Thương mại điện tử

Thủ tục miễn thuế hàng hoá nhập khẩu cho dự án ưu đãi đầu tư
Theo hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Tài chính: "Chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại không phải nộp thuế nhập khẩu (NK), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế GTGT đối với hàng hóa do chủ dự án ODA, nhà thầu chính trực tiếp NK hoặc ủy thác NK để thực hiện dự án ODA.
Yêu cầu pháp lý cho việc phát triển Thương mại điện tử
1. Giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt nam hình thức văn bản được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại và đặc biệt là trong các hợp đồng kinh tế nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng rằng thế nào là "văn bản". Theo quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết).
Thông tư quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
THÔNG TƯ Quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
Thông tư hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng a) Thông tư này điều chỉnh việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên các website thương mại điện tử. b) Thông tư này được áp dụng đối với: - Thương nhân sử dụng website thương mại điện tử để bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (sau đây gọi là thương nhân);
Việt Nam cần giảm rào cản thương mại để thúc đẩy tăng trưởng
Theo “Dự báo Các thị trường tăng trưởng nhanh” do Ernst & Young mới công bố, việc nới lỏng chính sách tiền tệ và nới lỏng định lượng để thúc đẩy tăng trưởng ở các thị trường phát triển đã làm tỷ giá hối đoái biến động do đó có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh xuất khẩu ở các thị trường tăng trưởng nhanh (RGMs). Giảm rào cản thương mại sẽ thúc đẩy xuất khẩu và đặc biệt là tăng trưởng ở khu vực Đông Nam Á. Các hiệp định/hợp đồng thương mại khu vực liên tục được ký kết sẽ cho phép lưu chuyển tự do dòng chảy vốn, dịch vụ và con người.
Thông tư quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thông báo, đăng ký website thương mại điện tử, đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệmwebsite thương mại điện tử và công bố thông tin trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này được áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: 1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. 2. Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử
QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Xuất nhập khẩu, Thương mại điện tử và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Hạn ngạch không ảnh hưởng thị trường
Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố thông tin về việc cấp hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm theo hạn ngạch thuế quan của năm 2012. Cụ thể, theo Thông tư 22 được ban hành ngày 6-8, trong năm 2012, bộ sẽ cấp hạn ngạch thuế quan cho phép các DN được nhập khẩu 40.000 tá trứng gia cầm (bao gồm trứng gà và trứng vịt).
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số 1. Bổ sung các khoản 18, 19, 20 và 21 vào sau Khoản 17 Điều 3 như sau: "18. Chứng thư số, chữ ký số nước ngoài được công nhận là chứng thư số, chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận, cấp. 19. Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam là chứng thư số chưa được công nhận tại Việt Nam nhưng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép sử dụng.
Nghị định Về thương mại điện tử
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này áp dụng đối với việc: 1. Sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật Thương mại và Nghị định này. 3. Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với việc sử dụng chứng từ điện tử là hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hoá đơn gửi hàng, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền nào đó.
Website TMĐT hàng đầu Trung Quốc "đổ bộ" vào Việt Nam
Ngày 8/9, Vancl.com, một trong những trang TMĐT chuyên về thời trang lớn nhất Trung Quốc đã chính thức "xâm nhập" vào thị trường Việt Nam tại địa chỉ Vancl.vn. Theo trang tin techinasia, thống kê của VanCL cho thấy tăng trưởng của trang web này chủ yếu từ khu vực Đông Nam Á và Nga, trong đó Việt Nam đóng góp 8% tổng doanh số bán hàng ở nước ngoài; đến tháng 9/2012 mức tăng trưởng tại Việt Nam đã đạt 100% so với cùng kỳ năm 2011.
Sức lan tỏa trên mobile và mạng xã hội
Với sức hấp dẫn và lan tỏa rất nhanh của các mạng xã hội, đặc biệt trong bối cảnh số người dùng các thiết bị di động thông minh kết nối Internet tăng nhanh, “có thể dự đoán các doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh việc bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các mạng xã hội với hình thức B2C (Doanh nghiệp - người dùng). Các cá nhân cũng tận dụng khả năng của mạng xã hội để mua bán với nhau (hình thức C2C - người dùng - người dùng)”, ông Nguyễn Thành Hưng nhận định.
Tiền ảo nhưng không ảo?
Tuần trước, thế giới tiền ảo chao đảo sau khi một bản cáo trạng vừa được nộp lên tòa án New York, buộc tội Liberty Reserve (LR) và 7 nhân viên đã thực hiện vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử. Các bị cáo bị buộc tội thực hiện hoạt động rửa tiền trên quy mô lớn, trở thành trung tâm tài chính cho thế giới tội phạm mạng, thực hiện các vụ gian lận thẻ tín dụng, tấn công mạng và buôn thuốc phiện. Các cơ quan chức năng ước tính LR đã thực hiện 55 triệu giao dịch và “rửa” 6 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 5/2013. Những con số trên khiến đây là vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử.
Sự phát triển nhanh và đa dạng các website bán lẻ của Việt Nam
Trong vòng 3 năm trở lại đây, thị trường mạng Việt Nam trở nên cực kỳ sôi động vì sự ra đời của hàng loạt các website bán lẻ với đa dạng loại hình sản phẩm từ chuyên doanh (nội thất, đồ điện tử) đến tổng hợp (kinh doanh đủ loại hàng, dịch vụ). Với sự phát triển của Internet và các phần mềm ứng dụng, hàng loạt các website bán lẻ như: chodientu.com, gophatdat.com, vnemart.com… đã ra đời, ít nhiều tạo ra một “sàn tập” cho cả người kinh doanh lẫn người dùng.
Kế hoạch bán lẻ trực tuyến tại Tây Ninh
Thực hiện Quyết định số 1062⁄QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ngày 20 tháng 5năm 2011 về việc Phát triển Thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2011-2015, ngày 23, 24 tháng 11 năm 2011, Sở Công Thương Tây Ninh phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tổ chức tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp lập Kế hoạch bán lẻ trực tuyến cho doanh nghiệp tại Hội trường Sở Giáo dục tỉnh Tây Ninh. Tham dự khóa tập huấn có ông Phạm Văn Quan - Phó Giám đốc Sở Công Thương và Lãnh đạo các doanh nghiệp, Báo chí và Đài truyền hình địa phương.
An toàn trong TMĐT
Theo kinh nghiệm của các nước có nền TMĐT phát triển trên thế giới, vấn đề tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi mua bán ảo vô cùng quan trọng. Tại Trung Quốc, có đến 34% người được hỏi cho biết uy tín người bán chính là lý do lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến. Trong đó 48% cho rằng có 1 bên thứ ba chứng thực uy tín sẽ tạo cho họ cảm giác an tâm hơn (theo Acquity Group). Còn tại Mỹ, có đến 75% người mua hàng Online cho biết họ sẽ chỉ mua hàng trên website có chứng nhận đảm bảo nào đó, 63% khách hàng không mua tại các website không có dấu hiệu đảm bảo kể cả có mức ưu đãi hấp dẫn hơn (theo McAfee).
Thiếu hụt nhân lực kỹ năng cao
Dù chỉ mới bắt đầu phát triển nhưng nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) đang giữ một tỷ trọng không nhỏ trên thị trường tuyển dụng và có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là nhân lực có kỹ năng.
Thương mại điện tử: Công cụ tăng sức cạnh tranh
Trong những năm qua, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh, hoạt động giao dịch mua bán qua mạng rất sôi động. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá- TMĐT đã thực sự trở thành công cụ để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 21/6/2013, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội nghị “Phổ biến Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử” nhằm phổ biến những nội dung chính của Nghị định và các quy định liên quan đến các Sở Công Thương khu vực phía Bắc, các doanh nghiệp hoạt động TMĐT tại Hà Nội.
Xu hướng phát triển thương mại điện tử tại Nhật Bản
Trong hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2013, tại Hà Nội, Cục Thương mại điệnt ử và Công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT) - Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) phối hợp với Cục Chính sách thương mại và Thông tin - Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tổ chức Hội thảo quốc tế về hợp tác TMĐT Việt Nam – Nhật Bản. Tại Hội thảo các chuyên gia Nhật Bản đã trình bày những kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển các dịch vụ cũng như giá trị gia tăng của lĩnh vực TMĐT, đặc biệt là sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp, cũng như các hạ tầng khác có liên quan đến phát triển TMĐT đem lại bài học hữu ích cho Việt Nam
Những văn bản pháp luật của Việt Nam về thương mại điện tử
Luật Giao dịch Điện tử: Luật này là văn bản nền tảng cho mọi hoạt động giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2005 và có hiệu lực từ ngày 1.3.2006. Nghị định về Thương mại điện tử: Quy định về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (gọi là “chứng từ điện tử”) được Chính phủ ban hành ngày 9.6.2006. Nghị định về Chữ ký số và chứng thực điện tử: Quy định về việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử.
Trang 34/80 « .. 32 33 34 35 36 .. »