Đây là một công việc hết sức đơn giản. Bản chất là việc trao đổi các đường lên kết website. Có nghĩa là bạn có một website của bạn, một người nào đó cũng có một website của họ. Bạn đặt đường dẫn (link) tới website của họ trên một trang web nào đó của bạn và người kia cũng làm các động tác tương tự để dẫn tới trang web của bạn từ trang của họ.
Tất cả chuyện này dẫn đến đâu. Đây là cách mời mọi người tới thăm viếng trang web của bạn từ nhiều nơi khác nhau. Kết quả là càng nhiều người đến trang web của bạn, càng nhiều người biết đến bạn hơn. Đó chính là mục đích của việc trao đổi các đường liên kết website.
Đối với các cỗ máy tìm kiếm, website của bạn càng có nhiều link, càng có nhiều cơ hội được sếp hạng cao. Đây cũng là một trong những lý do tạo nhiều đường link từ website của bạn.
Tuy nhiên, việc trao đổi liên kết giữa các website cũng không phải xảy ra thường xuyên vì không phải dễ dàng mà bạn thực hiện được các thoả thuận trao đổi với tất cả các website mong muốn. Hơn nữa, ngay cả khi việc thoả thuận đã đạt được, thì các đường link thường được đặt ở những nơi đã có rất nhiều các đường link tới các site khác. Đường link của bạn, thậm chí có khi lại được bố trí ở tận cuối trang, do vậy rất khó tiếp cận và hiệu quả như vậy không mang lại là bao nhiêu. Ngược lại, đứng từ website của bạn, nếu có rất nhiều link đặt trên một trang, trang sẽ bị nặng và khó truy cập, điều này lại gây hiệu ứng không mong muốn.
Do vậy, để đi đến thoả thuận về trao đổi đường dẫn, bạn cần nghiên cứu kỹ các đối tượng sẽ trao đổi, chỉ nên nhắm vào các site có những nội dung tương thích với các nội dung trên site của bạn.
Một điều nữa cũng cần chú ý khi đặt các đường link đến website của bạn. Có một số trang có danh sách của các website về một lĩnh vực nào đó. Như vậy, họ sẽ đặt đường dẫn đến website của bạn lên website của họ một cách miễn phí. Cũng sẽ có một số hiệu quả khi mọi người vào đây và đến được trang của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ thường xuyên nhận được các email quảng cáo từ website này và hơn nữa, một số công cụ tìm kiếm lại còn đánh tụt hạng những website liệt kê kiểu này. Hãy cân nhắc khi link của bạn đặt ở đây.
Cũng có một số website thu tiền cho các danh sách đường dẫn. Họ phân chia danh sách website thành các chuyên mục để dễ dàng tìm kiếm. Tuy nhiên, có nhiều người tìm được bạn từ website này hay không lại phụ thuộc vào sự nổi tiếng của website này.
Còn một phương thức tăng lượng truy cập website của bạn là PPC – Pay Per Click - trả tiền theo số lần nhấn chuột. Các công cụ tìm kiếm nổi tiếng như Google và Yahoo đều triển khai phương thức này. Cách này cũng làm tăng lượng người ruy cập vào website nhưng chi phí thì hơi cao. Cách này dành cho những người muốn ngay tức thì nâng lượng truy cập vào website của mình chứ không phải là những người bỏ thời gian để nâng cấp website băng các kỹ thuật tối ưu hoá các kết quả tìm kiếm.
Như vậy, một cách tương đối đơn giản là trao đổi các đường liên kết với các website có nội dung liên quan. Ví dụ, website của bạn bán các thiết bị điện tử, bạn có thể trao đổi liên kết với các website cung cấp các phụ tùng, linh kiện điện tử. Với cách trao đổi này, cả hai bên cùng có lợi và sẽ thực hiện được lâu dài.
Để tìm được những website tốt, có nội dung liên quan, bạn nên nghiên cứu kỹ các website khác bằng cách gõ các từ khoá liên quan và xem thứ hạng của các đối tác tương lai. Sau khi đã tìm thấy họ, bạn có thể vào thăm viếng, xem xét hình thức, nội dung, vị trí đặt đường liên kết … rồi quyết định.
Việc quảng bá website không phải là việc chỉ làm một lần là xong. Bạn cần thường xuyên quan tâm đến các sự kiện để tránh việc bị tụt hạng không cần thiết. Có một số việc cần thực hiện thường xuyên như sau:
+ Thường xuyên kiểm tra xem các đường link đi từ site của bạn có còn sống không, tức là website link tới có còn hoạt động không. Trường hợp website đối tác không còn hoạt động, bạn nên gỡ ngay đường link đó đi vì có một số cỗ máy tìm kiếm sẽ đánh giá site của bạn là một site tồi.
+ Kiểm tra các đường link đến website của bạn. Nếu chúng bị gỡ bỏ, hãy liên hệ với người phụ trách site đối tác để tiếp tục việc đặt đường dẫn.
+ Việc thăm viếng cũng sẽ giảm đi nếu nội dung của website không được cập nhật. Vì vậy, hãy thường xuyên cập nhật các nội dung mới nhất cho website của bạn.
Các liên kết làm cho thế giới web chạy thành vòng tròn. Nhờ các đường liên kết mà người dùng có thể đi từ nơi này đến nơi khác, tiếp cận được với rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Như vậy, nhờ các đường link mà website của chúng ta được nhiều người viếng thăm hơn.
Các cỗ máy tìm kiếm sẽ tính toán số lượng các đường link tới website của bạn để đánh giá thứ hạng. Trong trường hợp này, số lượng các đường link có giá trị như số phiếu bình chọn cho một website.
Có rất nhiều cách xây dựng đường link giữa các website. Nhưng cách nào là hiệu quả, được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Đó chắc chắn phải là cách thức mang lại hàng ngàn khách thăm viếng website của bạ và các dòng nội dung link từ website nguồn không thể giống hệt nhau.
Dưới đây, chúng tôi xin được bàn về hai xu hướng xây dựng các đường liên kết. Tuy nhiên, không phải tất cả các website đều phù hợp với mọi xu hướng liên kết. Hai hướng sau đây, một sẽ phù hợp với các website thương mại điện tử và xu hướng thứ hai sẽ phù hợp hơn với các website cung cấp dịch vụ, thông tin.
Giờ đây, hãy bật mí hạt dẻ số hai trước, bàn luận về việc làm sao để tăng thứ hạng tìm kiếm với các website cung cấp dịch vụ, thông tin. Nếu wưebsite của bạn bán một dịch vụ nào đó, bạn nên cung cấp các thông tin chuyên nghiệp nhất về dịch vụ này một cách miễn phí. Việc này không những cung cấp cho khách hàng của bạn những gì họ cần, mà con đồng thời cho các công cụ tìm kiếm thấy rằng website của bạn có rất nhiều thông tin, như vậy, bạn đã xây dựng được lòng tin đối với độc giả của mình.
Hãy cố gắng viết một vài bài về dịch vụ của bạn và đưa lên một vài website báo chí, sao cho chúng được đăng lại lên các website khác có những dịch vụ tương tự. Trên mỗi bài viết của mình, bạn hãy sử dụng các chữ ký khác nhau và sao cho các thông tin về chữ ký có thể liên kết đến website của bạn.
Đối với các website thương mại điện tử, cách quảng bá kiểu viết bài như trên hơi khó khăn hơn. Trong trường hợp này, chúng tôi đề xuất sử dụng các chương trình làm đại lý trực tiếp. Điều này có nghĩa là khi khách hàng đến mua sắm tại các website lớn, nổi tiếng, bạn có thể đặt các sản phẩm của mình lên đó, khi khách hàng nhắp chuột, họ sẽ trực tiếp được dẫn tới website của bạn, không cần qua một trung gian thứ ba nào cả.
Bạn nên thường xuyên sử dụng phương cách này với khoảng 20 website khác và thay đổi thường xuyên hàng tháng với các sản phẩm khác nhau, trên các website khác nhau, sử dụng các từ khoá khác nhau.
Cần biết về cách các thành phần khác liên kết với bạn như thế nào
Nếu thích các các độc giả liên kết đến download.com.vn, một Website chuyên cung cấp về các phần mềm download của chúng tôi, nhưng một liên kết giống như “download.com.vn” có những ảnh hưởng rất tích cực về việc xếp thứ hạng mà site của tôi nhận được từ các search engine so với một liên kết giống như “tải phần mềm tại đây”. Tại sao vậy? Điều này là vì các search engine sẽ đưa vào tài khoản cụm từ được gắn siêu liên kết để liên.
Nếu muốn tăng bậc trong xếp hạng bằng một từ khóa hay một cụm từ nào đó, bạn cần khuyến khích những người khác sử dụng các từ khóa đó trong những đoạn có chứa siêu liên kết đến site của bạn, thay cho chỉ sử dụng tên site. Để thực hiện điều này được dễ dàng, bạn có thể cung cấp một đoạn mã HTML mà bạn thích site liên kết sử dụng: Nhiều người liên kết chỉ copy một cách đơn giản và paste nó vào Website của họ thay vì phải bỏ thời gian để điều chỉnh.
Sử dụng các cụm từ liên kết giữa các trang
Nếu bạn sử dụng các cụm từ có siêu liên kết nội bộ trong trang chủ của mình, việc liên kết các nội dung bên trong là do chính bạn phải thực hiện, liên kết từ một trang này đến một trang khác bên trong Website của bạn sẽ giúp cải thiện được thứ hạng trong trang kết quả tìm kiếm.
Liên kết và hiệu quả của nó qua đánh giá của chỉ số PR (Page Rank)
PR là giá trị thể hiện mức độ quan trọng của 1 trang (page) của 1 website. Thường khi nói đến PR thì người ta đo giá trị PR của Google trước tiên. Theo như đánh giá của Google thì PR của website được xếp hạng cao khi có nhiều liên kết có PR cao hoặc tương đương từ website khác tới (Giá trị PR được tính từ (0 - 10/10).
PR là cái mà Google nhận biết được mức độ quan trọng khi crawl website. Nó cũng lá cái thước đo để Google xếp hạng thứ tự xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của nó. Điều này cũng đồng nghĩa website có PR càng cao (PR>4/10) thì sẽ ưu tiên hơn các trang có PR thấp hơn. PR là 1 tiêu chí khá quan trọng khi Google tiến hành xếp hạng các từ khóa trong kết quả tìm kiếm.
Vậy PR được tính như thế nào:
Xin đưa ra công thức để các bạn tham khảo:
PR(A) = (1-d) + d(PR(t1)/C(t1) + … + PR(tn)/C(tn))
Trong đó:
PR(A): Là cái page ranking website A thu được khi trao đổi liên kết với các website khác (t1), (t2),…(tn)
d=0.85 (thông thường)
C(t1)…C(tn): là số website liên kết đến trang web mình trao đổi.
Vậy có thể viết tóm lại:
PR(A) = 0.15 + 0.85*(Tỷ số trao đổi liên kết)
(Tỷ số trao đổi liên kết) = (PR(t1)/C(t1) + … + PR(tn)/C(tn))
Vi dụ như:
PR(quantriWEB)= 0.15 + 0.85*(PR(dantri)/C(dantri)+ PR(thanhnien)/C(Thanhnien)
Đường liên kết và các từ khoá:
Các bộ máy tìm kiếm cũng rất quan tâm đến các từ khóa xuất hiện trong các đường liên kết (anchor text - nội dung nằm trong thẻ ). Do đó, bạn nên tận dụng để đưa các từ khóa vào các đường liên kết và tránh sử dụng các đường liên kết hình ảnh.