Do tầm quan trọng ngày càng cao của việc phân tích từ khoá trong công việc SEO, các công cụ giúp phân tích từ khoá theo mọi khía cạnh ngày càng phát triển. Keyword Discovery là công cụ đã được biết đến từ lâu. KeywordDiscovery có rất nhiều công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu từ khoá. Ngoài ra, KeywordDiscovery còn cung cấp nhiều công cụ gúp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
KeywordDiscovery
Công dụng
KeywordDiscovery có những công dụng sau đây:
• Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) – Khi bạn nhập một từ khoá hay một cụm từ khoá vào thanh tìm kiếm Search Term trong phần “Research”, KeywordDiscovery sẽ hiển thị những từ khoá liên quan được tìm kiếm phổ biến nhất bao gồm cả từ khoá bạn nhập vào. Công cụ này còn giúp đếm số lượng tìm kiếm được thực hiện cho những từ khoá này trong vòng 12 tháng qua.
Nếu bạn muốn có thông tin chi tiết hơn về những từ khoá này, hãy click vào “Analyze” để có thêm những thông tin sau:
+ Truy vấn (Query) – hiển thị từ khoá bạn đã nhập vào cũng như các từ khoá liên quan.
+ Tìm kiếm (Searches) – thời gian mỗi từ khoá được tìm kiếm trong vòng 12 tháng qua (thông tin này lấy theo cơ sở dữ liệu của KeywordDiscovery).
+ Sự hiển thị (Occurrences) – ước tính số lượng trang Web mà mỗi từ khoá tìm kiếm xuất hiện.
+ KEI – hay Chỉ số đo tính hiệu quả của từ khoá (Keyword Effectiveness Indicator), đo giá trị của một từ khoá tìm kiếm. KEI tính lượng thời gian mà một từ khoá được tìm kiếm so với số lượng trang Web hướng đến (target) từ khoá đó. Chỉ số KEI càng cao thì tính hiệu quả của từ khoá đó càng cao. Ví dụ, từ khoá “shoes” có chỉ số KEI là 1.51 bởi vì nó được tìm kiếm nhiều nhưng cũng được target bởi nhiều trang Web. Ngược lại, từ khoá “dance shoes” có chỉ số KEI là 4.99 bởi vì nó được tìm kiếm ít hơn và có được target bởi một số lượng trang Web ít hơn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không khuyên bạn sử dụng KEI như một chỉ số tốt để đo giá trị của các từ khoá bởi vì kết quả tìm kiếm thường không chính xác, Nó cũng không phải là thước đo tốt để đo mức độ cạnh tranh cho một từ khoá. Mặc dù vậy, trong những trường hợp đặc biệt, bạn vẫn có thể sử dụng công cụ này.
+ Dự đoán hàng ngày (Predicted Daily) – Dự đoán có bao nhiêu lượt tìm kiếm mỗi ngày được thực hiện cho một từ khoá.
• Từ khoá theo nghành (Industry Keywords) – Công cụ này sẽ theo dõi những từ khoá tìm kiếm phổ biến nhất mang traffic cho site của bạn từ nhiều nghành công nghiệp khác nhau.
Ví dụ, theo KeywordDiscovery, top 10 từ khoá được tìm kiếm liên quan đến shopping là ebay, ikea, walmart, amazon, target, ebay.com, best buy, adidas, home depot, và nike.
• Nghiên cứu lỗi chính tả (Spelling Mistake Research) – Thực hiện truy vấn đối với “spell:[từ khoá]” vào thanh tìm kiếm “Search Term” trong phần “Research” sẽ trả về các dạng lỗi chính tả khác nhau cho từ khoá đó, thời gian mà từ khoá đó được tìm kiếm và số lượng kết qủa được trả về đối với từ khoá đó.
Ví dụ, nhập vào “spell:optimization” sẽ trả về những kết quả như: search-engine-optimization, searchengineoptimization, và search-engine-optimisation.
• Xu hướng tìm kiếm theo mùa (Seasonal Search Trends) – Nếu bạn click vào biểu tượng graph, bạn sẽ thấy một biểu đồ biểu diễn xu hướng tìm kiếm cho từ khoá đó trong vòng 12 tháng qua. Bạn cũng có thể di chuột qua mỗi thanh để thấy số lượng tìm kiếm trong khoảng thời gian đó. Biểu đồ này được phân loại theo dữ liệu trước đây (bao nhiêu lượt tìm kiếm trong năm trước), dữ liệu hàng tháng, xu hướng tìm kiếm trong năm qua, sư kết hợp giữa dữ liệu tìm kiếm premium và dữ liệu toàn cầu, thị phần (công cụ tìm kiếm nào được sử dụng để tìm kiếm nhiều).
• Từ khoá liên quan (Related Keywords) – Nhập “related:[từ khoá]” hay “crawl:[từ khoá]” sẽ trả về những từ khóa liên quan đến từ khoá bạn vừa nhập. Ví dụ, nhập vào “related:search engine optimization” sẽ trả về kết quả search engine, internet marketing, seo, và website promotion.
• Phân tích độ dày từ khoá (Keyword Density Analysis) – Với công dụng này, bạn có thể kiểm tra những từ khoá nào thường được tìm kiếm đối với đường dẫn (hay Website) bạn nhập vào, xác định phần trăm độ dày của một từ khoá, và danh sách số lượt tìm kiếm được thực hiện đối với mỗi từ khoá.
Bạn không cần thiết phải quá chú trọng vào độ dày từ khoá, bởi vì nếu bạn sử dụng một từ khoá quá nhiều trên một trang thì nội dung của bạn sẽ không được tự nhiên và các công cụ tìm kiếm có thể cho là bạn đang spam từ khoá. Bạn nên vieets nội dung thật tự nhiên, sử dụng từ khoá logic và xuất hiện nơi nào từ khoá đó cần thiết phải xuất hiện. Thêm vào đó, các công cụ tìm kiếm không đặt nặng vấn đề từ khoá trong thuật toán tìm kiếm của chúng, mà chúng dựa vào “độ nặng” của từ khoá (term weighting). Một phương pháp mà các công cụ tìm kiếm sử dụng là kết hợp dữ liệu về việc sử dụng từ khoá từ toàn bộ trang và sử dụng dữ liệu này để quyết định mực độ phù hợp của trang Web đối với từ khoá tìm kiếm. Đây là phương pháp chính xác hơn, hiệu quả hơn để xác định độ phù hợp.
Sẽ là rất tốt nếu bạn sử dụng Keyword Density Analysis để phân tích trang Web của các đối thủ cạnh tranh bằng việc nhập URL của họ vào ô tìm kiếm và xem những từ khoá nào các site của đối thủ cạnh trang đang hướng đến. Đây là một công cụ rất tốt để nghiên cứu cạnh tranh.
• Công cụ tìm kiếm Domain (Domain Researcher Tool) – công cụ này yêu cầu bạn phải đăng ký (có phí) vào mục “Enterprise”. Công cụ này cho phép bạn tìm những tên miền chưa được đăng ký dựa trên các từ khoá tìm kiếm phổ biến, đây là những tên miền được cho là sẽ có lượng traffic cao. Công cụ này cũng giúp bạn biết được có bao nhiều người đang tìm kiếm một URL nào đó. Đây là công cụ rất hữu ích cho những ai muốn đăng ký một tên miền khác cho công ty của họ và muốn biết liệu tên miền đó có chứa từ khoá đắt không.
• Thông báo về tình hình cạnh tranh – Trellian, người nằm quyền KeywordDiscovery, sẽ đưa ra nhiều bản báo cáo về tình hình cạnh tranh. Những báo cáo này bao gồm:
+ Liên kết (Link) – xác định trang Web của đối thủ cạnh tranh thu hút traffic từ những liên kết nào.
+ Từ khoá tìm kiếm (Search Term) – xác định trang Web của đối thủ cạnh tranh thu hút traffic từ những từ khoá hay cụm từ khoá tìm kiếm nào.
+ Công cụ tìm kiếm (Search Engine) – xác định công cụ tìm kiếm cụ thể nào gửi traffic tới đối thủ cạnh tranh.
+ Chiến dịch PPC (PPC Campaign) – xác định từ khoá tìm kiếm nào đối thủ cạnh tranh của bạn đang đấu giá.
+ Tình hình Referrer – cung cấp thông tin về những site cụ thể trỏ traffic đến đối thủ cạnh tranh của bạn
+ Popularity Index – quản lý Popularity Index của đối thủ cạnh tranh, dựa trên số lần truy nhập đơn mà một domain nhận được.
+ Thứ hạng (Ranking) – xem đối thủ cạnh tranh đang có những từ khoá nào có thứ hạng cao, thứ hạng cụ thể của từng từ khoá đó, và bất cứ thay đổi nào về thứ hạng trong vòng 30 ngày qua.
+ Meta Keywords – đưa ra báo cáo phân tích thẻ meta keywords của đối thủ cạnh tranh.
........
Nguồn dữ liệu
Trellian lấy thông tin dữ liệu về từ khoá chủ yếu từ các bản báo cáo kết hợp được mua từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Hữu ích như thế nào?
Như đã làm nổi bật ở trên, KeywordDiscovery có rất nhiều công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu từ khoá. Ngoài ra, KeywordDiscovery còn cung cấp nhiều công cụ gúp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Đó là những những điểm trội của công cụ này. Tuy nhiên nó vẫn có những hạn chế riêng như thiếu nguồn dữ liệu, từ các ISPs là không đủ. Vì vậy bạn nên kết hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để kiểm chứng từ khoá bạn nghiên cứu.
Chi phí
KeywordDiscovery đưa ra nhiều dịch vụ lựa chọn. Dịch vụ hàng tháng là $69.95, dịch vụ hàng năm “Enterprise Subscription” là $4,455.00. Chi phí Thông báo về tình hình cạnh tranh rơi từ $99.95 một tháng cho một tên miền (cộng với $150 chi phí thiết lập) đến $995 một năm cho một tên miền. Tuy nhiên, KeywordDiscovery cũng cho bạn sử dụng miễn phí với phiên bản Trial.
Theo VietBIZ