Tháo gỡ rào cản hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN
02/06/2015
Đây là một trong rất nhiều đề xuất được các doanh nghiệp ASEAN nêu lên tại Diễn đàn Mạng lưới ASEAN 2013 vừa diễn ra tại Singapore. Diễn đàn quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực đến để bàn thảo các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề hiện được coi là rào cản đối với lộ trình triển khai Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Hội thảo với chủ đề Kết nối là một trong 6 hội thảo bàn tròn được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Mạng lưới ASEAN do Hội đồng Doanh nghiệp ASEAN và Viện Nghiên cứu ASEAN CIMB tổ chức.
Hội thảo với sự tham gia của các lãnh đạo các tập đoàn viễn thông hàng đầu khu vực đã chỉ ra xu hướng của các mạng dịch vụ viễn thông của ASEAN hiện nay là phát triển mạng viễn thông 4G LTE, dịch vụ trên nền internet OTT và quảng cáo di động, dịch vụ mobile money hay ví tiền di động.
Tuy nhiên, để hướng về một thị trường chung ASEAN vào năm 2015 thì rào cản lớn nhất hiện nay là phí dịch vụ chuyển vùng roaming cần được dỡ bỏ.
Ông Alexander Rusli, Chủ tịch điều hành Công ty Indosat, Indonesia cho biết: “Thực tế chúng ta muốn ASEAN là một thị trường chung thì mục tiêu cuối cùng là không còn rào cản và các thiết bị khi dịch chuyển giữa các thị trường phải thông suốt với nhau. Nếu không thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang hình thức liên lạc khác như là các dịch vụ trên internet OTT chẳng hạn.Chúng ta phải thống nhất về nền tảng công nghệ để có sự hỗ trợ chung hay những quy định chung cần phải thực hiện”.
Ông Ernest Cu, Chủ tịch điều hành Công ty Globe Telecom, Philippines nói: “Chúng ta cùng chia sẻ rằng nếu như chi phí roaming tiếp tục đắt đỏ như vậy thì dịch vụ roaming cuối cùng cũng tuyệt chủng như là loài khủng long vậy. Thứ hai là các quy định cần duy trì cho ngành công nghiệp này là sự đồng bộ về tần số. Cần phải hài hòa các tần sóng để đảm bảo rằng khắp ASEAN có sự chuyển vùng đồng bộ sóng 4G LTE và đó là vấn đề rất quan trọng”.
Tại các hội thảo bàn tròn khác, các doanh nghiệp hàng đầu ASEAN cũng đã đưa ra rất nhiều kiến nghị trên các lĩnh vực về hàng không, ngân hàng, y tế… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN cũng như đảm bảo cho tiến trình hội nhập.
Kết quả các phiên thảo luận sẽ được tập hợp và chuyển thành các kiến nghị về chính sách gửi tới chính phủ của 10 nước thành viên ASEAN.
Diễn đàn cũng là một thông điệp gửi tới các doanh nghiệp về sự cần thiết phải chuẩn bị tham gia vào một thị trường chung ASEAN vào 2015.
Có một con số đáng chú ý được công bố tại Diễn đàn lần này. Đó là chỉ có chưa tới 1/5 các doanh nghiệp ASEAN đã có kế hoạch chuẩn bị cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Điều này cho thấy là bên cạnh các nỗ lực của Chính phủ thì bản thân người dân ASEAN nói chung và cộng đồng doanh nghiệp ASEAN nói riêng cần phải có nhận thức đầy đủ, từ đó có kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo cho việc triển khai thành công của mô hình cộng đồng kinh tế ASEAN trong tương lai.
Nguồn: http://vtv.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ