Tin tức
Sức lan tỏa trên mobile và mạng xã hội
26/12/2013

Với sức hấp dẫn và lan tỏa rất nhanh của các mạng xã hội, đặc biệt trong bối cảnh số người dùng các thiết bị di động thông minh kết nối Internet tăng nhanh, “có thể dự đoán các doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh việc bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các mạng xã hội với hình thức B2C (Doanh nghiệp - người dùng). Các cá nhân cũng tận dụng khả năng của mạng xã hội để mua bán với nhau (hình thức C2C - người dùng - người dùng)”, ông Nguyễn Thành Hưng nhận định.

Đây không chỉ là xu hướng ở Việt Nam mà được dự báo sẽ bùng nổ trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, xu hướng TMĐT trên mobile được dự báo sẽ nở rộ từ năm 2012 trở đi. Rất nhiều doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nội dung số trên thiết bị di động đang tập trung vào các giải pháp như thanh toán qua mobile (các ngân hàng, ví điện tử), tiếp thị qua mobile (mobile marketing) như Naiscorp, Gapit… Thị trường này hứa hẹn sẽ có nhiều sôi động trong năm 2012.

Mua theo nhóm: hồi hộp thịnh hay suy

Trào lưu mua theo nhóm (groupon) tại Việt Nam nở rộ từ giữa năm 2011. Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là thế mạnh của TMĐT. Khả năng kết nối của Internet cho phép thu hút đông người mua, tạo lên sức mạnh khi mua cùng một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ từ mỗi người bán. Cả người bán, người mua và nhà cung cấp dịch vụ trung gian giúp nhiều người mua tập hợp lại với nhau và đều có lợi.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian cũng từng coi "mua theo nhóm" là "người hùng" của năm 2011 bởi nhờ đó mà dịch vụ thanh toán trực tuyến có những phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sẽ rất khó dự đoán xu thế mua theo nhóm trong năm 2012 bởi hoạt động này phụ thuộc đáng kể vào chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian.

Một mặt, họ phải đảm bảo để người bán tuân thủ đúng các cam kết đã công bố công khai trên website của mình, đồng thời phải đa dạng các sản phẩm và dịch vụ để hấp dẫn đông đảo người mua. Mặt khác, các nhà cung cấp dịch vụ trung gian phải liên tục sáng tạo các phương thức để người mua dễ dàng tập hợp với số lượng lớn, tạo ra lợi thế của bên mua. Nhà cung cấp dịch vụ trung gian cũng cần phải công bố công khai trách nhiệm của mình đối với người mua khi quyền lợi của họ không được đảm bảo.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT và bảo vệ người tiêu dùng cũng cần nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện nay đã phù hợp để xử lý các tranh chấp làm thiệt hại tới người tiêu dùng khi tham gia hình thức mua hàng theo nhóm hay chưa và có kế hoạch bổ sung, sửa đổi kịp thời nếu hệ thống này chưa đáp ứng được hình thức mua bán mới này ở Việt Nam.

Trên thực tế, hình thức mua theo nhóm hiện vẫn phát triển tự phát. Tuy chưa xảy ra vụ kiện tụng nào đáng chú ý nhưng chất lượng vẫn có nhiều điều đáng bàn, nhất là với các loại hàng hóa là dịch vụ. Đơn vị trung gian vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp có đúng với cam kết. Đối với người tiêu dùng, tâm lý chung vẫn là: nếu không hài lòng thì không sử dụng nữa. Thực sự, đây là một kiểu phản ứng rất nguy hiểm bởi nó không giúp nhà cung cấp, đơn vị trung gian có được những thông tin phản hồi để kịp thời điểu chỉnh.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ các nhà quản lý vĩ mô, rất cần đến vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT và bảo vệ người tiêu dùng trong việc nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện nay đã phù hợp để xử lý các tranh chấp làm thiệt hại tới người tiêu dùng khi tham gia hình thức mua hàng theo nhóm hay chưa và có kế hoạch bổ sung, sửa đổi kịp thời nếu hệ thống này chưa đáp ứng được hình thức mua bán mới này ở Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc