Nhật Bản áp dụng tăng thuế tiêu dùng mới
15/10/2014
Lần đầu tiên trong vòng 17 năm, Chính phủ Nhật Bản áp dụng tăng thuế tiêu dùng mới từ 5% lên 8% với nỗ lực cân bằng nợ công hiện đã vượt 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tức khoảng 1.000 tỷ yen.
Quy định được áp dụng trên phạm vi cả nước bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.4. Cụ thể, người tiêu dùng phải trả thêm 300 yen (tức khoảng 2,9USD) khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ với tổng trị giá 10 nghìn yen (96,8USD). Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định, chính phủ không còn cách nào khác ngoài việc tăng thuế tiêu dùng để giảm thâm hụt ngân sách, tái thiết nền kinh tế, nhất là đối phó với tình trạng chi phí cho mạng lưới an sinh xã hội ngày càng “phình to”, trong đó bao gồm tiền lương hưu, trợ cấp y tế và chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh số người cao tuổi tăng cao. Trong tháng 3, Nhật Bản thông qua ngân sách cho tài khóa tiếp theo với mức cao kỷ lục 95.880 tỷ yen, đánh dấu lần đầu tiên chi tiêu cho an sinh xã hội vượt quá 30 nghìn tỷ yen. Chính phủ Nhật Bản mong đợi nguồn thu từ việc tăng thuế tiêu dùng sẽ đóng góp khoảng 5.000 tỷ yen vào ngân sách tài khóa 2014, và 8.000 tỷ yen mỗi năm sau tài khóa 2015.
Một số người tiêu dùng tại Nhật Bản đã tính toán kỹ hơn khi mua hàng.
Việc áp dụng luật đánh thuế mới vào người tiêu dùng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba của thế giới đã có dấu hiệu giảm tốc. Nền kinh tế Nhật trong quý IV.2013 đạt mức tăng trưởng 1%, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó là 2,8%, do niềm tin người tiêu dùng giảm, xuất khẩu tăng chậm lại. Do đó, nhiều nhà kinh tế lo ngại Nhật sẽ đối mặt với thời kỳ suy thoái kinh tế sau khi tăng thuế vào người tiêu dùng, ít nhất là có thể giảm quy mô tiêu dùng của nước này trong nhiều tháng. Mặc dù nhiều người dân Nhật ủng hộ quy định mới này nhưng rõ ràng, người tiêu dùng sẽ tính toán kỹ hơn khi mua hàng. Kiyotake, một người dân tại Tokyo cho rằng, thực tế đối với nhiều người thì đây là quy định buộc họ phải suy nghĩ nhiều hơn khi mua hàng, nhưng nếu việc tăng thuế lần này có thể giúp được Nhật vượt qua những khó khăn kinh tế, thâm hụt hiện nay thì đó là việc phải làm.
Để phòng ngừa tác động xấu đến nền kinh tế sau đợt tăng giá này, Chính phủ Nhật cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của nền kinh tế để đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Nếu cần thiết, Chính phủ Nhật Bản sẽ nâng tiếp thuế tiêu dùng lên 10% vào tháng 10 năm 2015, khi mà dự báo nợ công vào năm này có thể lên tới 230% so với GDP.
Có thể nói, nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm qua vẫn đang trong tình trạng khó khăn khi đồng yen trượt giá mạnh nhưng triển vọng kinh tế Nhật Bản được cải thiện đáng kể từ khi ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012. Chính sách kinh tế mà ông Abe áp dụng hơn một năm qua là sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh mẽ, kích cầu bằng chi tiêu công, và cải cách kinh tế được đánh giá đem lại làn gió mới cho Nhật. Vào cuối năm 2013, ông Abe cũng công bố áp dụng một gói kích thích kinh tế hơn 5.500 tỷ yen và lần này, việc áp dụng tăng thuế tiêu dùng được Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ giúp tái thiết nền kinh tế.
Quy định được áp dụng trên phạm vi cả nước bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.4. Cụ thể, người tiêu dùng phải trả thêm 300 yen (tức khoảng 2,9USD) khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ với tổng trị giá 10 nghìn yen (96,8USD). Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định, chính phủ không còn cách nào khác ngoài việc tăng thuế tiêu dùng để giảm thâm hụt ngân sách, tái thiết nền kinh tế, nhất là đối phó với tình trạng chi phí cho mạng lưới an sinh xã hội ngày càng “phình to”, trong đó bao gồm tiền lương hưu, trợ cấp y tế và chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh số người cao tuổi tăng cao. Trong tháng 3, Nhật Bản thông qua ngân sách cho tài khóa tiếp theo với mức cao kỷ lục 95.880 tỷ yen, đánh dấu lần đầu tiên chi tiêu cho an sinh xã hội vượt quá 30 nghìn tỷ yen. Chính phủ Nhật Bản mong đợi nguồn thu từ việc tăng thuế tiêu dùng sẽ đóng góp khoảng 5.000 tỷ yen vào ngân sách tài khóa 2014, và 8.000 tỷ yen mỗi năm sau tài khóa 2015.
Một số người tiêu dùng tại Nhật Bản đã tính toán kỹ hơn khi mua hàng.
Việc áp dụng luật đánh thuế mới vào người tiêu dùng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba của thế giới đã có dấu hiệu giảm tốc. Nền kinh tế Nhật trong quý IV.2013 đạt mức tăng trưởng 1%, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó là 2,8%, do niềm tin người tiêu dùng giảm, xuất khẩu tăng chậm lại. Do đó, nhiều nhà kinh tế lo ngại Nhật sẽ đối mặt với thời kỳ suy thoái kinh tế sau khi tăng thuế vào người tiêu dùng, ít nhất là có thể giảm quy mô tiêu dùng của nước này trong nhiều tháng. Mặc dù nhiều người dân Nhật ủng hộ quy định mới này nhưng rõ ràng, người tiêu dùng sẽ tính toán kỹ hơn khi mua hàng. Kiyotake, một người dân tại Tokyo cho rằng, thực tế đối với nhiều người thì đây là quy định buộc họ phải suy nghĩ nhiều hơn khi mua hàng, nhưng nếu việc tăng thuế lần này có thể giúp được Nhật vượt qua những khó khăn kinh tế, thâm hụt hiện nay thì đó là việc phải làm.
Để phòng ngừa tác động xấu đến nền kinh tế sau đợt tăng giá này, Chính phủ Nhật cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của nền kinh tế để đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Nếu cần thiết, Chính phủ Nhật Bản sẽ nâng tiếp thuế tiêu dùng lên 10% vào tháng 10 năm 2015, khi mà dự báo nợ công vào năm này có thể lên tới 230% so với GDP.
Có thể nói, nền kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm qua vẫn đang trong tình trạng khó khăn khi đồng yen trượt giá mạnh nhưng triển vọng kinh tế Nhật Bản được cải thiện đáng kể từ khi ông Shinzo Abe trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012. Chính sách kinh tế mà ông Abe áp dụng hơn một năm qua là sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh mẽ, kích cầu bằng chi tiêu công, và cải cách kinh tế được đánh giá đem lại làn gió mới cho Nhật. Vào cuối năm 2013, ông Abe cũng công bố áp dụng một gói kích thích kinh tế hơn 5.500 tỷ yen và lần này, việc áp dụng tăng thuế tiêu dùng được Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ giúp tái thiết nền kinh tế.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ