Sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng nhờ hiện tượng mua hàng theo nhóm bùng nổ năm qua, đã phổ cập hình thức mua hàng trực tuyến đến đông đảo người dùng. Thành công lớn nhất là người dùng đã vượt qua được rào cản tâm lý e ngại khi mua hàng qua mạng. Ngoài ra, phân khúc tiêu dùng 8X và 9X đang trở thành nhóm tiêu dùng chính, đã quen thuộc với các dịch vụ thanh toán trực tuyến – điều kiện cần để giúp mô hình TMĐT khép kín và hoàn thiện.
Nhiều dự báo thương mại điện tử (TMĐT) sẽ bùng nổ trong giai đoạn 2012 – 2015.
Thời cơ đã chin
1. Sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng nhờ hiện tượng mua hàng theo nhóm bùng nổ năm qua, đã phổ cập hình thức mua hàng trực tuyến đến đông đảo người dùng. Thành công lớn nhất là người dùng đã vượt qua được rào cản tâm lý e ngại khi mua hàng qua mạng. Ngoài ra, phân khúc tiêu dùng 8X và 9X đang trở thành nhóm tiêu dùng chính, đã quen thuộc với các dịch vụ thanh toán trực tuyến – điều kiện cần để giúp mô hình TMĐT khép kín và hoàn thiện.
2. Sự khó khăn của nền kinh tế làm cho mục tiêu cắt giảm chi phí thành một yêu cầu thiết yếu, khiến thương mại điện tử( TMĐT) từ điều nên làm trở thành điều bắt buộc làm, để có thể cắt giảm chi phí mặt bằng, nhân công và hàng tồn kho.
3. Sự trở lại của các quỹ đầu tư: nổi bật nhất là Nhommua, công ty đã nhận 60 triệu USD của ba quỹ đầu tư IDG Ventures, Rebate Network và MK Group. Với lượng vốn mạnh, thanh khoản tốt nhờ bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, không ngạc nhiên khi Nhommua mạnh tay đầu tư cho marketing và hạ tầng kỹ thuật. Một số quỹ khác cũng đang tiếp cận các dự án có triển vọng, nhiều công ty đang rất tự tin chi tiền xây dựng kênh bán hàng mới.
4. Bài toán hậu cần đã phần nào được giải quyết khi TMĐT đạt được quy mô nhất định. Ví dụ, chi phí giao nhận một voucher đã giảm rất nhiều so với những ngày đầu, từ hơn 15.000 đồng xuống còn khoảng 8.000 đồng/voucher. Hạ tầng về kho bãi, thanh toán cũng được cải thiện gần đây.
Biết làm thế nào?
Ba điểm yếu nhất nếu không khắc phục sẽ khó tiến xa hơn trên môi trường kinh doanh dựa vào internet:
1. Hạ tầng kỹ thuật đủ mạnh: hạ tầng kỹ thuật ở đây có thể hiểu là hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Không như bán hàng truyền thống, khi nguồn lực quản lý chia sẻ cho từng điểm bán, giờ đây tất cả đều được xử lý trên cùng một hệ thống, điều này khiến cho những doanh nghiệp chưa chuẩn bị thấu đáo bị lúng túng. Nhiều công ty thành công là nhờ đã dày công xây dựng nền tảng công nghệ làm cơ sở cần thiết khi tăng trưởng ở quy mô lớn hơn. Một hạ tầng kỹ thuật trực quan nhất là website, nơi đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của người dùng, thì thật ngạc nhiên, dù có hơn 35% số người sử dụng internet truy cập qua điện thoại di động (số liệu: TNS 2011) nhưng còn rất ít công ty đầu tư đúng cho mảng WAP site (website xem trên điện thoại di động) hay các ứng dụng cho điện thoại.
2. Tích hợp kinh doanh online và offline: vấn đề thanh toán vẫn là điều đau đầu cho những công ty TMĐT. VNG vừa ngừng hoạt động Zing Deal như một minh chứng về sự khó khăn trong việc thay đổi hành vi người tiêu dùng. Trong nỗ lực thoát khỏi hình thức truyền thống CaD (nhận tiền khi giao hàng) – vốn không có ưu thế trong việc vận chuyển những hàng hoá cồng kềnh hay có giá trị lớn, nhiều công ty TMĐT đã và sẽ phải chọn mô hình pick-up (người mua đến địa điểm giao dịch để nhận hàng).
3. Nhân lực: ngành TMĐT yêu cầu nhân sự có kinh nghiệm về tiếp thị số (digital marketing) lẫn phân phối bán lẻ, chưa kể những mảng liên quan rất sâu như chăm sóc khách hàng qua internet và điện thoại, đóng gói… Với nhu cầu lớn hơn của thị trường TMĐT, mỗi công ty có những toan tính riêng, thậm chí bài toán hợp tác cần được đặt ra để có thể tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô của hạ tầng kho bãi, vận chuyển…