Thị trường xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu sang Braxin tăng mạnh
Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Braxin đạt hơn 691,3 triệu USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm trước. Giày dép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 202,15 triệu USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là mặt hàng điện thoai các loại và linh kiện đạt 122,7 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản đứng ở vị trí thứ ba, trị giá hơn 68,4 triệu USD, tăng 70,2%; Ba mặt hàng trên chiếm 47% tổng trị giá xuất khẩu. Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác sang thị trường Braxin như: máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; cao su; xơ, sợi dệt các loại; sản phẩm từ sắt thép…
Việt Nam - Thụy Điển: tăng năng lực xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Ngày 21/10, tại Trung tâm Thiết kế Hà Nội, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) đã tổ chức lễ tổng kết "Dự án hợp tác giữa Vietcraft và Trường ĐH Lund (Thụy Điển) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam thiết kế, phát triển sản phẩm". Ông Lê Bá Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết: Qua 1 năm, dự án đã hỗ trợ đào tạo được 106 nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ, tổ chức nhiều khóa học về thiết kế bền vững cho doanh nghiệp tại Hà Nội và nhiều địa phương khác, đào tạo 203 lãnh đạo doanh nghiệp về xu hướng thiết kế và xu hướng vật liệu... Từ đó, 37 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới đã ra đời, nhiều DN năm nay tăng 5 - 7% kim ngạch xuất khẩu...
Canada - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canađa đạt 1.063.372.998 USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Canađa đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: hàng dệt may, thuỷ sản, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ...trong đó, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Canađa trong 9 tháng đầu năm 2013 là hàng dệt may, trị giá 280.780.199 USD, tăng 16,9%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Mê-hi-cô 8 tháng đạt 613 triệu USD
Theo thống kê của hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mê-hi-cô 8 tháng đầu năm 2013 đạt 613 triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ 2012. Mặc dù gần đây có một vài trở ngại đối với xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô như việc Mê-hi-cô áp dụng lệnh cấm nhập khẩu tôm từ Việt Nam và cơ quan kiểm dịch thực vật của Mê-hi-cô yêu cầu trả lại hoặc tiêu hủy 20 container gạo của Việt Nam, song kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mê-hi-cô vẫn tăng gần 14,5%, đạt hơn 540 triệu USD.
UAE tiếp tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam tại Tây Á
Trong 9 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt khoảng 3,14 tỷ USD Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 9 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt khoảng 3,14 tỷ USD, tăng 112% so với cùng kỳ năm 2012. UAE tiếp tục giữ vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á.
Giải pháp nào tăng xuất khẩu sang Australia ?
Dù liên tục xuất siêu sang Australia nhưng năm 2012, sau nhiều năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Australia mới đạt năm tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 3,24 tỷ USD, nhập khẩu 1,77 tỷ USD. Hàng hóa của nước ta vẫn còn rất nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Doanh nghiệp cần biết: Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng thực phẩm sang I-ran
ran vốn là một nước xuất khẩu là chủ yếu, trong xuất khẩu thì dầu thô và các sản phẩm hóa dầu chiếm tới trên 70 % do đó nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thông thường cũng như thiết yếu là điều dễ hiểu. Sản phẩm của Việt nam xuất khẩu sang Iran bao gồm: hàng may mặc, giày dép, đồ chơi, hàng điện tử, hàng nội thất, linh kiện phụ tùng xe máy, ô tô, cao su và sản phẩm cao su, các loaị máy móc nông nghiệp, động cơ các loại, hàng nông sản có: chè, gạo, cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, hạt điều...
Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Pháp
Pháp có hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều quốc gia. Các quy định về thuế nhằm khuyến khích hợp tác đầu tư, phát triển khu vực, mở rộng quan hệ quốc tế, miễn giảm thuế… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp tháng 11 năm 2007, đạt 95,54 triệu USD. Tính chung 11 tháng đạt 784,02 triệu USD, trong đó mặt hàng giày dép đạt kim ngạch cao nhất, với kim ngạch 178,85 triệu USD, tiếp theo là hàng dệt may đạt 133,67 triệu USD và mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch 75,37 triệu USD.
Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Pháp
Pháp có hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều quốc gia. Các quy định về thuế nhằm khuyến khích hợp tác đầu tư, phát triển khu vực, mở rộng quan hệ quốc tế, miễn giảm thuế… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp tháng 11 năm 2007, đạt 95,54 triệu USD. Tính chung 11 tháng đạt 784,02 triệu USD, trong đó mặt hàng giày dép đạt kim ngạch cao nhất, với kim ngạch 178,85 triệu USD, tiếp theo là hàng dệt may đạt 133,67 triệu USD và mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch 75,37 triệu USD.
Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Anh (Phần 2) –
Chính sách thuế và thuế suất Vương quốc Anh là một trong những nền kinh tế có tỷ suất thuế doanh nghiệp thấp nhất trong liên minh châu Âu EU, các biện pháp phân bổ thuế tốt và không có các loại thuế địa phương đánh vào lợi nhuận hay giá trị gia tăng. Đồng thời, đây cũng là nước có mạng lưới thỏa thuận song phương chính thức về thuế rộng khắp nhất thế giới. Một đặc điểm quan trọng của các thỏa thuận thuế này là cắt giảm thuế mà các doanh nghiệp trích ra từ cổ tức, lãi và thu nhập của người lao động nộp cho chính phủ. Về thuế doanh nghiệp, mức thuế doanh nghiệp chuẩn ở Anh là 30% áp dụng cho cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài. Mức thuế này sẽ được giảm xuống còn 28% từ tháng 4/2008
Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Anh (Phần 1)
Các quy định về xuất nhập khẩu 1. Chứng từ nhập khẩu Các chứng tư phải xuất trình khi nhập khẩu bao gồm chứng từ hàng hoá và chứng từ thương mại. Chứng từ hàng hoá gồm có: - Hoá đơn thương mại - Vận đơn đường biển hoặc đường hàng không - Phiếu đóng gói - Các chứng từ bảo hiểm - Trong một số trường hợp cần phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ, giáy chứng nhận vệ sinh dịch tễ Hình minh họa từ Internet Chứng từ thương mại phải đi kèm với hàng hoá để tránh chậm trễ trong việc thông quan nhập khẩu.
Những điều cần biết khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Đã có nhiều buổi hội thảo, tọa đàm được tổ chức bàn luận về quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ nhưng theo Ông Lê Xuân Dương, tùy viên thương mại của Việt Nam tại Mỹ, những cuộc hội thảo đi sâu vào các khía cạnh cụ thể của thị trường này vẫn còn rất ít. Trong chuyến về nước năm nay, ông Dương đã cho biết một số nhận xét về thị trường còn mới lạ này.
Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản
Ông Koichi Takano, Phó trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO: “Hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là đảm bảo được chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng”. Hiện nay, lượng hàng hoá xuất khẩu của nước ta vào thị trường Nhật Bản mới chỉ chiếm xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản mỗi năm. Trong khi đó, thị phần của Thái Lan 2,9%, Inđônêxia 4,2% và nhất là Trung Quốc lên tới 20,5%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Sỹ 6 tháng đầu năm sụt giảm
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 323,2 triệu USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó xuất khẩu đạt 144,08 triệu USD, giảm 28,22%; nhập khẩu đạt 179,1 triệu USD, giảm 0,4%. Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Sỹ chủ yếu là đá quí, kim loại quí; thủy sản, giầy dép, dệt may. Trong đó, đá quí, kim loại quí đứng đầu về kim ngạch với 45,9 triệu USD, chiếm 31,86% tổng kim ngạch, tăng 16,86% so cùng kỳ; sau đó là thủy sản 30,17 triệu USD, chiếm 20,94%, giảm 5,48%; Giày dép 11,95 triệu USD, chiếm 8,3%, giảm 7,74%; Hàng dệt may 5,16 triệu USD, chiếm 3,58%, giảm 1,28%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thụy Sĩ 6 tháng đầu năm 2013 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2012 chủ yếu do xuất khẩu mặt hàng cà phê và máy vi tính, linh kiện điện tử giảm mạnh với mức giảm tương ứng 96,98% và 35,52%.
Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia tăng trưởng
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia trong nửa đầu năm 2013 đạt hơn 1,51 tỷ USD, tăng 8,11% so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại mặc dù giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước những vẫn là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Campuchia, với390.808 tấn, trị giá 365.034.694 USD, giảm 14% về lượng và giảm 20% về trị giá, chiếm 24,1% tổng trị giá xuất khẩu.
Vượt rào cản thị trường
Thủy sản xuất khẩu bị trả về không ít, và lại bị trả về từ những thị trường lớn... Mỗi năm, thủy sản nước ta thiệt hại hơn 14 triệu USD vì bị các thị trường nhập khẩu trả về, lý do chủ yếu là nhiễm khuẩn. Đó là kết quả phân tích của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc công bố trong hội thảo “Đáp ứng tiêu chuẩn - chiếm lĩnh thị trường: Giải pháp tháo gỡ thách thức đối với chuỗi giá trị thủy sản trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại” diễn ra ngày 21/3 ở Hà Nội.
Rào cản của thị trường châu Phi, Trung Đông
Trung Đông, châu Phi được biết đến như một thị trường mới, nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thâm nhập thị trường, hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam với hai thị trường này vẫn gặp nhiều trở ngại bởi khoảng cách địa lý, cách thức thanh toán trong quá trình giao dịch…
Nguy cơ mất hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài năm 2013 tại Hàn Quốc
Dự kiến cuối tháng 2-2013, Hàn Quốc cấp hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài năm 2013. Để được cấp hạn ngạch, Việt Nam phải đưa gần phân nửa lao động đang bỏ trốn về nước trong 3 tháng tới… “Nếu Việt Nam kêu gọi được 40% lao động đã hết hạn hợp đồng đang làm việc và cư trú bất hợp pháp về nước thì Hàn Quốc mới xem xét ký gia hạn bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác lao động theo chương trình cấp phép lao động EPS”. Ông Choi Byung – Gie, Tổng Giám đốc Trung tâm EPS Việt Nam - Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc, đã nói như vậy tại hội nghị “Triển khai các giải pháp giảm tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước” tổ chức ngày 30-11 tại Thanh Hóa, một trong những địa phương có đông lao động bỏ trốn.
Thị trường Các-bon: Cơ hội hay thách thức?
Thị trường các-bon (hay còn gọi là thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính) là cơ chế mềm cho phép các nước thuộc nhóm phải cắt giảm khí nhà kính lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện nghĩa vụ của mình. Hay thị trường các-bon là cơ chế thị trường hướng tới việc cắt giảm tổng lượng khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu với chi phí thấp nhất (Báo Tài nguyên và môi trường, 10-5-2010).
Trang 9/12 « .. 8 9 10 11 12 »