Thị trường xuất nhập khẩu

Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Thụy Sĩ
So với năm 2011, xuất siêu của Thụy Sĩ đã tăng 14,32% lên tới 28,73 tỷ USD, chủ yếu từ thương mại hai chiều với các nền kinh tế mới nổi, các nước châu Á và Mỹ. Đây là cơ sở rất tốt cho quan hệ thương mại Việt Nam và Thụy Sĩ trong thời gian tới trên nền tảng quan hệ song phương tiếp tục phát triển tốt đẹp. Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết, trong hai tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thụy Sĩ đạt 70,91 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu đạt 38,138 tỷ USD, tăng 1,52%; nhập khẩu đạt 32,77 tỷ USD, tăng 9,25%; xuất siêu đạt 5,368 tỷ USD, tăng 8,74%. Thụy Sĩ nhập siêu chủ yếu từ các nước Đức, Pháp, Italy, trong khi xuất siêu thu được từ Mỹ, các nền kinh tế mới nổi và một số nước châu Á.
Nhiều dấu hiệu khởi sắc từ thị trường xuất khẩu tôm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trên 863,5 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số thị trường nhập khẩu tôm chính đã có dấu hiệu phục hồi. Tại thị trường Nhật Bản, giá trị xuất khẩu (XK) tôm trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 233,2 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng này dù còn khá khiêm tốn nhưng đã mở ra những tín hiệu lạc quan cho XK tôm sang thị trường Nhật Bản sau hơn một năm "vất vả" do ảnh hưởng của quyết định kiểm tra dư lượng Ethoxyquin. Trong thời gian tới, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản cũng sẽ thuận lợi hơn khi Nhật Bản vừa quyết định nâng mức kiểm soát dư lượng Trifluralin trong tôm nhập khẩu (NK) từ Việt Nam từ mức 0,001 ppm lên 0,5 ppm.
Mở rộng thị trường xuất khẩu từ hội chợ nước ngoài
Tham dự các hội chợ tại nước ngoài để tìm thêm bạn hàng, đơn hàng được xem là "chìa khóa" hữu ích giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn. Không đủ sức tham gia Mạnh dạn tham dự Hội chợ Thương mại Quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ Firenze - Florence 2013 (được tổ chức tại Italia vào tháng 4 vừa qua), Công ty Sơn mài Hùng Hà phần nào "gỡ" được chút vốn liếng, giảm áp lực hàng tồn kho vốn đang là gánh nặng lớn của Công ty.
Hàn Quốc – thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (chỉ đứng sau Trung Quốc với 13,9 tỷ USD) chiếm 15,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2013, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 tháng đầu năm có 16 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, trong đó máy ti vính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, đạt trên 2 tỷ USD, chiếm 24,5% tổng kim ngạch, so với cùng kỳ năm trước tăng 88,14%; kế đến là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng với kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 67,81% so với cùng kỳ.
Mỹ Latinh-thị trường xuất khẩu tiềm năng với doanh nghiệp
Vụ Thị trường châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết trước bối cảnh nhiều nền kinh tế trọng điểm như Hoa Kỳ, EU vẫn chưa hồi phục thì Mỹ Latinh đang được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang có quan hệ thương mại với tất cả 33 quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Cùng với đó, hoạt động giao thương diễn ra với tất cả các ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch trao đổi liên tục tăng qua từng năm. Kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và thị trường Mỹ Latinh trong năm 2012 đạt 5,5 tỷ USD và dự kiến năm nay con số này sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn.
Mở rộng xuất khẩu vào thị trường Lào
Theo tin từ Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC), nhằm mở rộng quan hệ hợp tác giao thương giữa Việt Nam và Lào, ITPC tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu vào thị trường này. Theo đó, ITPC tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm và trưng bày các sản phẩm - dịch vụ, đầu tư vào thị trường Lào; cách vận chuyển hàng hóa qua các khu kinh tế cửa khẩu Việt-Lào; gặp gỡ các nhà phân phối để tìm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chương trình này dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 6-7-2013. ITPC hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp tham gia khu vực triển lãm.
15 thị trường xuất khẩu “tỉ đô” của Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng qua, đã có 15 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu lượng hàng hóa của nước ta có trị giá từ 1 tỉ USD trở lên. Hoa Kỳ dẫn đầu Con số này là một sự tăng trưởng vượt bậc, bởi cùng kì năm 2012, cả nước mới có 8 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu lượng hàng hóa từ Việt Nam với kim ngạch 1 tỉ USD trở lên. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, với kim ngạch đạt 8,846 tỉ USD, tăng 1,276 tỉ USD so với cùng kì năm 2012 (cùng kì đạt 7,57 tỉ USD). Kim ngạch trên cũng tương đương 44,98% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 vào thị trường Hoa Kỳ (năm 2012 xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 19,665 tỉ USD).
TP HCM: tìm hướng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao
Sau nhiều thời gian tốn công gây dựng chuỗi sản phẩm công nghệ cao, đến nay TP HCM đang có những bước tiến mới trong việc xuất khẩu các sản phẩm này ra thị trường thế giới. Thống kê của Sở công thương TP HCM cho thấy trong một năm trở lại đây, các sản phẩm công nghệ cao (CNC) xuất khẩu của thành phố đã thu về được trên 1 tỉ USD. Đây là kết quả đáng mừng cho thành công bước đầu của công nghiệp mới của thành phố. Bởi chỉ mới cách đây vài năm những sản phẩm công nghệ cao đầu tiên của TP HCM mới chân ướt chân ráo có mặt trên thị trường thế giới.
Thổ Nhĩ Kỳ - thị trường tiềm năng
Hiệp hội Các nhà xuất khẩu điện, điện tử, máy móc và công nghệ thông tin Istanbul,Thổ Nhĩ Kỳ (TET) vừa phối hợp với Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức buổi giao thương giữa các doanh nghiệp điện, điện tử và CNTT Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ 2013.
Việt Nam xuất siêu vào châu Mỹ hơn 7 tỷ USD
Con số 10,315 tỉ USD là tổng giá trị kim ngạch XK của nước ta vào các thị trường lớn ở châu Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2013, tăng trên 1,5 tỉ USD so với cùng kì năm 2012 (cùng kì 8,779 tỉ USD). Điều đáng mừng hơn là việc nước ta xuất siêu vào các thị trường này tới hơn 7 tỉ USD. Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2013, châu Mỹ có 8 quốc gia NK hàng hóa từ Việt Nam. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 8,846 tỉ USD. Đây cũng là thị trường XK lớn nhất của nước ta. Tiếp theo là Canada 508,4 triệu USD; Brazil 407,6 triệu USD; Mexico 308,7 triệu USD; Panama 85,7 triệu USD, Chile 83,8 triệu USD; Argentina 75,3 triệu USD; Colombia 62,4 triệu USD.
Cu Ba- thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu Việt Nam
Kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Cu Ba không ngừng tăng cao. Năm 2012 kim ngạch trao đổi 2 nước đạt xấp xỉ 300 triệu USD, dự kiến năm 2013 sẽ đạt trên 300 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Cu Ba sẽ đạt khoảng 180 triệu USD, tập trung vào các mặt hàng chính là gạo, dệt may, hóa chất, than đá và nhựa. Mặc dù là một quốc gia nhỏ trong khu vực Mỹ Latinh nhưng lại có nhu cầu lớn trong việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như gạo, hàng may mặc, giầy dép. Trong nhiều năm qua, Cu Ba luôn là quốc gia nhập khẩu nhiều gạo từ Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu trung bình 300 triệu tấn/năm.
Mất cân đối thị trường xuất nhập khẩu: nhiều lo ngại
Mất cân đối về thị trường xuất nhập khẩu là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ quan ngại trong thời gian gần đây bởi ở một số thị trường Việt Nam đã bị phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng khá, với tổng kim ngạch đạt xấp xỉ 50 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu cùng thời kỳ ước đạt 51,86 tỷ USD, đưa con số nhập siêu của 5 tháng đầu năm nay là 1,9 tỷ USD.
Cu ba, thị trường tiềm năng cho xuất khẩu Việt Nam
Kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Cu Ba không ngừng tăng cao. Năm 2012 kim ngạch trao đổi 2 nước đạt xấp xỉ 300 triệu USD, dự kiến năm nay sẽ đạt trên 300 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Cu Ba sẽ đạt khoảng 180 triệu USD, tập trung vào các mặt hàng chính là gạo, dệt may, hóa chất, than đá và nhựa. Mặc dù là một quốc gia nhỏ trong khu vực Mỹ Latinh nhưng lại có nhu cầu lớn trong việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như gạo, hàng may mặc, giầy dép. Trong nhiều năm qua, Cu Ba luôn là quốc gia nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam tại khu vực với kim ngạch nhập khẩu trung bình 300 triệu tấn/năm.
Những nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu từ Hồng Kông về Việt Nam
Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hồng Kông về Việt Nam đạt 446,90 triệu USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 tháng đầu năm 2013, mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Hồng Kông là vải dệt may các loại, đạt 162.247.428 USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước;
Giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và vùng Kansai (Nhật Bản)
Ngày 4-7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với METI - Kansai tổ chức Giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp vùng Kansai, Nhật Bản. Tham dự buổi giao thương có đại diện Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Cục Xúc tiến thương mại, đại diện METI - Kansai và đông đảo doanh nghiệp hai nước. Buổi giao thương là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc thiết bị của Việt Nam tìm kiếm đối tác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp vùng Kansai đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Triển vọng xuất khẩu sang Nigeria khả quan
Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương) hôm nay 4-3 cho biết, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nigeria năm 2012 có những bước tăng trưởng khá và triển vọng xuất khẩu sang thị trường này năm 2013 rất khả quan. Theo đó, tổng kim ngạch hai chiều đạt hơn 207 triệu USD, tăng hơn 17% so với năm 2011, trong đó, xuất khẩu đạt 112,5 triệu USD, tăng gần 60% và nhập khẩu đạt gần 95 triệu USD, giảm hơn 19%.
Dệt may ASEAN, dư âm còn đọng lại
NDĐT- Dưới lung linh ánh đèn sân khấu, tiếng cồng chiêng, lời lẩu then quyện hoà cùng tiếng thoi đưa giữa đất trời Việt Bắc trong khuôn khổ Hội thảo trưng bày và trình diễn nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ IV tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên) từ 15 đến 18-3. Bà Nguyễn Thị Ngân, Giám đốc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam cho biết: Hội thảo, trưng bày và trình diễn nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4, với chủ đề "Truyền thống, đổi mới, kết nối: Mở ra bước sáng tạo trong nghề dệt truyền thống Đông Nam Á", chương trình thu hút sự tham gia của hơn 200 khách quốc tế đến từ Quỹ ASEAN; cộng đồng nghệ thuật dệt truyền thống ASEAN và các nước đối thoại.
Châu Phi – “miền đất hứa”
NDĐT - Nhu cầu nhiều, sức tiêu thụ hàng hóa lớn, không đòi hỏi chất lượng sản phẩm quá cao, châu Phi đang được coi là “miền đất hứa” cho xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt trong tình hình các thị trường xuất khẩu lớn của ta đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian vừa qua, có thể thấy rõ sự nổi lên của một số nước châu Phi với mức tăng trưởng GDP tương đối nhanh, bình quân khoảng 5%/năm. Một số nước đang vươn lên với tiềm lực kinh tế lớn, nguồn dự trữ ngoại tệ cao nhờ vào sản xuất dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản có giá trị. Các nước châu Phi hiện cũng đang đứng đầu thế giới về tốc độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong hai năm gần đây.
Kim ngạch xuất khẩu của Singapore giảm
Do chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế của Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Singapore cũng giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay. Singapore, một trong những nền kinh tế châu Á phụ thuộc nhiều vào thương mại, đã chịu ảnh hưởng kìm hãm sản xuất từ cuộc suy thoái từ Mỹ và châu Âu nhiều hơn so với những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, là những nước vẫn có tăng trưởng lành mạnh. Xuất khẩu hàng điện tử từ Singapore trong tháng 6/2011 giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước, nhưng bù lại, xuất khẩu dược phẩm tăng vọt 48,5%.
Tạm dừng đưa hàng từ nước ngoài vào kho ngoại quan với một số mặt hàng
Trước thực trạng doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng trong chế độ quản lý kho ngoại quan để buôn lậu, ngày 19/7/2013, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề nghị tạm dừng làm thủ tục đưa hàng từ nước ngoài vào kho ngoại quan đối với một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và mặt hàng áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan.
Trang 11/12 « .. 8 9 10 11 12 »