Tin tức
Cung ứng hàng hoá trong thời đại Internet (Phần 2)
19/07/2010
  Viễn cảnh thay đổi

Về mặt lịch sử, các công nghệ vận tải luôn luôn có tác động vật lý đến các trung tâm thương mại. Ngày trước khi mà hàng hóa được đưa lên tàu bằng tay, các nhà máy thường nằm rải rác gần đó vì chi phí vận tải cao và thời gian giao hàng rất chậm. Với sự xuất hiện của vận tải container, các nhà máy có thể di chuyển đến những địa điểm rẻ hơn và xa khỏi các thành phố cảng đông đúc như New York hay London Docks. Các cảng container không cần phải đặt gần với các trung tâm cư dân đông đúng, với điều kiện nó có đủ chỗ trống, đường sắt, đường bộ tốt và công nhân sẵn sàng làm hàng trong container, điều mà các công nhân bốc vác tại các cảng cũ trước đây không làm được.

Những thứ tương tự hiện đang diễn ra tại các trung tâm hậu cần, đặt biệt tại các cảng hàng không. Các công đi đang đưa một số hoạt động của công ty mình lại gần các trung tâm để có thể xử lý các đơn hàng trong ngày và đưa lên những chuyến bay cuối cùng cho việc vận chuyển vào sáng ngày hôm sau. Kết quả là rất nhiều loại hình kinh doanh gây bất ngờ đang đặt các trụ sở của mình gần với các trục hậu cần. Đơn cử ví dụ, ngay cả khi Louisville rất xa với biển nhưng tại đó hiện nay là sân nhà của công ty phân phối tôm hùm lớn nhất thế giới.

Ý tưởng rằng các công ty sẽ đến với những trung tâm hậu cần đang được áp dụng tối đa tại Các tiểu vương quốc Ảrập. Kể từ khi nguồn dầu mỏ bắt đầu giảm sút cho đến nay, Dubai đã không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và các cơ sở kinh doanh. Và khi công ty khai thác cảng quốc doanh DP World mua lại hãng P&O của Anh với giá 6,8 tỷ đôla thì Quốc hội Hoa Kỳ đã kịch liệt phản đối vì việc mua lại này bao gồm sau cảng thương mại của Mỹ. DP World đã quyết định bán các cảng này. Thậm chí như vậy thì DP World cũng đã trở thành hãng khai thác cảng lớn nhất thế giới, ngang hàng với Hutchison của Hồng Kông và PSA, một công ty do nhà nước đỡ lưng của Singapore.

Hiện tại thì Dubai đang xây dựng cái mà họ gọ là “thành phố hậu cần” lớn nhất thế giới. Thành phố này sẽ được đặt cạnh sân bay mới Jebel Ali, với 06 đường băng có thể đón tiếp 120 triệu khách hàng mỗi năm. Một đường băng sẽ được giành cho các máy bay vận tải hàng hóa. Cảng hàng không này cũng tiếp giáp với Cảng Jebel Ali của DP World, hiện đang là một trong những cảng container lớn nhất thế giới. Liệu khoản đầu tư mạo hiểm có đáng giá. Dubai có vị trí thuận lợi nằm giữa Châu Âu và các thị trường đang bùng nổ của Châu á. Tuy nhiên khi mà các thương gia trong vùng nhận thức được vấn đề chi phí, thì việc hợp nhất lĩnh vực hậu cần sẽ tạo ra sự cạnh tranh vô cùng lớn.

 Những con tôm hùm đúng giờ

Chắp cánh cho những giỏ chứa tôm hùm

Đối với những người yêu thích việc duy trì một bể nuôi cá nước mặn, Mike Middleton có một công việc thú vị. Người cựu lính thủy đánh bộ này phụ trách các bể chứa 25.000 galông nước mặn cho Clearwater, một trong những công ty hải sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên ông thực hiện công việc của mình tại một địa điểm không ngờ tới: không phải tại trụ sở công ty tại bờ biển Đại Tây Dương tại Nova Scotia, Canada, mà là tại một nhà kho nhỏ cách xa biển tại Louisville, Kentucky.

Ông Middleton là giám đốc vận hành của trung tâm phân phối, mỗi tuần chuyển đi 30.000 pound tôm hùm sống cho các nhà hàng và các bếp mạo hiểm, không chỉ tại Mỹ mà là trên toàn thế giới. Ông làm việc tại Louisville vì tại đây UPS có trục Worldpot khổng lồ gần đó và công ty này có thể nhận đơn hàng cho ông vào buổi tối và chuyển hàng trong ngay hôm sau.

Tôm hùm ngon nhất nếu được nấu chỉ ngay trước khi ăn để đảm bảo tươi ngon và cấu trúc thịt, do đó chúng cần phải được giữ sống. Thậm chí theo như ông Middleton lý giải, nếu không đối xử tốt chúng có thể sẽ bị căng thẳng. Ngay khi những chú tôm hùm bị bắt tại Nova Scotia và được bán cho Clearwater, chúng sẽ được đưa ngay đến Louisville bằng xe tải, một hành trình kéo dài 30 tiếng đồng hồ. Tại đây chúng sẽ được hồi phục trong các bể chứa chứa đầy nước mặn làm từ việc pha trộn những thành phần cần thiết với nước sạch. Nước phải được giữ sạch nhờ được luân chuyển qua một hệ thống khổng lồ các tấm lọc và gạn để giữ nước mặn trong bể chứa luôn có chất lượng tốt. Và khi có đơn hàng, tôm hùm sẽ được đóng vào trong các container đặc biệt để UPS chuyển đi.

Không chỉ là việc đặt văn phòng gần sát với Worldport khiến cho hoạt động kinh doanh của Clearwater trở nên hấp dẫn. Khi công ty này xuất các chú tôm hùm sống trong các chuyến hàng nhỏ từ Canada vào Mỹ, nó phải đối mặt với đủ loại giấy tờ tại biên giới cho mỗi chuyến hàng. Và việc dồn tất cả các kiện hàng vào một xe tải sẽ tiết kiệm thời gian tại hải quan. Các đơn hàng do đó trở nên đáng tin cậy hơn và những người sành ăn sẽ có những cơ hội tốt hơn để thưởng thức món yêu thích của mình.

Phản ứng của các chuỗi cung ứng

Các công ty giao nhận đang hợp nhất

Fadi Ghandour nói: “chúng ta đang phải cạnh tranh với những đối thủ khổng lồ”. Doanh nhân người Gioócđani này có những kinh nghiệm đáng quí về việc hợp nhất các công ty với nhau trong lĩnh vực giao nhận. Ông ta là giám đốc điều hành của công ty giao nhận quốc tế ARAMEX , công ty này khởi nghiệp là đối tác của một số công ty giao nhận của Mỹ ở vùng Trung Cận Đông. Sự hợp tác và liên kết cho phép các công ty này có thể kết nối với các công ty khác để cung cấp dịch vụ ở những địa điểm mà công ty mình không có hoạt động. Mọi việc hoàn toàn suôn sẻ cho đến năm 2003, khi mà DHL mua Airborne Express, đối tác chính ở Mỹ của ARAMEX. Thương vụ này mở đường cho DHL cạnh tranh với sân sau của UPS và Fedex. Nhưng đối với ARAMEX thì thương vụ này khiến cho mạng lưới liên kết của công ty đối với thị trường Mỹ to lớn đã bị cắt đứt.

Để khôi phục lại mạng lưới liên kết với thị trường Mỹ, Ghandour đã thiết lập chiến lược biệt riêng hóa của công ty mình với các đối tác, bắt chước những gì mà những đối thủ to lớn của mình đang làm. Hiện nay, ARAMEX cung cấp dịch vụ giao nhận tới hơn 190 quốc gia trên thế giới. Năm ngoái, cổ phiếu của công ty này đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Dubai. Hiện tại, ARAMEX vẫn đang tiếp tục mua các công ty giao nhận trong nước và góp vốn vào một số công ty giao nhận ở nước ngoài như ở Ailen, Anh và Ai cập. Ghandour nói “Vẫn còn có những công ty giao nhận không nằm trong hệ thống liên kết. Công ty chúng tôi không bao giờ rời khỏi một thị trường khi chưa có một đối tác thực sự ở đó”.

Mô hình của ARAMEX cho thấy thị trường nội địa vận hành như thế nào, và tạo ra cơ hội cho các công ty giao nhận trong nước. Dịch vụ của ARAMEX khá đa dạng, từ chuyển phát bảo đảm thẻ tín dụng và các giấy tờ pháp lý cho đến chuyên chở hàng hoá và chấp nhận thanh toán của người dùng trang web mua bán trực tuyến souq.com, trang web này được xem như trang mua bán eBay bằng tiếng ả rập. Công ty này còn cung cấp dịch vụ mua hàng và chuyên chở cho những người khách hàng mua hàng hóa ở Mỹ, đặc biệt là mua bán qua mạng. Mặc dù những hoạt động giao nhận quốc tế trở nên khá dễ dàng và thuận tiện, nhưng một số công ty của Mỹ và những nhà buôn trên mạng eBay không cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng hoá ra nước ngoài. ARAMEX đã mang lại tiện ích cho những người nghiện mua sắm ở Trung Cận Đông bằng cách cung cấp cho họ những địa chỉ ở Mỹ chấp nhận cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng hoá ra nước ngoài. Do đó, giúp cho hàng hoá đến được với người mua.

Việc liên kết trong ngành hậu cần cũng mở rộng hoạt động đến cả lĩnh vực thư tín, lĩnh vực đang phải đối mặt với nhu cầu ngày càng giảm đi đối với thư tín thông thường khi mà ngày càng nhiều người thanh toán hoá đơn trực tuyến và gửi thư điện tử thay vì gửi thư thông thường. Cùng với việc xoá bỏ qui định và thực hiện tư nhân hoá lĩnh vực này, các công ty thư tín đã phải chuyển dần hoạt động sang những lĩnh vực khác.

Deutsche Post, một công ty thư tín của Đức, được niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2000, đã nhanh chóng thích ứng với việc chuyển đổi bằng việc hợp tác với DHL và Excel. Royal Mail của Anh cũng hoạt động khá tốt với dịch vụ chuyển phát bưu phẩm của mình, còn Parcelforce International thì cũng phát triển mạnh mẽ ở những thị trường ngoài thị trường thư tín thông thường. Nhưng năm nay sẽ còn có nhiều qui định được giảm bớt ở Anh và hiện tại Royal Mail, công ty thuộc sở hữu của nhà nước, đang phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mới. Một trong số những đối thủ cạnh tranh này là TNT, một công ty cung cấp các dịch vụ thư tín và giao nhận của Hà Lan. Vào tháng năm vừa qua, công ty này đã mua một công ty chuyển phát nhanh của Anh, nhờ đó TNT có thể cung cấp dịch vụ giao nhận tới khoảng 80% các địa chỉ trên toàn nước Anh. TNT cũng vừ mới thiết lập quan hệ đối tác với Japan Post, công ty giao nhận thư tín lớn thứ hai thế giới sau công ty của Mỹ.Hiện nay, Japan post cũng đang được tư nhân hoá.

Mạng Internet có ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động giao nhận vì nó cho phép khách hàng có thể kiểm tra lộ trình hàng hoá của mình. Khi hàng hoá được gửi đi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh, chúng sẽ được đóng dấu bởi một dẫy số, và mỗi khi mã vạch của các gói bưu kiện này được quét bởi thiết bị đặt tại một điểm trung chuyển hoặc điểm bốc dỡ hàng hoá, thì mạng lưới sẽ tự động ghi nhận vị trí của gói bưu kiện. Khách hàng có thể tra lộ trình của hàng hoá của mình bằng cách nhập dãy số tracking vào mạng. Nhờ vào các thiết bị điện tử được các công ty giao nhận sử dụng, một vài hệ thống còn cho phép công ty vận tải kiểm tra trên mạng xem ai đã ký nhận gói hàng. Thậm chí một công ty giao nhận đặt tại London còn cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng theo dõi xem thức tế bưu phẩm của mình được gửi đi vào thời gian nào bằng cách tra cứu trên một trang web.

Nhãn mác trên những gói hàng chứa đựng rất nhiều thông tin. Trong cuộc thảo luận giữa những chuyên gia hậu cần về triển vọng phát triển của ngành này trong tương lai, họ đã đề cập đến công nghệ RFID. Đây là từ viết tắt của công nghệ định dạng tần số sóng vô tuyến, một công nghệ được sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Những thiết bị sử dụng công nghệ này được đặt trong máy bay để tái hiện lại những ký hiệu sóng vô tuyến, giúp phân biệt cụ thể từng mặt hàng. Hiện nay công nghệ RFID được sử dụng phổ biến trong các thiết bị kiểm soát thu phí trên đường cao tốc và những thiết bị ra vào không cần chìa khoá. Bằng việc ứng dụng công nghệ này vào in mã vạch cho nhãn hàng hoá, những nhãn mác này có thể được đính trực tiếp với hàng hoá, và chứa đựng rất nhiều thông tin về hàng hoá. Một số loại nhãn mác còn được in mực in điện tử và được coi là một phần nhãn sản phẩm.

Lợi ích to lớn tiếp theo.

Những sản phẩm sử dụng công nghệ RFID mang lại nhiều lợi ích to lớn. Ví dụ như trong một siêu thị, việc sử dụng công nghệ này góp phần giảm bớt việc giỡ hàng ra khỏi xe chở hàng và quét từng mặt hàng một. Thay vào đó là đẩy cả xe hàng vào bộ phận kiểm tra cho phép nhận và truyền đi tất cả thông tin về giá cả và sản phẩm. Do đó, các siêu thị có thể tự động kiểm soát được lượng hàng hoá. Còn trong kho hàng, công nghệ RFID cho phép người thủ kho ghi nhận từng loại hàng hoá được xếp lên xe hàng, một thiết bị tương tự ở xe hàng cũng cho phép ghi nhận những hàng hoá nào chưa được xếp lên xe.

Việc sử dụng những thiết bị cảm ứng thích hợp còn cho phép người ta biết được tình trạng hàng hoá được cất giữ. Việc tìm kiếm một mặt hàng trong một núi các container sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nếu sử dụng đầu đọc RFID để kiểm tra chi tiết hàng hoá chứa trong từng container mà không cần phải mở container ra. Và việc kết hợp công nghệ RFID với công nghệ tracking GPS giúp tránh xảy ra tình trạng mất mát trong chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, công nghệ tuyệt vời này vẫn chưa được sử dụng. Sau khi tiến hành thử nghiệm với công nghệ RFID, một số công ty đã nói rằng công nghệ này khá tối ưu nhưng phải được cải tiến để chi phí rẻ hơn và đáng tin cậy hơn trong môi trường kinh doanh khốc liệt này. Christian Kern, giám đốc kỹ thuật của công ty Thuỵ sỹ InfoMedis đã chứng kiến thử nghiệm thành công của nhãn RFID trong các thư viện, bằng việc lưu giữ nhận dạng của các cuốn sách. Việc sử dụng công nghệ này trong các thiết bị y tế cho phép nhận dạng bệnh nhân và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên ông ta cho rằng với một số ứng dụng khác thì việc dùng mã vạch chưa chắc đã phù hợp. Ông ta nói “Sẽ có những ứng dụng mà tôi hoàn toàn không nghĩ tới. Và điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng tôi không mong chờ đó là những ứng dụng không thích hợp”.

Một trong những ứng dụng công nghệ RFID lớn nhất là của chuỗi cửa hàng bán lẻ Wal-Mart. Năm 2004, hãng này đã thử nghiệm công nghệ này tại 150 cửa hàng ở Dallas, bang Texas. Đến cuối năm 2006, công nghệ này sẽ được sử dụng rộng rãi trong hơn 1.000 cửa hàng trên toàn nước Mỹ. Wal-Mart đã thấy được lợi ích mà công nghệ này mang lại, đó là giảm bớt 16% tình trạng hàng thừa trong các cửa hàng. Hơn thế nữa, sản phẩm sử dụng nhãn RFID được cung cấp nhanh gấp ba lần sản phẩm cùng loại nhưng không sử dụng loại nhãn này.

Công nghệ này cũng hứa hẹn những lợi ích to lớn khác. Một trong số đó là giảm bớt “thâm hụt” hàng tồn kho, thuật ngữ dùng cho tình trạng ăn cắp vặt. Tuy nhiên, cũng có một vài lo ngại rằng việc sử dụng nhãn RFID có thể khiến sao nhãng bảo mật cá nhân, nhưng những lo ngại có vẻ như bị thổi phồng lên quá mức. Khi một khách hàng mua một hàng hoá, thì nhãn RFID sẽ được loại bỏ, giống như một thiết bị chống trộm được đính vào hàng hoá và được loại bỏ khi khách hàng đã mua nó.

Nếu Wal-Mart và những hãng bán lẻ khác sử dụng rộng rãi nhãn RFID thì giá của loại nhãn này sẽ dần dần giảm xuống và việc sử dụng hàng loạt sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Theo dự đoán của ông Sebastian Taylor, chuyên viên về nhãn RFID đang làm việc tại hãng máy tính IBM, thì trong vòng 15 năm tới, hầu hết các hàng hoá trong các cửa hàng sẽ sử dụng nhãn RFID. Nhiều mặt hàng giá trị cao cũng sẽ được dán nhãn RFID. Cũng theo ông này, hiện tại chi phí trung bình cho một nhãn RFID là khoảng 20 xu. Ông ta dự đoán rằng năm tới chi phí này sẽ giảm xuống còn khoảng 10 xu. Mức chi phí này được xem là nhỏ để có một thiết bị thông minh như vậy trên một chiếc tivi. Nhưng nếu dán chúng vào hàng triệu những hộp đậu thì tổng chi phí sẽ tăng lên.

Cùng với công nghệ này, lượng thông tin mà một chuỗi cung ứng có thể cung cấp làm thay đổi cách thức các công ty xử lý các chuyến hàng và lượng hàng tồn kho. “Công nghệ này cho phép khách hàng coi các phương tiện chuyên chở từ xe tải cho đến máy bay như một nhà kho” ông David Abney, tổng giám đốc của UPS International nói. “Khách hàng có thể biết chính xác khi nào họ sẽ nhận được hàng hoá, và họ cũng có thể đưa ra những quyết định dựa trên thông tin chứa đựng trong nhãn RFID”.

Điều hành các hoạt động cung ứng thêm hàng hoá cho các kho hoặc vận chuyển nguyên liệu phụ tùng cũng cần được xem xét đến. Đây là một lĩnh vực mà các công ty giao nhận quan tâm đến để mở rộng thị trường hoạt động. Ông Abney nói “chúng tôi cần phải nắm được hoạt động của các chuỗi cung ứng”. Trước đây, chỉ có các công ty đa quốc gia mới đủ khả năng để cạnh trạnh với các chuỗi cung ứng có hoạt động trên phạm vi toàn cầu không chỉ là vì chi phí và khả năng kết hợp hoạt động chuyên chở của xe tải, máy bay và việc vận hành hệ thống kho bãi ở các châu lục khác nhau khá tốn kém mà còn do những khó khăn trong việc quản lý những nhân tố kể trên. Tuy nhiên theo ông Abney thì những hạn chế này đã không còn. Hiện nay, thậm chí cả các công ty nhỏ cũng có khả năng vận hành một hệ thống phân phối quốc tế bằng việc giao cho một công ty khác tiến hành hoạt động phân phối ở nhưng nơi mà mình không hoạt động.

Ông John Allan nói “trước đây hoạt động giao nhận chủ yếu tập trung vào việc quản lý chi phí vận tải, nhưng hiện nay hoạt động nay lại thiên về năng lực biến đổi vốn của doanh nghiệp”. Ông Allan đã từng điều hành Excel, một trong những công ty giao nhận hàng đầu thế giới trước khi công ty này được công ty của Đức là Deutsche Post mua lại. Hiện nay ông ta có tên trong hội động quản trị của Deutsche Post đồng thời là giám đốc điều hành của công ty giao nhận DHL. Ông Allan cho rằng, hiện nay càng nhiều công ty bắt đầu nhận ra rằng nếu sử dụng việc vận chuyển hàng hoá thông qua các chuỗi cung ứng hàng hoá thì quá trình chuyên chở sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn, hiệu quả của việc sử dụng các chuỗi cung ứng để lưu thông hàng hoá cũng khá hiệu quả, giúp cho việc kiểm soát hàng tồn kho ở mức thấp.

Nhưng khi hoạt động lưu chuyển trong các chuỗi cung ứng mất nhiều thời gian hơn và phức tạp hơn thì việc kiểm soát hoạt động của các chuỗi cung ứng trở nên khó khăn hơn. Do đó phát sinh nhu cầu kiểm soát hoạt động của các chuỗi cung ứng một cách chuyên nghiệp hơn, ông Allan nói. Năng lực thiết kế, cải biến và đưa sản phẩm vào chuỗi cung ứng không phải là một thành tích nổi trội thậm chí đối với cả những công ty lớn. Tuy nhiên công việc của những nhân viên chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của chuỗi cung ứng như những nhân viên lái xe tải, những nhân viên trông kho, hay những nhân viên vận hành cẩu nâng lại không được coi trọng. Những chuyên gia về hậu cần cần phải quan tâm đến họ nhiều hơn bằng việc đưa ra những khoá tập huấn và những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

Nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động của ngành hậu cần chính là nhân tố con người. Các công ty có thể sử dụng rất nhiều những công nghệ tiên tiến nhưng một nghiên cứu mới đây về các chuỗi cung ứng, người ta thấy rằng các công ty này cũng rất quan tâm đến vấn đề nhân sự của mình, theo lời ông John Gattorna ở trung tâm nghiên cứu chuỗi cung ứng của trường đại học Wollongong của Úc. Trong cuốn sách mới xuất bản của mình với tiêu đề “hoạt động của chuỗi cung ứng”, ông ta cho rằng nhu cầu của con người đối với hoạt động phân phối không chỉ bị giới hạn bởi hoạt động của từng công ty cung ứng đơn lẻ mà còn ở hoạt động của khách hàng nói chung. Ông ta nói rằng “hầu hết những công ty thành công trong lĩnh vực hậu cần đều hiểu một cách sâu sắc là điều gì đang xảy ra trong phân đoạn thị trường của mình”.

Các chuỗi cung ứng có nhiều dạng hoạt động khác nhau, và một số công ty giao nhận đang sử dụng một vài dạng thức khác nhau này đối với hoạt động của mình. Một chuỗi cung ứng được vận hành để đảm bảo cho chi phí hàng tồn kho ở mức thấp, trái lại một chuỗi cung ứng khác được vận hành một cách linh hoạt hơn khiến cho nó có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi của thị trường. Ông Gattorna nói “điều quan trọng là những chuỗi cung ứng khác nhau trong cùng một công ty thì phải được vận hành một cách ăn khớp với nhau”. Ngày nay, các công ty này không cho phép xảy ra sai sót đối với những hoạt động giao nhận của mình. Khi sự liên kết trong một chuỗi cung ứng bị phá vỡ, những hậu quả mà nó gây ra sẽ rất khủng khiếp.

Theo diendantmdt

Ý kiến bạn đọc