Tin tức
Phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT phần 2
27/07/2012

Trước thực trạng thiếu nguồn cung lao động trong ngành TMĐT chất lượng cao, để nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên, hằng năm, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ công thương Trung ương phải đưa sinh viên thực tập tại các DN là thành viên của các sàn giao dịch TMĐT quốc tế như Alibaba.com.

 

Theo ông Dũng, đây là cách để sinh viên làm quen với môi trường giao thương thực tế cũng như tích lũy kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các DN.

 

Đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực TMĐT tại Việt Nam, ông Vincent Wong, cho rằng, các DN đã có sự chuẩn bị nhất định cho việc khai thác kênh xúc tiến bán hàng đầy tiềm năng này, từ vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng cho tới kế hoạch trung và dài hạn.

 

Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là tìm kiếm nhân sự phù hợp có kiến thức và kỹ năng kinh doanh trực tuyến có thể tiến hành giao dịch không những với các đối tác trong nước mà cả những đối tác nước ngoài vốn đã dày dạn kinh nghiệm giao thương TMĐT trên thị trường quốc tế.

 

Chỉ giải quyết ngắn hạn

 

Do thiếu nguồn cung nên dù các DN sẵn sàng dành ngân sách cho một vị trí chuyên về TMĐT hay marketing trực tuyến quốc tế, nhưng vẫn khó khăn trong việc tìm được ứng viên phù hợp. Để việc kinh doanh tiến triển, không còn cách nào khác là DN phải chọngiải pháp tạm thời là để các nhân sự hiện tại đảm nhiệm luôn các công việc này.

 

Ông Nguyễn Thanh Lê, Giám đốc Công ty Thanh Lê, cho biết, trong hai năm qua, công ty tuyển dụng cho vị trí nhân viên bán hàng qua mạng nhưng vẫn chưa tìm được người ứng ý. Yêu cầu của công ty là nhân viênphải biết lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch marketing online cho website bán hàng trực tuyến; chăm sóc và phát triển fan page tại các trang mạng xã hội; tìm kiếm hợp đồng online.

 

Và một tiêu chuẩn không thể thiếu nữa là rành về công nghệ thông tin để có thể khắc phục sự cố hệ thống mạng máy tính. Chính vì vậy, Thanh Lê phải cho nhân viên bán hàng học thêm các khóa về CNTT.

 

Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Văn Nhân, Giám đốc Điều hành Công ty Nhân Minh, chủ thương hiệu Qcoffee xuất khẩu, cho rằng, để làm tốt công tác bán hàng online ra nước ngoài, những người chuyên trách công việc này không chỉ cần thông thạovề ngoại ngữ để sàn giao dịch trực tuyến với các đối tác mà còn phải hiểu biết về các thị trường tiềm năng và kinh nghiệm giao thương quốc tế.

 

Bên cạnh đó, kiến thức về dịch vụ sau bán hàng cũng là yếu tố không thể thiếu. Yêu cầu cao, số lượng không đáp ứng được nên các DN thường chọn cách bố trí nhân lực kiêm nhiệm hoặc cử các cán bộ hiện có đi đào tạo bổ sung các kiến thức về ứng dụng TMĐT.

 

Trước thực trạng này, một mặt các Sở Công Thương hỗ trợ DN trong việc đào tạo nguồn nhân lực, mặt khác, xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo về TMĐT dành cho DN. Bên cạnh đó, các tổ chức, công ty thuộc lĩnh vực có liên quan cũng thường xuyên tổ chức những buổi tư vấn, đào tạo nhằm cung cấp những kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động trong lĩnh vực TMĐT nói chung và trên các sàn TMĐT dành cho DN nói riêng.

 

Ông Trần Đình Toản, Phó tổng giám đốc Công ty OSB - đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam, cho biết, để hỗ trợ các DN xuất khẩu Việt Nam tham gia có hiệu quả trên Alibaba. com, hằng tháng, Công ty OSB đều tổ chức các chương trình đào tạo, tư vấn trực tiếp và trực tuyến cho các DN xuất khẩu.

 

Bên cạnh đó, Công ty còn nhận sinh viên thực tập từ các chuyên ngành liên quan xuất nhập khẩu, TMĐT, công nghệ thông tin từ các trường đại học ở Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, Công ty cũng đang tham gia biên soạn giáo trình TMĐT cho Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ công thương Trung ương và nhận sinh viên thực tập từ trường này.

 

Sinh viên thực tập sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng thực tế ứng dụng các kênh xúc tiến xuất khẩu online. Dù đã có nhiều hình thức được triển khai, nhưng theo ông Toản, để giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực trong việc ứng dụng TMĐT của DN, cần phải có sự góp sức của các bên tham gia.

 

Bên cạnh việc đẩy mạnh đào tạo tại các cơ sở đào tạo thì các chương trình đào tạo ngắn hạn, bổ sung mang tính thực tế phù hợp với nhu cầu của các DN cần được khai thác triệt để.

Ý kiến bạn đọc