Rào cản thương mại
Thông báo liên quan đến việc nộp/thu thuế chống bán phá giá tạm thời mặt hàng tôn mạ nhập khẩu theo Quyết định 3584/QĐ-BCT ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương
18/10/2016
 Ngày 01 tháng 9 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 3584/QĐ-BCT (Quyết định 3584) về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong thời gian qua, Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QCLT) nhận được thắc mắc của một số doanh nghiệp nhập khẩu liên quan đến thủ tục nộp thuế. Do vậy, để đảm bảo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, Cục QLCT thông báo hướng dẫn chung về việc nộp thuế chống bán phá giá theo Quyết định 3584 như sau:

      1. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời theo Mục 4 Thông báo kèm Quyết định 3584

Cột 1

Cột 2

Cột 3

Cột 4

TT

Tên nhà sản xuất/xuất khẩu

Các công ty thương mại

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời

Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông)

1

Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd.

Chin Fong Metal Pte., Ltd.

4.02%

2

Bazhou Sanqiang Metal Products Co., Ltd (*)

Sumec International Technology Co., Ltd.

7.20%

3

BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd.

Benxi Iron and Steel Internati
nal Economic and Trading Co., Ltd.

38.34%

4

Bengang Steel Plates Co., Ltd.

Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd.

34.77%

5

Tianjin Haigang Steel Sheet

Tianjin Haijinde Trading Co., Ltd. (*)

11.87%

6

Hebei Iron & Steel Co., Ltd., Tangshan Branch

Tangshan Iron & Steel Group Co., Ltd.

20.76%

7

Wuhan Iron and Steel Company Limited

1. International Economic and Trading Corporation WISCO
2. Wugang Trading Company Limited
3. Ye-Steel Trading Co., Limited
4. Steelco Pacific Trading Limited

25.63%

Hàn Quốc

1

POSCO

1. Daewoo International Corporation
2. POSCO Asia
3. POSCO Processing & Service Co., Ltd

12.40%

 

 (*) Tên chính xác của doanh nghiệp đã được đính chính lại so với Thông báo kèm theo Quyết định 3584

2. Mức thuế chống bán phá giá trong các trường hợp cụ thể.

2.1. Trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thể hiện hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc.

Nếu tên nhà xuất khẩu (dựa trên Hợp đồng mua bán hàng hóa) trùng với tên một trong các nhà sản xuất/xuất khẩu hoặc công ty thương mại nêu tại Cột 2, 3 của bảng trên thì yêu cầu thương nhân nhập khẩu xuất trình Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (Mill-test Certificate) hoặc các giấy tờ tương tự chứng minh tên nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận nhà sản xuất):

(i) Nếu Giấy chứng nhận nhà sản xuất thể hiện tên nhà sản xuất trùng với tên một trong các công ty nêu tại Cột 2 của bảng trên thì mức thuế CBPG áp dụng sẽ là mức thuế dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu tương ứng tại Cột 4.

(ii) Nếu Giấy chứng nhận nhà sản xuất không thể hiện nhà sản xuất là một trong các công ty nêu tại Cột 2 ở trên thì mức thuế CBPG áp dụng sẽ là mức thuế dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc. Cụ thể, mức thuế dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) là 38.34%. Mức thuế dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Hàn Quốc là 19.00%.

(iii) Nếu thương nhân nhập khẩu không xuất trình được Giấy chứng nhận nhà sản xuất thì mức thuế CBPG sẽ được áp dụng như tại mục (ii) nêu trên.

2.2. Trường hợp C/O thể hiện hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia/vùng lãnh thổ khác

Trường hợp C/O thể hiện hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia/vùng lãnh thổ cụ thể không phải là Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc thì không áp dụng thuế CBPG.

2.3. Trường hợp không có C/O.

Trường hợp thương nhân không xuất trình được C/O phù hợp để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, mức thuế CBPG áp dụng sẽ là mức thuế cao nhất theo Quyết định 3584 (38.34%).

3. Bổ sung/thay đổi tên các công ty thương mại.

Nếu hàng hóa được sản xuất bởi các nhà sản xuất có tên ở Cột 2 nhưng nhà xuất khẩu lại chưa có tên trong danh sách các công ty thương mại ở Cột 3:

- Để được hưởng mức thuế CBPG dành cho các nhà sản xuất tương ứng theo các mức thuế tại Cột 4, nhà nhập khẩu cần yêu cầu nhà sản xuất của Trung Quốc gửi công văn cho Cục QLCT để bổ sung và xác nhận tên công ty thương mại này. Trên cơ sở công văn của nhà sản xuất, Cục QLCT sẽ gửi công văn thông báo tới Tổng cục Hải quan.

 - Trong trường hợp không có công văn của Cục QLCT về bổ sung/thay đổi tên của các công ty thương mại tại Cột 3 thì mức thuế CBPG áp dụng sẽ là mức thuế dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc. Cụ thể, mức thuế dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) là 38.34%. Mức thuế dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Hàn Quốc là 19.00%.


Thông tin xin liên hệ:

Phòng điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước – Cục Quản lý cạnh tranh

      Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
      Tel: +84 4 22205002 (máy lẻ 1038,1037 – Chị Nguyễn Thị Nguyệt Nga) 
      Di động: 0989 261 838
      Fax: +84 4 222 05003
      Email: ngantn@moit.gov.vn
 (Phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh)

Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh

Ý kiến bạn đọc