Thị trường xuất nhập khẩu

Đài Loan nới rộng hạn ngạch nhận lao động ngoài nước
Ba ngành mới được đưa vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài gồm sản xuất mũ an toàn bằng nhựa, dọn dẹp vệ sinh và sản xuất mỹ phẩm. Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết Ủy ban Lao động Đài Loan vừa thông qua việc điều chỉnh nới rộng hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài cho các ngành sản xuất (ngày 4/5).
Hạn ngạch không ảnh hưởng thị trường
Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố thông tin về việc cấp hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm theo hạn ngạch thuế quan của năm 2012. Cụ thể, theo Thông tư 22 được ban hành ngày 6-8, trong năm 2012, bộ sẽ cấp hạn ngạch thuế quan cho phép các DN được nhập khẩu 40.000 tá trứng gia cầm (bao gồm trứng gà và trứng vịt). Thông tin này khiến thị trường dấy lên nhiều lo ngại. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, việc cấp hạn ngạch nhập khẩu trứng không ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất trong nước.
GSP mới có thể giúp hàng hóa tiếp cận thị trường EU
Ngày 27-8, Bộ Ngoại giao và phái đoàn của Liên minh châu Ân (EU) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU - cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam" tại Đà Nẵng. Tại hội thảo, các chuyên gia đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam về quy chế GSP mới của EU để các nhà xuất khẩu trong nước vận dụng hiệu quả hơn.
Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
Sau 4 năm Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực, nhiều ngành hàng XK của Việt Nam đã tận dụng được các lợi thế về ưu đãi thuế quan để đẩy mạnh tăng trưởng XK vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để có thể nâng cao thị phần của hàng hóa Việt Nam tại thị trường khó tính này, các DN XK cần nghiên cứu và nắm rõ hơn về các cơ chế cam kết của các Hiệp định thương mại tự do đã được kí kết. Những nội dung được đưa ra tại Hội thảo "Đẩy mạnh cơ hội XK vào thị trường Nhật Bản" do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển, trung tâm WTP phối hợp tổ chức tại TP.HCM ngày 20-8.
Belarus - thị trường tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù chưa đầu tư mạnh vào thị trường Belarus, nhưng các DNVN tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Belarus đều nhận thấy đây là cơ hội để mở rộng xuất khẩu sang thị trường này. 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Belarus mới chỉ đạt 6 triệu USD, nhưng cũng đã tăng trên 50% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó Việt Nam nhập siêu từ Belarus gần 160 triệu USD chủ yếu là các mặt hàng thế mạnh của Belarus như phân Kali, máy móc, phương tiện vận tải.
Những mặt hàng chủ yếu xuất sang Hồng Kông 7 tháng năm 2013
Theo số liệu thống kê, kim xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hồng Kông trong 7 tháng năm 2013 đạt 1,92 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Hồng Kông trong 7 tháng đầu năm 2013 gồm: điện thoại các loại và linh kiện; hàng thủy sản; giày dép các loại; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gạo; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ... Trong đó, mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch với 488,4 triệu USD, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên tính riêng trong tháng 7/2013 so với tháng 6/2013 thì mặt hàng này lại tăng 64,0%.
Hoa Kỳ - một trong những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam
Hoa Kỳ - là một trong những thị trường chính nhập khẩu của Việt Nam với kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2013 với trên 3 tỷ USD, tăng 10,57% so với cùng kỳ. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong thời gian này là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, bông các loại, thức ăn gia súc và nguyên liệu... trong đó mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng chiếm thị phần lớn với kim ngạch 430,8 triệu USD, giảm 4,36%; kế đến là hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 346 triệu USD, giảm 44,71% so với 7 tháng năm 2012.
Hàng Thái Lan đang ảnh hưởng lớn tại thị trường Việt Nam
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tính từ dầu năm cho đến hết tháng 7/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 3,4 tỷ USD hàng hóa từ thị trường Thái Lan, tăng 5,76% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan là máy móc thiết bị, hàng điện gia dụng và lnh kiện, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hàng rau quả, dầu mỡ động thực vật...
Hà Lan – thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sang eu
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan tăng trung bình 15%/năm tính từ năm 2002 đến nay. Trong năm 2012, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hà Lan đạt trị giá trên 2,47 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê của TCHQ, trong 5 tháng đầu năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 1.137.762.006USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) sau Đức và Anh.
Bỉ- thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khu vực EU
Những năm gần đây, Bỉ luôn là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khu vực EU. Tính từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ tăng mạnh. Năm 2012, Việt Nam thu về từ thị trường này 1,44 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam
Số liệu thống kê sơ bộ cho biết, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau thị trường Trung Quốc trong nửa đầu năm nay với kim ngạch 9,9 tỷ USD, tăng 37,27% so với cùng kỳ. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; vải; sắt thép; ô tô ....
Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản nhật bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu
Nhật Bản hiện đang là đối tác xuất nhập khẩu lớn thứ hai của nước ta, sau Trung Quốc. 10 năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã tăng gấp 4 lần giai đoạn trước. Mặc dù có những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, nhưng việc tiếp cận với thị trường Nhật là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Sản xuất và thị trường nhập khẩu nguyên liệu dệt may nửa đầu năm 2013
Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng ở khu vực may nhưng lại gặp khó khăn ở khu vực sản xuất nguyên liệu. Cụ thể, mặc dù trong tháng 7 sản lượng quần áo mặc thường ước đạt trên 239 triệu cái, tăng 12,5%; sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 26 triệu m2, tăng 6,3%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt gần 61 triệu m2, tăng 3,2% so với tháng 7-2012. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm, sản xuất quần áo mặc thường tăng 8,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 1,9%; vải dệt từ sợi tổng hợp giảm 5,7% so với cùng kì 2012. Ngành may mặc Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ thấy, 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 3,9 tỷ USD vải các loại, tăng 17,26% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 6/2013 đã nhập khẩu 689,6 triệu USD, giảm 21,93% so với tháng liền kề trước đó.
Nga – thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng thực phẩm và đồ uống
Nửa đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Nga 859,8 triệu USD, tăng 26,16% so với cùng kỳ năm 2012. Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Nga trong thời gian này là điện thoại các loại và linh kiện hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, cà phê, giày dép.... Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất, chiếm 44,8% tổng kim ngạch, đạt 386,5 triệu USD, tăng 39,05% so với cùng kỳ. Kế đến là hàng dệt may, đạt 59,7 triệu USD, nhưng lại giảm nhẹ, giảm 0,5%. Đáng chú ý đối với mặt hàng gạo, tuy kim ngạch chỉ đạt 17,9 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh, tăng 612,75% so với cùng kỳ năm 2012.
Xuất khẩu sang Anh tăng mạnh
Sáu tháng đầu năm 2013 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh ước đạt 1,76 tỉ đô la, tăng tới 41,6% so với cùng kỳ. Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Anh là điện thoại các loại và linh kiện đạt hơn 611 triệu đô la, tăng 79,6%. Tiếp theo là mặt hàng giày dép các loại đạt 260,1 triệu đô la, tăng 4,6%. Mặt hàng dệt may đứng vị trí thứ 3 với trị giá 205,1 triệu đô la, tăng 3,5%. Đáng chú ý, mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tuy đứng vị trí thứ 4 về kim ngạch nhưng có mức tăng trưởng cao nhất là 315,5%, đạt 172,9 triệu đô la. Năm 2012, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh đã thu về 3,03 tỉ đô la, tăng 42% so với năm 2011.
Israel – thị trường xuất khẩu thứ 4 của Việt Nam sang khu vực Tây Á
Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong hai năm qua, hiện Israel đã vươn lên vị trí thứ 4 sau khi vượt qua Iraq trong xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Tây Á. Tính đến hết năm 2012, vị trí đứng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Tây Á là UAE với kim ngạch đạt 2,077 tỷ USD. Đứng thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với kim ngạch đạt 862,6 triệu USD. Tiếp đến là Ả Rập Xê-út với kim ngạch đạt 545,8 triệu USD. Israel đứng ở vị trí thứ 4 với kim ngạch đạt xấp xỉ 280 triệu USD. Những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể, năm 2010 đạt 97,4 triệu USD, tăng 26,6%; năm 2011 đạt 171,8 triệu USD, tăng 76,4%; năm 2012 đạt 279,2 triệu USD, tăng 62,5%. Riêng 6 tháng đầu năm đạt 170,2 triệu USD, tăng 17,6% so với 6 tháng năm 2012.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam
6 tháng đầu năm 2013, Hoa Kỳ nhập hàng hóa của Việt Nam với tổng trị giá 10,9 tỷ USD, tăng 17,2% so cùng kỳ 2012. Theo Tổng cục Hải quan, với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 tiếp tục có những bước khởi sắc đáng kể. Cho đến nay, Hoa kỳ là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới, đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ.
Thái Lan – thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
Thời gian qua, Thái Lan luôn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan tăng dần từng năm. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 1,58 tỉ USD, tăng 34,06% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch cao nhất trong số các nhóm hàng xuất sang Thái Lan là điện thoại các loại và linh kiện với 367,9 triệu USD, chiếm 23,2% tổng kim ngạch, tăng 149,85% so với cùng kỳ năm 2012. Tiếp theo là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu với 178 triệu USD, tăng 90,54%; tiếp đến dầu thô 165,34 triệu USD, chiếm 9,22%...
Nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Pháp
Pháp là một thị trường màu mỡ và là cửa ngõ cho sản phẩm của Việt Nam sang các nước khác trong khu vực liên minh EU, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã và đang tập trung thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế nước Pháp gặp khó khăn, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp vẫn tăng trưởng khá. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp đạt hơn 3,75 tỷ USD. Trong 3 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Pháp đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp đạt 502,15 triệu USD, tăng 18,37% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng tháng 3 kim ngạch xuất khẩu đạt 151,58 triệu USD, tăng 23,24% so với tháng trước đó. Ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu từ Pháp 319,9 triệu USD, tăng 49,65% so với cùng kỳ năm 2012.
Hàn Quốc - đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6, nhà đầu tư lớn thứ tư và nước cung cấp ODA lớn thứ hai của Việt Nam Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), Hàn Quốc đang là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 3,04 tỷ USD tăng 25,08% so với cùng kỳ năm 2012. Dầu thô là mặt hàng tăng trưởng cao nhất, tăng 150,89% tương đương 432,2 triệu USD, chiếm 14,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trang 10/12 « .. 8 9 10 11 12 »