Theo “Dự báo Các thị trường tăng trưởng nhanh” do Ernst & Young mới công bố, việc nới lỏng chính sách tiền tệ và nới lỏng định lượng để thúc đẩy tăng trưởng ở các thị trường phát triển đã làm tỷ giá hối đoái biến động do đó có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh xuất khẩu ở các thị trường tăng trưởng nhanh (RGMs).
Giảm rào cản thương mại sẽ thúc đẩy xuất khẩu và đặc biệt là tăng trưởng ở khu vực Đông Nam Á. Các hiệp định/hợp đồng thương mại khu vực liên tục được ký kết sẽ cho phép lưu chuyển tự do dòng chảy vốn, dịch vụ và con người.
Ông Alexis Karklins-Marchay, lãnh đạo khối các thị trường mới nổi của Ernst & Young cho biết: “Chính phủ các RGM đang cân nhắc nhiều thập kỉ qua về các rào cản thương mại và biến dạng thị trường để có thể theo đuổi các thị trường lớn hơn, có được giá tốt hơn và giành được các cơ hội kinh doanh. Đồng thời, chính phủ các nước này đang dần dần hoàn thiện và củng cố cơ sở hạ tầng để thông thương hàng hóa qua biên giới với các lục địa khác”.
“Chính sự tăng trưởng của các quốc gia RGM và cam kết ngày càng vững chắc của các quốc gia này đối với thương mại sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể đối với sự biến động cung cầu của thế giới”, ông Alexis nói.
Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu nội địa ổn định và đang mở rộng của các thị trường khu vực Đông Nam Á.
Ông Alexis kết luận rằng: “Các RGM đã có khởi đầu tốt trong năm nay, được kỳ vọng sẽ tiếp tục xu hướng này khi những rủi ro và bất lợi đối với tăng trưởng giảm xuống. Ngay lúc này, các nước RGM cần phải tập trung vào việc tận dụng tốt nhất các cơ hội kinh doanh mới và tạo dựng vị thế thuận lợi để đảm bảo tăng trưởng mạnh và bền vững cho tương lai.”
Trong bối cảnh này, nhu cầu nội địa khá ổn định và đang mở rộng trong khu vực Đông Nam Á, so với các nền kinh tế phát triển là thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Đồng thời các chính sách của Việt Nam sẽ hỗ trợ kinh tế phục hồi ổn định trong năm nay.
Lạm phát chậm lại trong năm 2012 sẽ cho phép nới lỏng tiền tệ và tài khóa trong năm 2013, nâng tăng trưởng kinh tế từ 5% năm 2012 tới mục tiêu tăng trưởng 6.5% - 7% vào năm 2014. Tuy nhiên, nợ xấu tồn đọng sẽ kìm hãm sự hồi phục của tín dụng tư nhân, ảnh hưởng đến đầu tư công và làm giảm mạnh tăng trưởng xuất khẩu.
Hệ quả của thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2014 sẽ khiến tăng trưởng bị phụ thuộc nhiều hơn vào sự phục hồi của các khoản đầu từ nước ngoài. Lạm phát có nguy cơ nhen nhóm trở lại nếu Chính phủ quyết định thúc đẩy xuất khẩu bằng việc phá giá đồng Việt Nam
(VNĐ). Tuy nhiên, để trả nợ nước ngoài tới hạn và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho các ngành công nghiệp, chính sách tiền tệ sẽ phải tập trung vào việc ổn định tỉ giá.
Các khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được cho rằng sẽ hồi phục nhanh và bù đắp được thâm hụt tài khoản vãng lai năm đầu năm 2015. Nhưng để thu hút các nhà đầu tư, Việt Nam cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ năng để phát triển công nghiệp công nghệ cao, do FDI vào ngành dệt may và lắp ráp cơ bản có thể chuyển hướng sang các quốc gia lân cận có lao động rẻ hơn. Cùng với thị trường nội địa tăng trưởng tốt và thu hút đầu tư FDI, du lịch và xuất khẩu nông nghiệp sẽ là nguồn vốn đáng kể cho đầu tư công nghiệp, xây dựng các nhà máy năng lượng mới để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng thường trực. Trong trung hạn, GDP tăng trưởng bền vững đạt tối thiểu 6.5%