Tin tức
Mua online thông thái cùng sàn thương mại điện tử
09/09/2013

Khách hàng hay người bán đều thiệt

Chị Vân Anh (đường Láng, Hà Nội) mua một đôi giày qua 1 shop trên facebook. Nhận hàng qua bưu điện và thanh toán xong, chị Vân Anh mới phát hiện đôi giày không giống như hình ảnh trên mạng, đồng thời có một số lỗi đường may nên liên lạc lại với người bán để đổi hàng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực liên lạc sau đó của chị Vân Anh đều bất thành khi người bán không bắt máy, thậm chí chặn cả tài khoản của chị Vân Anh trên facebook. 

“Số tiền mua giày không quá lớn, nhưng tôi thực sự mất lòng tin với mua bán qua mạng sau vụ việc này”, chị Vân Anh tâm sự.

Như chị Vân Anh, không ít người sau khi thanh toán cho giao dịch, hoặc không nhận được hàng, hoặc nhận hàng kém chất lượng mà không thể đổi trả hay được hoàn tiền.


Ngược lại, cũng có những trường hợp người bán tố cáo người mua. Chị Phương, chủ một shop kinh doanh quần áo xách tay trên muare.com, cho biết nhiều khách đặt hàng nhưng không đặt cọc và đến khi giao hàng, khách lại đổi ý không lấy. 

“Một đợt hàng mà gặp vài trường hợp như vậy là hết cả lãi. Rút kinh nghiệm, nhưng lần sau tôi luôn yêu cầu phải đặt cọc 100%,” chị Phương chia sẻ.

Lướt qua trên một số diễn đàn phổ biến như muare.com, lamchame.com, nhan nhản những topic tố cáo lừa đảo mua bán hàng hóa qua mạng, đang khiến nhiều người dùng trở nên dè dặt hơn trong giao dịch TMĐT, để tránh vô tình trở thành kẻ lừa đảo cũng như nạn nhân, và vô hình chung đang kéo lùi sự phát triển của thị trường TMĐT.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Một chuyên gia về TMĐT phân tích trong thời gian qua, hoạt động TMĐT phát triển nhanh chóng bởi đây là hình thức mua bán tiện lợi, không đòi hỏi người bán đầu tư quá nhiều chi phí, trong khi người mua chỉ cần ngồi một chỗ thực hiện giao dịch và nhận hàng.

Tuy nhiên, rủi ro cũng đến từ chính sự thuận tiện này. Cụ thể, khi mua hàng trên mạng, người mua không thể “mục sở thị” sản phẩm, mà chỉ có thể nhìn qua ảnh chụp, đọc mô tả. Và vì vậy, họ không thể xác thực được những thông tin về sản phẩm cũng như không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi nếu tiến hành giao dịch

“Trên các diễn đàn hay mạng xã hội, việc giao dịch mua bán của các cá nhân hầu như không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào, nên việc trộn hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng khá phổ biến. Rủi ro càng cao hơn khi trong hầu hết các giao dịch TMĐT, người mua đều phải thanh toán trước khi nhận hàng,” chuyên gia này nhận định.

Mô hình “Mua bán đảm bảo” 

Ông Trần Hải Linh, Tổng giám đốc sàn TMĐT Sendo.vn, khuyến nghị người tiêu dùng tham gia giao dịch nên tìm hiểu về các trang web trước khi ra quyết định. Nên chọn các website có uy tín theo mô hình “mua bán đảm bảo” để thực hiện giao dịch một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Hiện nay, Sendo.vn là một trong những website mua sắm hàng thời trang hàng đầu Việt Nam đang áp dụng mô hình “mua bán đảm bảo”, với tổng số hơn 500.000 sản phẩm, trong đó có khoảng 350.000 sản phẩm về thời trang. Giá trị trung bình 1 đơn hàng tại Sendo.vn vào khoảng 200.000-500.000 VNĐ.

“Sendo.vn tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ trọn gói và đảm bảo từ mua bán đến giao hàng trên phạm vi toàn quốc. 100% các giao dịch trên Sendo.vn do FPT giao nhận và thanh toán. Điều này cho phép Sendo.vn đánh giá toàn diện, chính xác về các gian hàng trên sàn và đưa ra các tư vấn hợp lý cho khách hàng lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng,” ông Linh cho biết.
Ý kiến bạn đọc