Thị trường xuất nhập khẩu

Trung Quốc – tiếp tục là thị trường chính cung cấp phân bón cho Việt Nam
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2013, Việt Nam đã nhập khẩu trên 4,2 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 17 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 53,9% thị phần, tương đương với 2,2 triệu tấn, trị giá 769,9 triệu USD, tăng 16,54% về lượng nhưng giảm 1,16% về trị giá so với 11 tháng năm 2012.
Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ
Trong những năm gần đây, kim ngạch (KN) XK của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ luôn đạt mức độ tăng trưởng khả quan với tốc độ tăng ấn tượng. Trong 5 năm qua, KNXK của Việt Nam sang thị trường này đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 46%/ năm. Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009, trước khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) được ký kết, mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng giá trị KNXK sang thị trường này còn khiêm tốn ở mức dưới 500 USD/năm. Tuy nhiên, kể từ khi AIFTA bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010, KNXK của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng lên 992 triệu USD, tăng trên 136% so với năm 2009.
Xuất khẩu sang thị trường Đức tăng trưởng gần 16%
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức tính từ đầu năm đến hết tháng 11 đạt trên 4,30 tỷ USD So với cùng kỳ năm 2012, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 sang thị trường Đức tăng 15,8%, Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức nhìn chung đều tăng, gồm: giày dép; dệt may; sản phẩm gỗ; thủy hải sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện..
Xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia tăng xấp xỉ 10%
Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước này trong 11 tháng năm 2013 đạt 4,572 tỷ USD, tăng 9,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Malaysia trong thời gian trên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dầu thô, điện thoại và linh kiện, cao su, gạo và sắt thép các loại.
Tiềm năng thị trường nông sản Trung Quốc đối với xuất khẩu của Việt Nam
Cùng với sự mở rộng của quy mô ngoại thương, nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc cũng có sự tăng trưởng đáng kể để phục vụ thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Trung Quốc. Năm 2012, quy mô ngoại thương của Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Mỹ, trở thành quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới đạt trên 3.866 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc năm 2012 đạt 175,7 tỷ USD
Xuất khẩu sang Lào: cơ hội rất lớn
"Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt XK hàng hóa sang Lào rất lớn nếu tận dụng tốt những lợi thế"- ông Trần Bảo Giám, Tham tán thương mại Việt Nam tại Lào khẳng định với phóng viên Báo Công Thương trước thềm Hội nghị Tham tán thương mại 2013. Hàng Việt sang Lào khó khăn Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính phủ hai nước, thương mại Việt Nam- Lào có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2010 tăng 17,2%, 2011 tăng 49,8% và 2012 tăng 17,1%. Tính riêng 11 tháng năm 2013, thương mại song phương ước hơn 900 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến, giá trị thương mại song phương năm 2013 đạt gần 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2012.
Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan
Đài Loan được biết đến là một nền kinh tế năng động với có quy mô hơn 23 triệu người tiêu dùng, tổng GDP đạt 474 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người là 20.364 USD. Trong 10 năm trở lại đây, Đài Loan luôn là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bình quân đạt 4,8%/năm.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Ô-xtrây-li-a tăng 18%
Bộ Công thương cho biết, những năm vừa qua, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a tăng trưởng vượt bậc. Năm 2012, kim ngạch thương mại đạt hơn năm tỷ USD (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011). Mười tháng năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Ô-xtrây-li-a đạt 2,89 tỷ USD (tăng 18% so với cùng kỳ 2012).
Campuchia: thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
Theo dự báo của Chính phủ Campuchia cũng như các tổ chức tài chính quốc tế, năm 2013, kinh tế Campuchia có thể đạt mức tăng trưởng 7%. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm và tiếp tục đầu tư lâu dài tại Campuchia, cải thiện vị trí của các nhà đầu tư Việt Nam tại một thị trường láng giềng quan trọng.
Vẫn có “cửa” thâm nhập thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc được đánh giá là thị trường XK tiềm năng của Việt Nam đối với những mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, để XK được sang thị trường này, DN Việt Nam cần tìm hiểu kỹ quy trình, yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm mà thị trường này đặt ra. Quy định ngặt nghèo Là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc, chiếm đến 38% thị phần với 150 điểm bán hàng và sở hữu 20 chi nhánh bán lẻ ở nước ngoài, ông Chang Hun Lee, đại diện của Tập đoàn bán lẻ E-Mart cho biết, để được vào hệ thống siêu thị E-Mart, hàng hóa cần phải vượt qua các bước kiểm tra, đánh giá rất khắt khe từ nhà bán lẻ này.
Tình hình xuất khẩu sang Pháp và những tín hiệu vui
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, 11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Pháp thu về gần 2 tỷ USD, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Hàng Việt Nam vẫn hấp dẫn thị trường tiêu thụ đẳng cấp cao của châu Âu, nhất là dệt may, giày dép, đồ gỗ, cà phê.
Thay đổi quy trình phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu
Tổng cục Hải quan vừa có các Quyết định số 3987/QĐ-TCHQ ban hành quy trình xác định trước mã số đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và quy trình phân loại đối với hàng hóa XNK phải phân tích và Quyết định số 4023/QĐ-TCHQ ban hành quy chế phân tích hàng hóa XNK trong ngành Hải quan. Đây là những quy trình để hướng dẫn trình tự, thủ tục tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và ban hành, tổ chức thực hiện văn bản xác định mã số đối với hàng hóa XNK theo quy định tại Điều 7 và tiết b khoản 1 Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
Hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang Indonesia 9 tháng đều tăng trưởng
Theo thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong tháng 9/2013 đạt 230,25 triệu USD, tăng 6,3% so với tháng 8/2013. Tính chung cho 3 quí đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước và đạt 1,74 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ tăng 31,1%
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Ngô vẫn là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2013, với lượng nhập 1.001.529 tấn, trị giá 300.032.117 USD, tăng 3,5% về lượng và tăng 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, trị giá 275.464.753 USD, tăng 32,5%; mặt hàng đứng thứ ba là dược phẩm trị giá 183.964.598 USD, tăng 5,3%. Ba mặt hàng trên chiếm 36,1% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2013.
Hà Lan hỗ trợ hiệu quả xuất khẩu của TPHCM
Chiều 18-11, Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan (CBI) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm hợp tác giữa CBI và Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: Là tổ chức xúc tiến nhập khẩu đầu tiên trên thế giới, CBI đã đồng hành với các đối tác Việt Nam, trong đó có TPHCM trong nhiều hoạt động sôi nổi, nổi bật như chương trình hỗ trợ Câu lạc bộ Doanh nghiệp xuất khẩu TPHCM, cổng thông tin điện tử thương mại và đầu tư, dự án trung tâm giao dịch và triển lãm nông sản sắp tới
Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Vượt qua rào cản kỹ thuật
Hàn Quốc đang có nhu cầu rất lớn đối với hàng nông sản thực phẩm Việt Nam như: Thủy sản, cà phê, rau, quả chế biến, bánh kẹo, các sản phẩm từ ngũ cốc. Dù vậy, để thâm nhập sau thị trường, doanh nghiệp Việt Nam phải ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Hae Moon Chung- Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN- Hàn Quốc (AKC)- đã chia sẻ tại Hội thảo “Tiếp cận thị trường thực phẩm Hàn Quốc” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và AKC phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
Xuất khẩu sang Maroc: Nhiều hứa hẹn
Với kim ngạch không ngừng tăng trưởng và cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, Maroc đang dần trở thành thị trường nhiều hứa hẹn. Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương cho biết, hiện cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Maroc ngày càng đa dạng và đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực với việc các mặt hàng nông sản xuất khẩu thô và qua khâu trung gian như hạt tiêu, cơm dừa đã giảm dần nhường chỗ cho hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Hàng hóa của Việt Nam xuất siêu sang Nhật đạt 1,42 tỷ USD
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2012 đạt 27 tỷ USD, tăng gần 50% so với 2008. Chín tháng đầu năm 2013, thương mại giữa 2 nước đạt 18,31tỷ USD; trong đó xuất khẩu sang Nhật đạt 9,87 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật trị giá 8,45tỷ USD. Như vậy xuất siêu của Việt Nam sang Nhật đạt 1,42 tỷ USD. Hàng hóa việt Nam xuất khẩu sang Nhật tháng 9/2013 đạt trên 1,08 tỷ USD, tăng 4,26% so với tháng trước đó; đưa tổng kim ngạch cả 9 tháng đầu năm 2013 lên 9,87 tỷ USD, tăng nhẹ 1,26% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 10,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Tình hình xuất khẩu sang thị trường Hà Lan 8 tháng năm 2013
Nếu như 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt kim ngạch 1,65 tỷ USD tăng 20,4%, thì nay 8 tháng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng, tăng 22,17% so với cùng kỳ, tương đương với kim ngạch 1,9 tỷ USD.
UAE thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam
Có một thị trường mà ít ngờ tới là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã nhanh chóng vượt lên đứng thứ 7 trong các thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2012 so với năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang UAE cao gấp 87,3 lần, bình quân 1 năm tăng tới 45,1%. Đó là tốc độ tăng rất cao, vượt xa so với các con số tương ứng của cả nước trong cùng thời gian (7,9 lần và 18,8%/năm).
Trang 8/12 « .. 6 7 8 9 10 .. »