Rào cản thương mại
Tạm dừng cấp phép nhập khẩu đối với các sản phẩm giống cây trồng từ Ấn Độ
06/11/2014
Theo Cục BVTV, đây là nguyên nhân khiến cơ quan kiểm dịch thực vật (KDTV) của Việt Nam buộc phải tạm dừng cấp phép NK đối với các sản phẩm giống cây trồng từ Ấn Độ trong thời gian qua.
 
Gần đây, nhiều DN nhập khẩu giống từ Ấn Độ như Cty Pioneer Việt Nam, Cty Syngenta Việt Nam, Bayer Việt Nam, Bioseeds Việt Nam, Cty Advanta… phản ánh: Từ đầu năm 2014 đến nay, họ đã bị tạm ngừng cấp phép KDTV nhập khẩu mặc dù giống nhập khẩu nằm trong danh mục giống cây trồng nông nghiệp được phép NK, SX kinh doanh trên toàn quốc.
 
Đặc biệt, các DN cho biết, hiện tại, do thời điểm NK giống cho vụ xuân đã đến gần, nhưng do không được Cục BVTV cho phép NK (kể cả giống xin nhập về làm khảo nghiệm) nên đang gây rất nhiều khó khăn, lo lắng cho DN...
 
DN cũng phản ánh, một số lô giống NK từ Ấn Độ về, do bị xử lí khử trùng bằng Methyl Bromide nên đã làm giảm tỉ lệ nảy mầm, khiến DN thiệt hại nặng nề.
 
Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV, nguyên nhân từ năm 2010 đến nay, cơ quan KDTV của Việt Nam đã liên tục phát hiện các lô hàng NK từ Ấn Độ bị nhiễm các đối tượng dịch hại nguy hiểm với tần suất cao, đặc biệt là mọt TG – một đối tượng dịch hại rất nguy hiểm, kể cả ngô, bông, lúa giống, hạt cải... đều nhiễm rất nặng.
 
Trước đây, khi chúng ta mới phát hiện 1-2 lô, cơ quan KDTV Việt Nam đã có thông báo gửi phía Ấn Độ nhắc nhở, cảnh báo họ áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát, KDTV đối với hàng nông sản trước khi XK vào Việt Nam. Tuy nhiên sau đó, phía Ấn Độ vẫn không có giải pháp khắc phục.
Đến nay, Việt Nam đã phải có tới 20 thông báo cảnh báo, 2 công thư gửi cho phía Ấn Độ về vấn đề này, tuy nhiên tình hình vẫn không cải thiện, và hàng NK từ Ấn Độ hiện vẫn dính dịch hại nhiều nhất trong số các quốc gia XK nông sản vào Việt Nam.
 
Thời gian qua, chúng ta lại vẫn phát hiện 2 lô hàng NK từ Ấn Độ bị nhiễm dịch hại. Phía Ấn Độ cũng đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam kiểm tra, thẩm định việc xử lí vi phạm của cơ quan KDTV Việt Nam và họ thừa nhận việc hàng hóa của họ vi phạm về KDTV của chúng ta...
 
Trước tình hình này, Cục BVTV đã báo cáo Bộ NN-PTNT cũng như các cơ quan liên tịch, theo đó thống nhất các biện pháp cần phải tăng cường kiểm soát với mức cao nhất đối với hàng NK từ Ấn Độ. Theo đó, nếu phát hiện vi phạm thì buộc tái xuất ngay.
 
Và chúng ta cũng đã từng buộc tái xuất tới hàng trăm nghìn tấn nguyên liệu TĂCN (thức ăn chăn nuôi) nhiễm mọt TG. Đối với giống cây trồng, do là mặt hàng nhạy cảm, nếu nhiễm dịch hại sẽ có nguy cơ rất cao cho SX nên Cục BVTV đã đề nghị phía Ấn Độ phải tiến hành thống nhất và cam kết lại với phía Việt Nam về các điều kiện NK để kiểm soát dịch hại, đặc biệt là với các đối tượng dịch hại nguy hiểm.
 
Đối với mọt TG cũng như các loại dịch hại khác, hiện có hai loại hóa chất khử trùng là Methyl Bromide và Phosphine có tác dụng tốt.
 
Tuy nhiên, Phosphine có tác dụng chậm, đặc biệt trong 4 năm gần đây, rất nhiều các nghiên cứu có bằng chứng khoa học cho thấy một loạt các côn trùng gây hại trong kho đã kháng thuốc này với mức độ rất cao, thậm chí kháng tới 400 – 1.000 lần.
 
Năm 2011, chúng ta cũng đã từng gặp nhiều lô hàng mặc dù trước khi XK vào Việt Nam đã xử lí bằng Phosphine nhưng vẫn không hiệu quả, về tới Việt Nam vẫn phát hiện nhiễm mọt TG rất nặng, buộc phải xử lí lại bằng Phosphine tác dụng chậm, đặc biệt 4 năm gần đây, rất nhiều các nghiên cứu có bằng chứng khoa học cho thấy một loạt các côn trùng gây hại trong kho đã kháng thuốc này với mức độ rất cao, thậm chí kháng tới 400 – 1.000 lần.
 
Năm 2011, đã từng có nhiều lô hàng mặc dù trước khi XK vào Việt Nam đã xử lí bằng Phosphine nhưng vẫn không hiệu quả, về tới Việt Nam vẫn phát hiện nhiễm mọt TG rất nặng, buộc phải xử lí lại bằng Methyl Bromide, thậm chí phải xử lí với lượng 100 g/m3 mới tiêu diệt được.
 
Vì vậy, Methyl Bromide hiện vẫn là lựa chọn duy nhất để trị những loại mọt “cứng đầu” như mọt TG mà chưa có chất nào có thể thay thế. Các nước trên thế giới hiện vẫn chỉ dùng Methyl Bromide để khử trùng.

Ý kiến bạn đọc