Rào cản thương mại
Gạo sản xuất tại các nước Đông Phi được dựng hàng rào bảo hộ
12/07/2014

Theo quyết định này, gần như các Bộ trưởng tài chính các nước trong khu vực tham gia ký kết đều mong muốn dựng lên một rào cản chống lại việc nhập khẩu gạo đến từ châu Á do sản xuất lúa ở châu Á rẻ hơn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất lúa gạo địa phương. Các nước trong khu vực Đông Phi sản xuất trên 1 triệu tấn gạo/năm và số lượng này không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu các nhà lãnh đạo này có tìm ra biện pháp ngăn chặn được những luồng hàng nhập khẩu bất hợp pháp vào khu vực hay không. Đây là một thách thức mà Bộ trưởng Tài chính Tanzania đã nêu ra tại một cuộc họp: "Việc nhập lậu này đang làm cho cuộc sống của những người trồng lúa địa phương trở nên rất khó khăn".

Đáng lưu ý là Ouganda đã không ký vào quyết định trên vì nước này muốn áp dụng mức thuế nhập khẩu gạo cao hơn, lên tới 75% để khuyến khích phát triển sản xuất lúa trong nước. Nhưng người ta không chắc liệu Ouganda có đủ phương tiện để thực hiện biện pháp này hay lại rơi vào trường hợp như của Nigeria. Cách đây 2 năm, Nigeria đã quyết định áp dụng mức thuế 110% đối với gạo nhập khẩu với những lý do tương tự. Tuy nhiên, biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả trước tình trạng nhập khẩu tràn lan gạo bất hợp pháp từ biên giới của hai nước láng giềng là Benin và Cameroon.

Còn nhớ, mới đây, Tanzania cũng đã quyết định tăng thuế nhập khẩu gạo lên 15%. Điều đáng chú ý là gạo nhập khẩu từ châu Á có giá bán rẻ hơn hai lần so với gạo sản xuất tại Tanzania. Vì vậy, người dân địa phương thường chọn mua gạo giá rẻ nhập khẩu ngay cả khi chất lượng có thể kém hơn.

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang Tanzania đạt giá trị 16,1 triệu USD, sang Kenya 13 triệu USD và sang Rwanda 131.400 USD.

Ý kiến bạn đọc