Rào cản thương mại
Cơ hội cho thủy sản Việt Nam tại thị trường nga và liên minh hải quan
01/10/2014
Theo Tổng cục Hải Quan Việt Nam thì 7 tháng đầu năm 2014, VN xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga đạt 36.2 triệu USD, tăng 5.4% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu thủy sản VN sang thị trường Nga được dự báo sẽ tăng mạnh trong những tháng còn lại của năm 2014 nhờ vào việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với 7 công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào đầu tháng 8 trong đó có 2 công ty xuất khẩu tôm và 5 công ty xuất khẩu cá tra sau chuyến làm việc của Bộ NN&PTNT VN và Nga vào tháng 6. Xuất khẩu vào thị trường Nga tăng 150% trong tháng giêng 2014 trước khi sụt giảm nghiêm trọng do lệnh cấm nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Trong tháng 3, xuất khẩu vào thị trường này giảm 22 -28% so với cùng kỳ năm 2013. Cá tra chiếm tỷ trọng 44% tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản VN vào Nga trong năm 2013, trong khi 6 tháng đầu năm 2014, chỉ chiếm 11%. Trong năm 2013, tổng sản lượng xuất nhập khẩu giữa VN và Nga đạt 2.76 tỷ USD, tăng 12.6% so với năm 2012 trong đó VN xuất khẩu đạt 1.9 tỷ USD, tăng 17.7%, thủy sản đạt 105 triệu USD, tăng 4.5%. Nga là 1 thị trường hấp dẫn với các ưu đãi về thuế và sức tiêu thụ mạnh. Sau 6 vòng đàm phán về các vấn đề kỹ thuật giữa VN và Nga vào tháng 6 vừa qua thì 2 bên đã đạt được thỏa thuận, theo đó VN là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ký hiệp ước FTA với Liên minh Hải quan gồm các nước Nga, Belarus và Kazakhstan, hiệp định sẽ được ký kết chính thức và cuối năm 2014 đầu năm 2015 và sẽ là cơ hội lớn cho các DN VT xuất khẩu sang thị trường này. Vòng đàm phán thứ 7 sẽ được diễn ra vào tháng 9 năm 2014 tại St Petersburg. Đây là cơ hội để VN thúc đẩy tăng cường hợp tác để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm nông nghiệp, tăng số DN VN được phép xuất khẩu vào thị trường này và điều chỉnh giới hạn vi sinh vật trong các sản phẩm thủy sản. Việc Nga cấm nhập khẩu thủy sản từ Hoa Kỳ, liên minh châu Âu, Nauy, Canada và Úc trong vòng 1 năm kể từ ngày 7/8/2014 vì lý do chính trị tại Ukraine sẽ là cơ hội cho ngành thủy sản các nước khác trong đó có VN và đặc biệt là ngành cá tra để thay thế các loài cá thịt trắng bị cấm nhập khẩu từ các quốc gia trên. Nauy là quốc gia cung cấp các sản phẩm từ cá hồi lớn nhất cho thị trường Nga, chiếm từ 36-41% trong vòng 5 năm trở lại đây. Hoa Kỳ chiếm 2.5% thị phần cung cấp chủ yếu là trứng cá, cá tuyết và các loài cá đông lạnh. Các quốc gia châu Âu xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Nga các loại cá thu, cá mòi, cá hồi cùng 1 số loài cá khác. Tổn thất cho ngành thủy sản châu Âu: Với việc Nga cấm nhập khẩu thủy sản và các sản phẩm nông nghiệp từ các nước châu Âu có hiệu lực từ ngày 7/8/2014 và kéo dài trong vòng 1 năm hoặc ít nhất là cho đến khi các biện pháp trừng phạt áp đặt vởi các nước phương Tây vào Nga được dỡ bỏ, ngành thủy sản của các nước này đang kêu gọi chính quyền có các biện pháp nhằm giảm thiểu sự tổn thất thêm cho nền kinh tế. Cho đến hiện tại thì Tổng cục Thủy sản và hàng hải (DG MARE) của các nước vẫn chưa có các hành động cụ thể nào để hỗ trợ cho ngành thủy sản các quốc gia này trong khi Tổng cục Nông nghiệp (DG AGRI) đã có các phản ứng rất nhanh bằng việc phân tích các tác động tiềm năng và phê duyệt các biện pháp đặc biệt để hỗ trợ nông dân và tổ chức cuộc họp đối với các nhà quản lý. Lệnh cấm này khiến nền kinh tế và lĩnh vực thủy sản bị ảnh hưởng thêm bên cạnh các ảnh hưởng từ sự thay đổi chính sách về thủy sản chung (CFP). Ước tính khoảng 153.8 triệu Euro sẽ bị mất khi thị trường Nga đóng cửa (theo tính toán của Eurostat và Comext), và điều tệ hơn với các DN ngành thủy sản châu Âu là các DN Nga đang nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với các đối tác tại các nước khác. Điều này sẽ khiến các DN châu Âu khó khăn hơn khi thị trường này mở cửa trở lại, họ phải cạnh tranh để có thể chiếm lại thị phần đã mất vào tay các đối thủ cạnh tranh. Sự đóng băng quan hệ giữa Nga-EU sẽ khiến cổ phiếu của các công ty thủy sản bị ảnh hưởng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường EU. Trong thư gửi Ủy ban thủy sản châu Âu do công ty Maria Damanaki cùng với các công ty Europêche, Copa-Cogeca, EAPO, FEAP, EMPA. Các công ty thủy sản châu Âu kêu gọi Ủy ban thủy sản châu Âu cần hình thành nhóm hỗ trợ để giải quyết vấn đề tại thị trường Nga. Nhóm hỗ trợ này sẽ làm việc chặt chẽ với các bên liên quan để phân tích tác động từ lệnh cấm và tìm kiếm thị trường tiềm năng mới để làm giảm ảnh hưởng đến các ngư dân. Ảnh hưởng đến các công ty thủy sản của Nga từ việc cấm nhập khẩu thủy sản từ châu Âu: Các công ty chế biến thủy sản Nga đang gặp khó khăn khi nguồn cung cấp cá tươi sống từ Nauy, Phần Lan và các nước trong vùng Baltic bị cấm nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga. Theo báo cáo của cơ quan RG.Ru thì vùng Tây Bắc nước Nga có hàng chục công ty chuyên chế biến cá, đồ hộp và đóng gói hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu cá từ châu Âu. Cá trích và cá sprat tại địa phương vẫn có thể được đánh bắt nhưng kích thước và kết cấu khác nhau cùng với số lượng không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, các công ty này đã kêu gọi chính quyền địa phương giúp đỡ giải quyết vấn đề nguyên liệu đang thiếu hụt. Các công ty vùng Murmansk chuyên về chế biến cá hồi Nauy cũng phải chuyển sang cá hồng vùng Viễn Đông và cá hồi đỏ. Tuy nhiên, họ vẫn gặp các vấn đề trong kinh doanh như: chuỗi cung ứng Viễn Đông – Murmansk xa hơn và đắt hơn nhiều so với Nauy-Murmansk. Kế đến là các công ty thủy sản vùng Viễn Đông đã có các hợp đồng và đối tác lâu đời và không có nhiều công ty sẵn lòng từ bỏ các đối tác lâu năm của mình để hỗ trợ các nhà chế biến Nga. Tiếp theo 1 khó khăn nữa là cá hồi đỏ thì khác với cá hồi Atlantic và do đó dây chuyền sản xuất cũng khác nhau. Những cách có thể giúp các nhà chế biến thủy sản Nga vượt qua khó khăn trong giai đoạn này như là chính sách hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản, hoặc có các chính sách ưu đãi cho ngư dân Nga khi họ bán cá cho các DN nội địa hơn là xuất khẩu, hoặc có thể mở rộng diện tích khai thác ven bờ để các ngư dân tiện hơn trong việc bán cá cho các DN nội địa.
Ý kiến bạn đọc