Tin tức
Thương mại điện tử: Công cụ tăng sức cạnh tranh
23/12/2013

Trong những năm qua, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh, hoạt động giao dịch mua bán qua mạng rất sôi động. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá- TMĐT đã thực sự trở thành công cụ để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngày 21/6/2013, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội nghị “Phổ biến Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử” nhằm phổ biến những nội dung chính của Nghị định và các quy định liên quan đến các Sở Công Thương khu vực phía Bắc, các doanh nghiệp hoạt động TMĐT tại Hà Nội.

 

Hiện doanh thu trong lĩnh vực TMĐT đang không ngừng tăng lên theo tốc độ tăng của lượng người sử dụng Internet. Các hình thức thanh toán thông qua TMĐT ngày càng cải thiện, nhanh chóng và dễ dàng. Việc phát triển TMĐT đã trở thành một xu thế trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

 

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, TMĐT là một lĩnh vực mới có tốc độ phát triển nhanh, nên việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý rất quan trọng.

 

Vừa qua ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP năm 2006.

 

Ông Trần Hữu Linh- Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương)- chia sẻ, khác với nghị định trước đây chỉ gồm những quy định khung nhằm làm rõ hơn các nguyên tắc của Luật Giao dịch điện tử đối với việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại, nghị định mới về TMĐT quy định cụ thể về các hoạt động TMĐT cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.

 

Theo đó, Nghị định quy định cụ thể ba cấp độ quản lý đối với hoạt động TMĐT. Đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thiết lập website TMĐT bán hàng phải làm thủ tục thông báo với cơ quan quản lý nhà nước. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc tổ chức đánh giá tín nhiệm website TMĐT phải làm tiến hành đăng ký. Các tổ chức đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải xin cấp phép trước khi hoạt động.

 

Các thủ tục thông báo website TMĐT bán hàng và đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT được thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử do Bộ Công Thương chủ trì. Cổng thông tin này cũng là nơi công bố công khai danh sách các website đã thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký và các website vi phạm quy định pháp luật, đồng thời là nơi tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân về các website thương mại điện tử có hành vi vi phạm để xử lý.

 

Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013. Các website thương mại điện tử được thành lập và hoạt động trước ngày nghị định có hiệu lực phải tiến hành thông báo hoặc đăng ký theo quy định tại nghị định này trong vòng 90 ngày kể từ ngày hiệu lực của Nghị định.

 

Tuy nhiên, việc ban hành nghị định mới về thương mại điện tử đã khiến nhiều doanh nghiệp khá lo lắng. Nghị định không giới hạn những người có quyền "phản ánh, dẫn tới tình trạng các website TMĐT có thể lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Nguyễn Văn Tuấn- Giám đốc khối TMĐT của Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp)- cho biết : "Các điều khoản của nghị định còn chưa rõ ràng. Điều kiện để đưa 1 website bị phản ánh lên là gì và căn cứ nào để xác thực điều đó vẫn chưa được nói chi tiết. 

Ý kiến bạn đọc