Quá trình Việt Nam tham gia và ký kết các FTA khu vực và song phương
12/11/2014
FTA khu vực và song phương
FTA khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) và FTA thỏa thuận thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là thỏa thuận mà các bên sẽ dành cho nhau hưởng ưu đãi về mở cửa thị trường, chủ yếu là hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Ngày 11-01-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Một FTA được xem là đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi phần lớn thương mại giữa các bên tham gia sẽ được lưu chuyển tự do sau 10 năm kể từ khi thỏa thuận FTA có hiệu lực.
Từ thập niên 1990, hình thái FTA (Free Trade Agreement) song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, FTA đang là trào lưu phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là sau thất bại của vòng đàm phán Đô-ha năm 2000, số lượng FTA trên toàn cầu đã tăng từ 16 (cuối năm 1989) lên 171 (năm 2009).
Tại khu vực châu Á, FTA chiếm tỷ lệ lớn trong các hoạt động thương mại của khu vực này. Trong đó, FTA ở khu vực Đông Nam Á chiếm số lượng nhiều nhất với 86 FTA thực hiện tính đến năm 2008.
Các FTA ngày càng phát triển theo chiều sâu. Cùng với các mục tiêu truyền thống là dỡ bỏ các rào cản, nhiều thỏa thuận thương mại đang hướng đến tự do hóa dịch vụ thương mại, đầu tư nước ngoài cũng như đơn giản hoát các thủ tục giải quyết các tranh chấp thương mại. FTA Nhật Bản – Xing-ga-po và EU là những ví dụ điển hình. FTA Nhật Bản – Xing-ga-po không chỉ là thỏa thuận thương mại tự do về tự do hóa và đơn giản hóa trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, thương mại, đầu tư nước ngoài mà còn là quy tắc chung về dịch chuyển lao động, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, khoa học và công nghệ, phát thanh truyền hình và du lịch.
Bên cạnh đó, các FTA có xu hướng chuyển sang hình thức các hiệp định song phương. Khi vòng đàm phán Đô-ha bị đình trệ, số lượng các FTA song phương và khu vực được ký kết tăng lên đáng kể. Theo WTO, tính đến tháng 3/2010, đã có 271 hiệp định thương mại (trong đó bao gồm các hiệp định song phương) có hiệu lực.
Các khu vực kinh doanh đang dần coi FTA song phương như là phương tiện hiệu quả trong mở cửa thị trường hơn là các cuộc đàm phán đa phương. Ở châu Á, FTA song phương được ký kết chiếm tới 77%. Cụ thể, FTA giữa khu vực ASEAN với các quốc gia châu Á như FTA ASEAN – Trung Quốc (có hiệu lực từ năm 2004), FTA ASEAN – Hàn Quốc (có hiệu lực từ năm 2007), FTA ASEAN- Nhật Bản (có hiệu lực từ năm 2008), FTA ASEAN – Úc – Niu-di-lân (được ký năm 2009).
Quá trình tham gia các FTA của Việt Nam
Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 3 hiệp định FTA, đó là Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam thực hiện từ năm 1996; Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), được ký vào tháng 11/2002 và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), được ký vào tháng 6/2008.
Ngoài ra Việt Nam cũng đã đàm phán và ký kết các hiệp định sau: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Úc - Niu Di-lân (AANZFTA) và đã ký Hiệp định hàng hóa của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Đàm phán Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – EU (họp lần thứ 7 vào tháng 3/2009); Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (đàm phán vòng 4 vào tháng 12/2010).
Bên cạnh những FTA đa phương, Việt Nam cũng đẩy mạnh thực hiện ký kết các FTA song phương với các nước trong khu vực và thế giới như: FTA Việt Nam- My-an-ma (ký tháng 5/1994); FTA song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (ký tháng 7/2000); FTA song phương Việt Nam – Trung Quốc (ký năm 2002); FTA song phương Việt Nam – Nhật Bản (ký tháng 12/2008); FTA song phương Việt Nam - Ấn Độ (ký tháng 1/2010).
Việc tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương và trở thành thành viên của các diến đàn kinh tế thương mại quan trọng như AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP… đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trên nhiều bình diện như thương mại du lịch, dịch vụ, thu hút FDI,….
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ