Rào cản thương mại
ITC ủng hộ Mỹ áp thuế trừng phạt đối với thép ống của Trung Quốc
15/10/2014
ITC cho rằng ngành thép của Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi sản phẩm thép ống nhập khẩu từ Trung Quốc. Quyết đinh trên đánh dấu lần đầu tiên một ngành công nghiệp của Mỹ nhận được sự ủng hộ của ITC khi đưa ra quyết định áp thuế đối với một sản phẩm của Trung Quốc dựa trên lập luận rằng Chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp một cách không công bằng cho các công ty trong nước.

Phán quyết của ITC có nghĩa là các mức thuế trừng phạt từ 99% đến 701% sẽ được Mỹ áp dụng đối với thép ống hàn của Trung Quốc - loại thép ống được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.

Hơn 2 thập kỷ qua, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối xem xét các trường hợp trợ giá nhằm chống lại Chính phủ Trung Quốc vì quốc gia Đông Bắc Á này được xếp loại là nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, năm 2007 chính quyền Bush, hiện đang phải đối mặt làn sóng tức giận ở trong nước trước tình trạng thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc ngày càng gia tăng, đã đảo ngược tình thế và tuyên bố sẽ đối xử với Trung Quốc như những nước khác trong các tranh chấp liên quan đến trợ giá của chính phủ.

Thép ống là trường hợp đầu tiên mà các mức thuế trừng phạt của Mỹ được áp dụng đối với sản phẩm đồng loại của Trung Quốc không vấp phải cản trở nào và sẽ có hiệu lực. Năm 2007, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp dụng thuế trừng phạt đối với giấy bóng láng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng ITC đã ngăn cản nỗ lực này bằng cách đưa ra phán quyết rằng ngành thép của Mỹ chưa được chứng minh là đang bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu. Trong trường hợp thép ống, DOC phát hiện rằng Chính phủ Trung Quốc cung cấp các khoản trợ giá không công bằng và rằng thép ống của Trung Quốc đang được bán ở mức giá thấp hơn giá sản xuất, hành động được coi là bán phá giá. Do đó, ITC đã bỏ phiếu thông qua các mức thuế trừng phạt nói trên, được biết là thuế bù đắp và thuế chống bán phá giá.

Xuất khẩu thép tròn của Trung Quốc đã tăng bùng nổ kể từ năm 2002, với khối lượng tăng từ 10.000 tấn năm này lên 750.000 tấn năm 2007. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung Quốc đã thúc đẩy ngành sản xuất thép. Một số nhà phân tích từng dự đoán trong tương lai, công suất sản xuất thép của Trung Quốc sẽ vượt tổng công suất của Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU). Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã ở mức kỷ lục 256 tỷ USD năm 2007, chiếm 1/3 tổng thâm hụt thương mại của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Ý kiến bạn đọc