Thị trường xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của Singapore giảm
30/06/2013

 

Do chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế của Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Singapore cũng giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay.

 

Singapore, một trong những nền kinh tế châu Á phụ thuộc nhiều vào thương mại, đã chịu ảnh hưởng kìm hãm sản xuất từ cuộc suy thoái từ Mỹ và châu Âu nhiều hơn so với những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, là những nước vẫn có tăng trưởng lành mạnh.

Xuất khẩu hàng điện tử từ Singapore trong tháng 6/2011 giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước, nhưng bù lại, xuất khẩu dược phẩm tăng vọt 48,5%.

Sự sụt giảm trong xuất khẩu của Singapore một phần là do tỷ giá đồng đôla Singapore tăng khoảng 14% so với đồng USD trong 12 tháng tính đến tháng 6, mặc dù cùng kỳ giảm 3,8% so đồng euro. Việc đôla Singapore tăng giá thực sự là thách thức đối với các nhà xuất khẩu nước này.

Với hầu hết các giao dịch thương mại toàn cầu được tính theo đồng đôla Mỹ, đồng đôla Singapore mạnh hơn, về cơ bản có nghĩa các nhà xuất khẩu địa phương hiện đang nhận được ít hơn nếu tính theo đồng đôla Singapore, trừ khi họ tự bảo hiểm rủi ro đối với USD.

Xuất khẩu nội địa các sản phẩm phi dầu mỏ của Singapore bất ngờ sụt giảm trong tháng 6 do xuất khẩu hàng điện tử bị thu hẹp trong sáu tháng liên tiếp làm gia tăng khả năng đảo quốc này sẽ chìm vào một cuộc suy thoái kỹ thuật.

Nguồn tin thương mại của Singapore cho biết, xuất khẩu nội địa sản phẩm phi dầu mỏ của nước này tháng 6/2011 giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 2,3% so với tháng trước, đã điều chỉnh theo thời vụ.

Theo Song Seng Wun, nhà kinh tế khu vực của CIMB, hiện đang tồn tại một nguy cơ thực sự với một khởi đầu yếu kém trong xuất khẩu của quý 3, và có lẽ cũng là trong toàn bộ nền sản xuất nói chung, có thể thấy suy thoái kỹ thuật là khả năng thực sự có thể.

Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã lựa chọn kiểm soát lạm phát nhập khẩu bằng cách cho phép dần dần tăng giá tiền tệ, các nhà kinh tế cho rằng biện pháp này góp một phần vào việc làm suy yếu xuất khẩu.

Rahul Bajoria thuộc Barclays Capital cho biết, nếu nhu cầu từ nước ngoài giảm mạnh có thể MAS sẽ phải tính toán xem họ muốn đồng đôla Singapore mạnh đến mức nào và tại thời điểm này, lạm phát vẫn lớn hơn tăng trưởng.

Nhà kinh tế Chua Hak Bin thuộc Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch ghi nhận, tái xuất khẩu các mặt hàng phi dầu mỏ của Singapore giảm 9,7% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm trước, cho thấy lượng suy giảm trong toàn ngành thương mại.

Ngoài nhu cầu từ bên ngoài suy giảm, Chính phủ Singapore còn tăng cường thắt chặt các hạn chế với lao động nước ngoài. Điều này khiến các nhà sản xuất Singapore đau đầu.

Trước những phàn nàn của dân Singapore trong việc phải cạnh tranh với người nước ngoài để tìm việc làm, Chính phủ nước này đã thắt chặt các quy định đối với những doanh nghiệp phải thuê lao động nước ngoài trong các vị trí bậc trung. 

Ý kiến bạn đọc