lập chi phí thực tế cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc cho biết, trong số những ngành công nghiệp bị sờ gáy, trong đó có thép, tấm pin mặt trời, nhôm, giấy, acid citric, thì vụ kiện này đã đẩy giá thành sản phẩm của quốc gia này xuống mức thấp nhất tại cả thị trường trong và ngoài nước.
Các thẩm phán bác bỏ lập luận của Mỹ rằng, trợ cấp của Trung Quốc đã bóp méo thị trường nước này đến mức mà giá cả luôn giao động ở những con số không chính xác. Trong một vụ kiện khác đối với thép của Ấn Độ, Ban hội thẩm đã gạt bỏ tranh luận của Washington rằng, nguồn cung cấp từ quặng sắt và than thuộc sở hữu nhà nước đã cho phép các nhà xuất khẩu thép của Ấn Độ được đối xử như những tổ chức công, mặc dù Ban hội thẩm cũng gạt bỏ rất nhiều khía cạnh về kỹ thuật trong trường hợp của Ấn Độ./.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ