Trong hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2013, tại Hà Nội, Cục Thương mại điệnt ử và Công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT) - Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) phối hợp với Cục Chính sách thương mại và Thông tin - Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tổ chức Hội thảo quốc tế về hợp tác TMĐT Việt Nam – Nhật Bản.
Tại Hội thảo các chuyên gia Nhật Bản đã trình bày những kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển các dịch vụ cũng như giá trị gia tăng của lĩnh vực TMĐT, đặc biệt là sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp, cũng như các hạ tầng khác có liên quan đến phát triển TMĐT đem lại bài học hữu ích cho Việt Nam
Được nhận định là đất nước có nền TMĐT tiên tiến nhất, với sự phát triển hơn hẳn so với những nước khác ở Châu Á. Doanh thu TMĐT ở Nhật tăng đều khoảng 17% từ năm 2005 đến nay và dự tính sẽ tăng khoảng 10% trong 5 năm tới. Nhưng những thành công của các công ty dựa trên việc ứng dụng và phát triển TMĐT chủ yếu thu được là nhờ có nguồn vốn lớn, nhân lực và cơ sở hạ tầng thiết bị tốt và đặc biệt là quan tâm chăm sóc đến văn hóa thói quen của khách hàng.
Trong năm 2012, tại Nhật Bản, trào lưu sử dụng các thiết bị di động cầm tay, điện thoại thông minh (smart phones) để truy cập Internet gia tăng vượt bậc, chiếm tới 27,8% trong toàn bộ quy mô thị trường Internet ngoài khu vực hộ gia đình.
Ngoài ra, hòa nhập cùng trào lưu chung trên thế giới, mạng xã hội cũng trở nên phổ biến trong toàn xã hội và phồ biến trong mọi độ tuổi. Trong đó, số người độ tuổi từ 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ tham gia mạng xã hội cao nhất, trên 28%, tiếp đó là tầng lớp độ tuổi trung niên, chiềm khoảng 50%.
Về thị trường TMĐT tại Nhật Bản, trong năm 2011, tổng giá trị giao dịch TMĐT mô hình doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) tăng lên 9.5 ngàn tỷ yên (tăng khoảng 12,5% so với năm 2010). Mọi lĩnh vực kinh doanh đều gia tăng thị phần về TMĐT, trong đó đứng đầu vẫn là lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, chiếm 53% thị phần, tiếp đó là lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, giữ tỷ lệ 24% quy mô thị trường. Đặc biệt, ngành nghề thời trang may mặc trong lĩnh vực bán lẻ gia tăng ngoạn muc, lên tới 20% so với năm
Quy mô thị trường giao dịch TMĐT mô hình doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B) đạt tổng giá trị giao dịch tới 262 ngàn tỷ yên (tăng 1.7% so với năm trước). Tỷ trọng giao dịch TMĐT (hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là giao dịch qua hệ thống máy tính) trong tổng giá trị giao dịch TMĐT B2B chiếm tới 25,7% (tăng 1.4% so với năm trước). Lĩnh vực sản xuất chiếm vai trò chủ đạo trong tổng giá trị giao dịch thị trường B2B, lên tới 54.7%, tiếp đó là lĩnh vực bán buôn với tỷ lệ 29.9%. Điều này phản ảnh đúng thực tế khách quan và phù hợp với đúng tính chất của giao dịch TMĐT B2B, đó là phục vụ giao dịch theo lô, bán buôn số luợng lớn, giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu và đơn vị sản xuất, lắp ráp.
Một trong những đặc điểm được các chuyên gia Nhật Bản nhấn mạnh trong các bài trình bày, đó là xu thế lan tràn của mạng xã hội và những tác động xã hội cần nghiên cứu.
Qua khảo sát người dùng hai mạng xã hội phổ biến hiện nay là Twitter và Facebook, lượng thành viên tham gia hai mạng trên tổng cộng khoảng 30 triệu người. Tỷ lệ khách hàng sử dụng các phương tiện truyền thông thông thường vẫn duy trì cao, tuy nhiên đáng chú ý là theo đánh giá của người tiêu dùng, tính hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội đã gia tăng gần như tương đương với vô tuyến truyền hình, đặc biệt là vai trò của các website so sánh và đánh giá sản phẩm.