Thực thi Hiệp định Thương mại và Thương mại biên giới Việt - Lào: Thêm cơ hội xuất khẩu hàng hóa
18/08/2016
Các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào sẽ góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước nhờ những ưu đãi thuế quan đặc thù, đồng thời giúp cho cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trở nên đa dạng hơn.
Cơ hội cho hàng hóa hai nước
Chia sẻ với phóng viên bên lề Hội nghị “Phổ biến Hiệp định Thương mại, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào 2015” do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương Lào tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) - cho biết, tháng 3/2015, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định Thương mại song phương để thay thế cho bản Hiệp định năm 1998. Ngay sau đó, đến tháng 6/2015, hai nước tiếp tục ký Hiệp định Thương mại biên giới, dành cho nhau các ưu đãi đặc biệt vốn không áp dụng với bất cứ nước nào khác.
Khi thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào, nhiều loại hàng hóa được tiếp cận với mức ưu đãi thuế quan đặc biệt, giảm bằng 0% hoặc 50% với trên 95% các dòng thuế hàng hóa so với mức thuế của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Trong khi đó, với Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, doanh nghiệp (DN) hai nước cũng sẽ được hưởng các ưu đãi riêng, như: Miễn thuế giá trị gia tăng và miễn giảm các biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa do nhà đầu tư Việt Nam sản xuất, nuôi trồng tại các tỉnh biên giới của Lào khi nhập khẩu về Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại của DN hai nước tại khu vực biên giới…
“Hai hiệp định này mở ra cơ hội xuất nhập khẩu cho nhiều loại hàng hóa mới; từ đó, tạo ra luồng hàng hóa mạnh hơn từ Việt Nam sang Lào” - ông Lê An Hải nhấn mạnh.
Chuyển hướng trong quan hệ thương mại
Ông Lê An Hải cho biết thêm, Hiệp định Thương mại và Thương mại biên giới Việt - Lào còn giúp cho việc định hình cấu trúc thương mại và đầu tư hợp tác song phương thời gian tới. Ví dụ, trong Hiệp định Thương mại song phương tích hợp thỏa thuận ưu đãi thương mại trước đây ký kết năm 2011 và mỗi năm gia hạn một lần, nay đã có cơ chế ổn định hơn. Còn Hiệp định Thương mại biên giới có ưu đãi cho lĩnh vực đầu tư vào các tỉnh giáp biên giới hai nước.
Theo số liệu thống kê, thời gian qua, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào liên tục tăng trưởng, đặc biệt giai đoạn 2010 - 2014, đạt mức tăng bình quân 25,8%/năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương có chiều hướng giảm. Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,123 tỷ USD, giảm 12,6% so với mức 1,285 tỷ USD trong năm 2014. 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt 433,3 triệu USD, giảm 34,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Về vấn đề này, ông Hải cho rằng, không đáng ngại bởi quan hệ thương mại giữa hai nước đang có sự điều chỉnh từ chiều rộng sang chiều sâu. Hơn thế nữa, với việc thực thi các hiệp định thương mại, trao đổi thương mại giữa hai nước sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra, để góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Lào, hai bên đã đưa ra một số giải pháp, trong đó có phối hợp nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 10 năm tới; nhanh chóng cụ thể hóa và tăng cường phổ biến các văn kiện quan trọng đối với quan hệ thương mại song phương đã ký giữa hai nước.
Trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã hình thành, nếu doanh nghiệp hai nước nắm bắt được lợi thế hai Hiệp định mang lại, sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại song phương.
Cơ hội cho hàng hóa hai nước
Chia sẻ với phóng viên bên lề Hội nghị “Phổ biến Hiệp định Thương mại, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào 2015” do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương Lào tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) - cho biết, tháng 3/2015, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định Thương mại song phương để thay thế cho bản Hiệp định năm 1998. Ngay sau đó, đến tháng 6/2015, hai nước tiếp tục ký Hiệp định Thương mại biên giới, dành cho nhau các ưu đãi đặc biệt vốn không áp dụng với bất cứ nước nào khác.
Khi thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào, nhiều loại hàng hóa được tiếp cận với mức ưu đãi thuế quan đặc biệt, giảm bằng 0% hoặc 50% với trên 95% các dòng thuế hàng hóa so với mức thuế của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Trong khi đó, với Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, doanh nghiệp (DN) hai nước cũng sẽ được hưởng các ưu đãi riêng, như: Miễn thuế giá trị gia tăng và miễn giảm các biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa do nhà đầu tư Việt Nam sản xuất, nuôi trồng tại các tỉnh biên giới của Lào khi nhập khẩu về Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại của DN hai nước tại khu vực biên giới…
“Hai hiệp định này mở ra cơ hội xuất nhập khẩu cho nhiều loại hàng hóa mới; từ đó, tạo ra luồng hàng hóa mạnh hơn từ Việt Nam sang Lào” - ông Lê An Hải nhấn mạnh.
Chuyển hướng trong quan hệ thương mại
Ông Lê An Hải cho biết thêm, Hiệp định Thương mại và Thương mại biên giới Việt - Lào còn giúp cho việc định hình cấu trúc thương mại và đầu tư hợp tác song phương thời gian tới. Ví dụ, trong Hiệp định Thương mại song phương tích hợp thỏa thuận ưu đãi thương mại trước đây ký kết năm 2011 và mỗi năm gia hạn một lần, nay đã có cơ chế ổn định hơn. Còn Hiệp định Thương mại biên giới có ưu đãi cho lĩnh vực đầu tư vào các tỉnh giáp biên giới hai nước.
Theo số liệu thống kê, thời gian qua, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào liên tục tăng trưởng, đặc biệt giai đoạn 2010 - 2014, đạt mức tăng bình quân 25,8%/năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương có chiều hướng giảm. Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,123 tỷ USD, giảm 12,6% so với mức 1,285 tỷ USD trong năm 2014. 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt 433,3 triệu USD, giảm 34,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Về vấn đề này, ông Hải cho rằng, không đáng ngại bởi quan hệ thương mại giữa hai nước đang có sự điều chỉnh từ chiều rộng sang chiều sâu. Hơn thế nữa, với việc thực thi các hiệp định thương mại, trao đổi thương mại giữa hai nước sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra, để góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Lào, hai bên đã đưa ra một số giải pháp, trong đó có phối hợp nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 10 năm tới; nhanh chóng cụ thể hóa và tăng cường phổ biến các văn kiện quan trọng đối với quan hệ thương mại song phương đã ký giữa hai nước.
Trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã hình thành, nếu doanh nghiệp hai nước nắm bắt được lợi thế hai Hiệp định mang lại, sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại song phương.
Nguồn : Báo Công Thương
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ