Trung Quốc bị áp thuế chống phá giá, cơ hội vàng cho gỗ Việt Nam
15/10/2014
Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá các mặt hàng gỗ xuất khẩu, hiện tại là thời điểm vàng cho xuất khẩu gỗ Việt Nam ra thị trường quốc tế - ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ TP.HCM cho biết.
Cơ hội "vàng" cho gỗ Việt Nam
Phát biểu trong hội nghị Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, ông Huỳnh Văn Hạnh - PCT Hiệp hội chế biến gỗ TP.HCM cho biết hiện đang là "thời điểm vàng" cho xuất khẩu gỗ Việt Nam. Trong năm 2013, gỗ là 1 trong số ít các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 1 tỷ USD.
Theo ông Hạnh, trong khi các công ty sản xuất gỗ Châu Âu chưa cạnh tranh được về giá thì Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá các mặt hàng gỗ xuất khẩu, đây là cơ hội rất tốt cho gỗ của Việt Nam. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Nhật đang tăng trưởng rất tốt, khu vực Eurozone cũng phục hồi rất tích cực.
Cũng theo PCT Hiệp hội chế biến gỗ TP.HCM, các loại gỗ chàm, gỗ cao su, gỗ vườn đã trở thành thương hiệu của Việt Nam, đảm bảo tính hợp pháp. Rất nhiều nước đã tìm tới Việt Nam vì các loại gỗ hợp pháp này. Tỷ trọng nhập khẩu gỗ ngày càng giảm, xuất khẩu ngày càng tăng sẽ giúp chế biến gỗ phát triển, từ đó phát triển rừng tốt, qua đó tăng cường chất lượng cuộc sống của người nông dân.
Không ảnh hưởng tới diện tích rừng
Ông Hạnh cũng cho biết, việc xuất khẩu gỗ của Việt Nam tăng trưởng không ảnh hưởng tới diện tích và độ che phủ rừng của nước ta. Bởi không có nước nào có tỷ trọng che phủ rừng ngày một tăng, tỷ lệ thuận với kim ngạch xuất khẩu gỗ như Việt Nam. Cụ thể năm 2014, tỷ trọng che phủ rừng đạt 43,5%, năm 2015 dự kiến đạt 45%.
Đồng ý với phát biểu của PCT Hiệp hội chế biến gỗ TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng cho biết xuất khẩu gỗ của Việt Nam hiện đáp ứng được các yêu cầu của ngành: tỷ lệ gỗ từ rừng trồng, gỗ vườn tăng nhiều, số gỗ nhập khẩu giảm đi.
Theo Bộ trưởng, xuất khẩu gỗ góp phần phát triển, khuyến khích trồng rừng thể hiện qua con số tỷ lệ rừng trồng và độ che phủ rừng ngày một tăng - điều hiếm có trên thế giới. Ngoài ra, ngành công nghiệp và chế biến gỗ của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao vì vẫn phát triển đáp ứng được quy định ngặt ngèo về bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh.
Cơ hội "vàng" cho gỗ Việt Nam
Phát biểu trong hội nghị Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, ông Huỳnh Văn Hạnh - PCT Hiệp hội chế biến gỗ TP.HCM cho biết hiện đang là "thời điểm vàng" cho xuất khẩu gỗ Việt Nam. Trong năm 2013, gỗ là 1 trong số ít các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 1 tỷ USD.
Theo ông Hạnh, trong khi các công ty sản xuất gỗ Châu Âu chưa cạnh tranh được về giá thì Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá các mặt hàng gỗ xuất khẩu, đây là cơ hội rất tốt cho gỗ của Việt Nam. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Nhật đang tăng trưởng rất tốt, khu vực Eurozone cũng phục hồi rất tích cực.
Cũng theo PCT Hiệp hội chế biến gỗ TP.HCM, các loại gỗ chàm, gỗ cao su, gỗ vườn đã trở thành thương hiệu của Việt Nam, đảm bảo tính hợp pháp. Rất nhiều nước đã tìm tới Việt Nam vì các loại gỗ hợp pháp này. Tỷ trọng nhập khẩu gỗ ngày càng giảm, xuất khẩu ngày càng tăng sẽ giúp chế biến gỗ phát triển, từ đó phát triển rừng tốt, qua đó tăng cường chất lượng cuộc sống của người nông dân.
Không ảnh hưởng tới diện tích rừng
Ông Hạnh cũng cho biết, việc xuất khẩu gỗ của Việt Nam tăng trưởng không ảnh hưởng tới diện tích và độ che phủ rừng của nước ta. Bởi không có nước nào có tỷ trọng che phủ rừng ngày một tăng, tỷ lệ thuận với kim ngạch xuất khẩu gỗ như Việt Nam. Cụ thể năm 2014, tỷ trọng che phủ rừng đạt 43,5%, năm 2015 dự kiến đạt 45%.
Đồng ý với phát biểu của PCT Hiệp hội chế biến gỗ TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng cho biết xuất khẩu gỗ của Việt Nam hiện đáp ứng được các yêu cầu của ngành: tỷ lệ gỗ từ rừng trồng, gỗ vườn tăng nhiều, số gỗ nhập khẩu giảm đi.
Theo Bộ trưởng, xuất khẩu gỗ góp phần phát triển, khuyến khích trồng rừng thể hiện qua con số tỷ lệ rừng trồng và độ che phủ rừng ngày một tăng - điều hiếm có trên thế giới. Ngoài ra, ngành công nghiệp và chế biến gỗ của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao vì vẫn phát triển đáp ứng được quy định ngặt ngèo về bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ