Phá “rào cản” tuyến metro
10/06/2015
Đáp ứng một phần yêu cầu
Người dân TPHCM từng ngày mong ngóng được đi lại bằng metro. Tuy nhiên, dự án bị chậm tiến độ nhiều tháng so với kế hoạch ban đầu. Một trong những nguyên nhân chính là do Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát không chịu nhận tiền đền bù, giao mặt bằng để thi công trong khi khoảng 800 trường hợp khác nằm trong dự án này đều đã chấp nhận giải tỏa. Nhà thầu Nhật Bản đã đòi chủ đầu tư phải bồi thường 2,5 tỉ đồng/ngày nếu chậm tiến độ.
Đích thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải rồi lãnh đạo UBND TP HCM đã nhiều lần hối thúc phía Bình Dương phải yêu cầu Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát bàn giao mặt bằng cho dự án. Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và nhiều đoàn công tác của thị xã Dĩ An cũng nhiều lần gặp trực tiếp đại diện Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát để đốc thúc nhưng không thành công. Quá bức bách, lãnh đạo UBND thị xã Dĩ An đã ra quyết định cưỡng chế đối với doanh nghiệp này (thời điểm cưỡng chế ấn định sau). Tuy nhiên, rốt cuộc việc cưỡng chế không tiến hành vì Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát chấp thuận di dời sau khi lãnh đạo tỉnh Bình Dương ra quyết định về việc giải quyết khiếu nại, đáp ứng một phần yêu cầu của doanh nghiệp này. Cụ thể, Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát được bồi thường bổ sung hơn 100 m2 đất (Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát yêu cầu bồi thường thêm gần 300 m2) và một số công trình, vật kiến trúc còn thiếu trên đất của công ty; được xem xét tạm ứng tiền khi di dời, hỗ trợ lương ngừng việc cho người lao động, hỗ trợ do ngừng sản xuất kinh doanh khi công ty di dời.
“Chịu quá nhiều sức ép”
Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, chính quyền tỉnh Bình Dương đã yêu cầu Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát phải giao mặt bằng cho tuyến metro trong 20 ngày kể từ khi nhận tiền đền bù. “Chúng tôi nhận tiền ngày 5-3, chậm nhất là 25-3 sẽ sắp xếp bàn giao mặt bằng chứ không giữ lại để làm gì” - bà Lương cam kết. Bà Lương cho biết sở dĩ Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát phải giao mặt bằng là vì chịu quá nhiều sức ép từ cơ quan chức năng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, diện tích đất của Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát là khoảng 20.000 m2. Hiện có 3 dự án đồng loạt chạy qua khu đất này là metro, mở rộng xa lộ Hà Nội và Bến xe Miền Đông mới. Nếu không tính khoảng 100 m2 đất và một số công trình, vật kiến trúc trên đất bị kiểm kê thiếu được bồi thường bổ sung thì tổng số tiền bồi thường cho doanh nghiệp này là khoảng 125 tỉ đồng, trong đó tiền bồi thường đất gần 120 tỉ đồng.
Về việc vì sao không chấp nhận bồi thường với giá 15 triệu đồng/m2 đối với đất kinh doanh theo yêu cầu của Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát, UBND tỉnh Bình Dương cho rằng 3 dự án qua đất của doanh nghiệp này đều phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nên mức bồi thường phải thẩm tra kỹ. Theo UBND tỉnh Bình Dương, chính sách bồi thường về đất mà cơ quan chức năng của thị xã Dĩ An áp giá cho Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát là cao hơn nhiều so với giá đất sản xuất kinh doanh năm 2014 do UBND tỉnh ban hành. Theo đó, đáng ra giá đất sản xuất kinh doanh tại vị trí của Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát chỉ có 3.120.000 đồng/m2 nhưng giá bồi thường đã 8.760.000 đồng/m2!
Khi được hỏi vì sao không chịu nhận đủ 125 tỉ đồng bồi thường và bàn giao luôn phần đất thuộc dự án Bến xe Miền Đông mới, bà Lương nói: “Dự án này chúng tôi còn đang khiếu nại nên chưa đồng ý giao”.
Thương thảo về tiền bồi thường
Theo Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP HCM, được sự đồng ý của Công ty TNHH TMDV Vĩnh Phát, đơn vị thi công đã tiến hành khoan thăm dò để thực hiện dự án trước. Dù mặt bằng được giao hơi chậm so với kế hoạch nhưng đơn vị thi công sẽ đẩy nhanh tiến độ để dự án hoàn thành đúng kế hoạch là năm 2020 sẽ đưa vào khai thác. Còn về số tiền phải đền mà phía nhà thầu Nhật Bản đưa ra nếu chậm bàn giao mặt bằng, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP HCM cho biết các bên đang tiến hành thương thảo để đưa ra con số phù hợp nhất.
Nguồn: http://nld.com.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ