Thương mại điện tử – Những câu hỏi thường gặp
28/04/2016
Có thể bạn hiểu rằng thương mại điện tử đơn giản là một website. Tại đó bạn có thể thực hiện các giao dịch mà không cần gặp trực tiếp người mua hay người bán. Vâng, bạn hiểu như vậy không sai. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác hơn, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số khái niệm cơ bản về TMĐT
1. E-Commerce là gì?
E-Commerce (Electronic commerce – Thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”)
2. Lợi ích của Thương mại điện tử (TMĐT)?
TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
3. Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng?
Gồm có 6 công đoạn sau:
Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website Thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng…
Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) “đặt hàng”, từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ …) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).
Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt).
Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.
Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 – 20 giây.
4. Authorization number là gì?
Đây là mã số xác nhận. Sau khi kiểm tra thẻ tín dụng đã hợp lệ hay chưa, ngân hàng người mua sẽ gởi mã số xác nhận đồng ý chi trả cho doanh nghiệp kèm theo thông số về đơn đặt hàng.
5. PSP là gì?
PSP là viết tắt của các từ Processing Service Provider, tức là nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng.
6. Merchant Account là gì?
Merchant Account là tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp khi tham gia TMĐT mà nó cho phép chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp hay hoàn trả lại tiền thu được cho khách hàng, nếu giao dịch bị hủy bỏ vì không đáp ứng được những yêu cầu thỏa thuận nào đó giữa người bán và người mua (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm) thông qua bán hàng hoá hoặc dịch vụ trên mạng Internet.
Merchant Account phải được đăng ký tại các ngân hàng/ tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp nhận được các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng.
7. Monthly fee là gì?
Đây là phí mà doanh nghiệp phải trả cho những khoản liên quan đến dịch vụ chẳng hạn như: bảng kê (ghi những số tiền nhập & xuất ở tài khoản của doanh nghiệp trong một khoảng thời kỳ nhất định: hàng tháng, hàng tuần …), phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ thanh toán qua mạng, …
8. Transaction fee là gì?
Đây là phần phí mà doanh nghiệp phải trả cho trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng Internet. Thông thường từ 30 – 50 cent cho mỗi giao dịch.
9. Discount rate là gì?
Đây là phí chiết khấu. Phần giá trị mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng thanh toán (Acquirer). Thông thường mức phí này chiếm từ 2,5% đến 5% tổng giá trị thanh toán qua thẻ tín dụng. Phí chiết khấu được tính dựa vào kiểu kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên mạng của Doanh nghiệp và các yếu tố khác (chất lượng hàng hoá, dịch vụ, loại thẻ tín dụng…)
10. Search Engine là gì?
Sẽ rất khó khăn cho người sử dụng truy cập vào Internet để tìm kiếm 1 Website có chủ đề phục vụ cho mục đích của mình vì hàng ngày có khoảng hơn 100000 Website mới được đưa lên mạng. Số lượng Website trên mạng Internet hiện nay đã lên tới hơn 5 tỷ Website. Vì vậy, để phục vụ việc tìm kiếm nhanh chóng Website của người sử dụng Internet, Search Engine ra đời.
Search Engine là một thư viện thông tin khổng lồ về các Website, cho phép người sử dụng có thể tìm kiếm các Website cần quan tâm theo 1 chủ đề nào đó căn cứ vào các từ khóa (keywords) mà người đó yêu cầu Search Engine tìm kiếm.
Một số công cụ tìm kiếm mạnh trên thế giới hiện nay: Google.com,
Yahoo.com, Altavista.com,…
11. News Letter là gì?
News Letter là dịch vụ miễn phí của 1 Website nào đó, dịch vụ này sẽ gửi tới người sử dụng những bản tin mới nhất về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Website hoặc những vấn đề, tin tức mới nhất trong lĩnh vực mà Website đó tham gia. Bạn chỉ cần đăng ký địa chỉ e-mail của mình tại phần News Letter của Website bạn muốn nhận thông tin, đây là cũng là một dạng Mailing List nhưng bạn không thể gửi mail cho toàn bộ các thành viên trong danh sách mà chỉ có người quản lý Website mới có quyền gửi e-mail tới toàn bộ mọi người tham gia.
12. Kinh doanh trực tuyến là hình thức kinh doanh như thế nào?
Kinh doanh trực tuyến là hình thức kinh doanh qua mạng. Mọi giao dịch được tiến hành trực tiếp trên mạng ví dụ từ việc hỏi hàng đến đặt hàng và thanh toán.
13. Thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào?
Việt Nam hoà nhập Internet vào cuối năm 1997, một thời gian sau thì thuật ngữ Thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện song chưa phát triển.
14. Hình thức kinh doanh Thương mại điện tử có dễ áp dụng cho các hãng kinh doanh không?
Còn tùy thuộc vào ngành nghề mà có thể áp dụng Thương mại Điện tử. Thường thì Thương mại Điện tử rất thích hợp cho các ngành trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm hoặc dịch vụ có thể số hoá hoặc hiển thị được bằng kỹ thuật số. Nói chung Thương mại Điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các hãng kinh doanh nhưng tuỳ thuộc vào mặt hàng kinh doanh mà áp dụng vào giai đoạn thích hợp.
15. Đầu tư cho Thương mại điện tử có tốn kém không?
Tất nhiên đầu tư là phải tốn kém. Nhưng Thương mại Điện tử mang lại những hiệu quả lớn hơn nhiều lần so với chi phí phải bỏ ra nếu bạn biết đầu tư đúng cách. Để biết thêm thông tin xin liên hệ với chúng tôi. Những chuyên gia của VietnamBiz sẽ tư vấn cho bạn.
16. Dùng Thương mại điện tử có phải là giải pháp tối ưu cho cạnh tranh bán hàng không?
Cho đến hiện nay, việc áp dụng Thương mại Điện tử là giải pháp tối ưu trong việc cạnh tranh bán hàng. Bạn không cần mất nhiều thời gian cho việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn vì khách hàng có thể tìm hiểu trên website của bạn.
Bạn sẽ không cần phải mất thì giờ, chi phí cho việc vận chuyển, thuyết phục khách hàng. Website tự động sẽ giúp bạn có một chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ khách lâu dài. Công việc duy nhất mà bạn phải làm đóa là xây dựng một website có tính tự động hóa cao. Một website đủ mạnh và hiệu quả sẽ giúp bạn qua mặt các đối thủ cạnh tranh, nếu bạn còn do dự, phân vân chưa biết sẽ xây dựng website của mình như thế nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi vẫn còn chưa muộn.
17. Dùng Thương mại điện tử trong kinh doanh thì tính bảo mật có được đảm bảo không?
Có nhiều cấp độ bảo mật khác nhau tăng giảm tuỳ theo mức chi phí mà bạn chấp nhận. Nếu doanh nghiệp của bạn tham gia một cách nghiêm túc vào Thương mại điện tử thì nên áp dụng chế độ bảo mật tốt nhất.
18. Quảng cáo phân loại là gì?
Quảng cáo phân loại là phương pháp quảng cáo ở các trang phân loại theo loại hình, cho phép người mua và bán đăng quảng cáo theo những nghành nghề đã được phân loại sẵn.
19. Triển khai đại lý trên mạng là như thế nào?
Triển khai đại lý trên mạng là việc sử dụng một phần mềm cho phép bạn mở đại lý qua mạng và theo dõi được đơn đặt hàng của khách hàng bắt nguồn từ đại lý nào.
20.Chữ kí điện tử là gì?
Thông thường, để chuyển thông điệp từ người gửi đến người nhận được bí mật, không bị sửa chữa trên đường đến tay người nhận, phải mã hoá chúng theo một nguyên tắc nào đó trước khi gửi đi, nguyên tắc này gọi là khoá mã (tiếng Anh là Key). Người nhận muốn hiểu được thông điệp phải sử dụng khoá mã đó để giải mã. Việc mã hoá và giải mã thông điệp dùng một chìa khoá rất dễ dẫn đến tình trạng chìa khoá đó bị người thứ ba chiếm đoạt. Người có chìa khoá mã có thể xem và sửa đổi nội dung thông điệp, như vậy sẽ làm mất tính nguyên trạng và bảo mật của thông tin.
Vấn đề đặt ra là làm sao đảm bảo thông điệp truyền đi bằng các phương tiện điện tử giữ được bí mật, nội dung không bị thay đổi trên đường truyền, người nhận thông điệp nhận đúng được người gửi và người gửi không chối bỏ được trách nhiệm để “ký” và gửi thông điệp của mình.
Giải quyết vấn đề nêu trên, trong truyền nhận các thông điệp điện tử, người ta sử dụng một chương trình phần mềm mã hoá các thông điệp có 2 khoá mã: Khoá mã công cộng (Public Key) và mã khoá riêng của người gửi thông điệp (Private Key hay còn gọi là Secret Key). Trong đó, mã khoá công cộng có thể được công khai cho những ai cần chia sẻ thông tin. Còn mã khoá riêng là bí mật của người “ký” gửi thông điệp đi. Hai khóa mã này có liên quan mật thiết đến nhau: Khi người gửi thông điệp dùng mã khoá riêng để mã hoá thông điệp thì trong thông điệp sẽ có một “chữ ký”. Người nhận dùng mã khoá công cộng cùng cặp để nhận dạng “chữ ký”, qua đó xác minh: người gửi thông điệp là ai; nội dung thông điệp có được bảo toàn nguyên trạng trong quá trình truyền trên mạng hay không. Về nguyên tắc, không thể dùng mã khoá công cộng để tìm ra mã khoá riêng.
Có thể hiểu “chữ ký điện tử” là sự kết hợp giữa khoá mã riêng và dữ liệu cần mã hoá bằng công nghệ số. Ở đây, cũng cần lưu ý bạn đọc là độ dài (đo bằng đơn vị thông tin) của khoá mã càng lớn thì khả năng bảo mật của thông tin để được mã hoá càng cao nhưng cũng vì thế mà nó cũng tỷ lệ thuận với thời gian cần phải bỏ ra để mã hoá và giải mã. Hiện nay, độ dài của mã khoá điện tử thường được thiết kế có độ dài từ 95 – 265 byte.
Như trên để trình bày, mỗi người tham gia giao dịch điện tử cần phải có đồng thời một cặp khoá mã (Public Key và Secret Key). Một câu hỏi được đặt ra: Ai là người cung cấp cặp khoá mã ấy? Và dịch vụ chứng thực điện tử để xuất hiện.
21.Chứng thực điện tử là gì?
“Chứng thực điện tử” hay “chứng thực số” (Digital Certificate) là dịch vụ do những nhà cung cấp chứng chỉ số (Certification Authorities – CA) thực hiện, cung cấp cho khách hàng công cụ và kiến thức cần thiết (tên truy cập, mật khẩu, địa chỉ kết nối, khoá mã…) nhằm bảo mật thông tin, chứng thực nguồn gốc và nội dung thông tin trong giao dịch qua mạng. Chứng thực điện tử dựa trên cơ sở hạ tầng khoá công khai (Public Key Infrastructure) với nền tảng là mật mã khoá công khai và chữ ký số. Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực đảm bảo:
– Chứng thực danh tính của những người tham gia giao dịch: Chỉ có chủ sở hữu của chứng chỉ số mới có thể ký chữ ký điện tử và gửi thông điệp đi. Và người nhận thông điệp tin tưởng thông điệp đúng là của người chủ hợp pháp gửi đến.
– Bảo mật được thông tin: Thông điệp được mã hoá trước khi chuyển đi.
– Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu khi đến người nhận: Thông tin để được mã hoá sẽ không bị sửa đổi trên đường truyền.
Dịch vụ chứng thực điện tử để và đang phát triển thành dịch vụ toàn cầu. Một số nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới như Verysign, WSIeKey, eTrust… Để có một số Công ty và tổ chức của Việt Nam thử nghiệm và cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử như Công ty phần mềm và truyền thông (VASC), Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), Trung tâm tin học – Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ.
22.Giao dịch điện tử có an toàn không?
Tuy rằng trên ý thuyết, việc tấn công vào hệ thống truyền nhận tin để được mã hoá trên mạng là không thể, nhưng thực ra mọi hệ thống điện tử chỉ có độ an toàn tương đối. Thiệt hại do các vụ tấn công gây ra là không đáng kể so với lợi ích do giao dịch điện tử mang lại. Hơn nữa, phần lớn các cuộc tấn công đều do sự mất cảnh giác, không cẩn thận của người sử dụng hệ thống. Ví dụ như việc để lộ Password hoặc đặt Password không đủ khó khiến cho khoá mã bí mật bị phá; hoặc để máy tính cá nhân bị dính virus, Trojan (thuật ngữ chỉ Chương trình máy tính xuất hiện để thực hiện một chức năng có ích, nhưng đồng thời có chứa các mã hoặc các lệnh ẩn, gây hỏng đối với hệ máy đang chạy nó. Thuật ngữ này được đặt theo điển tích Hy lạp về Con ngựa thành Troa (Trojan Horse): Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành Troa để dùng mưu chứa quân vào bụng một con ngựa gỗ để đưa vào thành. Đêm đến quân trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân tấn công hạ được thành. Trojan máy tính đầu tiên xuất hiện năm 1989, ngụy trang dưới những thông tin về bệnh AIDS), Keylogger (chương trình lấy cắp khoá mã, mật khẩu…).
Vì vậy, để có an toàn tuyệt đối về mặt kỹ thuật trong giao dịch điện tử, ngoài trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực, người tham gia giao dịch phải luôn luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc các chính sách, nội quy về bảo mật, về an toàn cho hệ thống.
23.Khía cạnh pháp lý của giao dịch điện tử
Vấn đề an toàn cho giao dịch thông qua mạng được khẳng định về mặt kỹ thuật nếu được tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định về bảo mật. Tuy nhiên, trong giao dịch luôn luôn phát sinh các tranh chấp, để giải quyết các tranh chấp đó cần phải có các quy định pháp luật điều chỉnh. Chỉ khi có khung pháp lý chặt chẽ, đảm bảo phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan thì giao dịch điện tử mới có thể phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.
Trước hết, phải xác định giá trị pháp lý của văn bản điện tử. Một văn bản điện tử đảm bảo các thành tố: khẳng định người ký, đảm bảo toàn vẹn của nội dung thông tin phải được coi như có giá trị như văn bản trên giấy truyền thống.
Thứ hai, cần quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng tham gia giao dịch điện tử (kể cả nhà cung cấp chứng thực số) trong việc cung cấp, nhận, xử lý thông tin, bảo đảm an toàn hệ thống…
Thứ ba, phải thay đổi quy trình của từng giao dịch cụ thể theo mức độ phổ biến, và hành lang pháp lý của giao dịch điện tử trong xã hội. Ví dụ: Trong một số giao dịch, theo cách truyền thống, ngoài khai báo, bên có yêu cầu phải nộp bản photocopy và xuất trình văn bản gốc cho người xử lý. Khi giao dịch điện tử chưa phát triển như ở nước ta hiện nay thì việc khai thác các cơ sở dữ liệu điện tử có liên quan để đối chiếu, xác minh ngay là chưa thực hiện được vì chưa có hoặc không được phổ biến trên mạng (ví dụ như giấy phép xuất nhập khẩu, vận đơn…). Do đó, phải có quy định về giới hạn giao dịch và trách nhiệm lưu giữ bản gốc.
Thứ tư, phải có chế tài xử lý nghiêm khắc các vi phạm.
24.Giao dịch điện tử trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, nhiều nước để ban hành các đạo luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, tạo hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử phát triển. Điểm qua một số nước trong khu vực và trên thế giới:
– Năm 1997 Malaysia ban hành Luật Chữ ký số;
– Năm 1998 Singapore ban hành Luật Giao dịch điện tử;
– Năm 1999 Hàn Quốc ban hành Luật Chữ ký điện tử, Luật này được sửa đổi năm 2001;
– Năm 2000 hàng loạt các nước và vùng lãnh thổ ban hành Luật về giao dịch điện tử như: Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan, Brunei, Ấn Độ, Hồng Kông;
– Năm 2001 Liên minh Châu Âu chính thức chấp nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử;
– Năm 2004 Trung Quốc thông qua Luật Chữ ký điện tử.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực soạn thảo các văn bản pháp quy điều chỉnh các mối quan hệ trong giao dịch điện tử như: Luật Giao dịch điện tử, Pháp lệnh Thương mại điện tử, Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên các dự án Luật nêu trên cần nhiều thời gian nghiên cứu.
Để sớm sử dụng những tiện ích mà giao dịch điện tử mang lại, không chờ đến khi xây dựng được hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử, ngày 21/3/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Điều 2 của Quyết định này quy định:
“Chứng từ điện tử là chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử để được mã hoá mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang thông tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Chứng từ điện tử phải có đủ các yếu tố quy định cho chứng từ kế toán, đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán và phải được mã hoá bảo đảm an toàn trong quá trình xử lý truyền tin và lưu trữ; riêng yếu tố chữ ký phải được mã hoá bằng khoá mật mã – được gọi là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử được xác lập riêng cho từng cá nhân để xác định quyền hạn và trách nhiệm của người lập và những người liên quan chịu trách nhiệm về tính an toàn và chính xác của chứng từ điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký tay trên chứng từ giấy”.
Có thể nói, đây là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chữ ký điện tử đang được áp dụng tại Việt Nam. Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Nhiều ngành khác của nước ta đang nỗ lực nghiên cứu, làm thí điểm, từng bước thay các giao dịch truyền thống bằng giao dịch điện tử trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình trước khi có một bộ luật bao quát cho mọi đối tượng tham gia giao dịch điện tử. Ngành Hải quan cũng đang cố gắng để có thể thực hiện thông quan điện tử cho hàng hoá xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp được chọn lọc làm thủ tục tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
Mới đây để theo kịp tốc độ phát triển của TMĐT Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 57/2006/NĐ-CP vềThương mại điện tử. Đây là nghị định đầu tiên trong 5 nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử.
Theo vietnambiz.com (Hoàng Anh)
1. E-Commerce là gì?
E-Commerce (Electronic commerce – Thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”)
2. Lợi ích của Thương mại điện tử (TMĐT)?
TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
3. Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng?
Gồm có 6 công đoạn sau:
Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website Thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng…
Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) “đặt hàng”, từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ …) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).
Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt).
Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.
Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 – 20 giây.
4. Authorization number là gì?
Đây là mã số xác nhận. Sau khi kiểm tra thẻ tín dụng đã hợp lệ hay chưa, ngân hàng người mua sẽ gởi mã số xác nhận đồng ý chi trả cho doanh nghiệp kèm theo thông số về đơn đặt hàng.
5. PSP là gì?
PSP là viết tắt của các từ Processing Service Provider, tức là nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng.
6. Merchant Account là gì?
Merchant Account là tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp khi tham gia TMĐT mà nó cho phép chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp hay hoàn trả lại tiền thu được cho khách hàng, nếu giao dịch bị hủy bỏ vì không đáp ứng được những yêu cầu thỏa thuận nào đó giữa người bán và người mua (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm) thông qua bán hàng hoá hoặc dịch vụ trên mạng Internet.
Merchant Account phải được đăng ký tại các ngân hàng/ tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp nhận được các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng.
7. Monthly fee là gì?
Đây là phí mà doanh nghiệp phải trả cho những khoản liên quan đến dịch vụ chẳng hạn như: bảng kê (ghi những số tiền nhập & xuất ở tài khoản của doanh nghiệp trong một khoảng thời kỳ nhất định: hàng tháng, hàng tuần …), phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ thanh toán qua mạng, …
8. Transaction fee là gì?
Đây là phần phí mà doanh nghiệp phải trả cho trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng Internet. Thông thường từ 30 – 50 cent cho mỗi giao dịch.
9. Discount rate là gì?
Đây là phí chiết khấu. Phần giá trị mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng thanh toán (Acquirer). Thông thường mức phí này chiếm từ 2,5% đến 5% tổng giá trị thanh toán qua thẻ tín dụng. Phí chiết khấu được tính dựa vào kiểu kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên mạng của Doanh nghiệp và các yếu tố khác (chất lượng hàng hoá, dịch vụ, loại thẻ tín dụng…)
10. Search Engine là gì?
Sẽ rất khó khăn cho người sử dụng truy cập vào Internet để tìm kiếm 1 Website có chủ đề phục vụ cho mục đích của mình vì hàng ngày có khoảng hơn 100000 Website mới được đưa lên mạng. Số lượng Website trên mạng Internet hiện nay đã lên tới hơn 5 tỷ Website. Vì vậy, để phục vụ việc tìm kiếm nhanh chóng Website của người sử dụng Internet, Search Engine ra đời.
Search Engine là một thư viện thông tin khổng lồ về các Website, cho phép người sử dụng có thể tìm kiếm các Website cần quan tâm theo 1 chủ đề nào đó căn cứ vào các từ khóa (keywords) mà người đó yêu cầu Search Engine tìm kiếm.
Một số công cụ tìm kiếm mạnh trên thế giới hiện nay: Google.com,
Yahoo.com, Altavista.com,…
11. News Letter là gì?
News Letter là dịch vụ miễn phí của 1 Website nào đó, dịch vụ này sẽ gửi tới người sử dụng những bản tin mới nhất về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Website hoặc những vấn đề, tin tức mới nhất trong lĩnh vực mà Website đó tham gia. Bạn chỉ cần đăng ký địa chỉ e-mail của mình tại phần News Letter của Website bạn muốn nhận thông tin, đây là cũng là một dạng Mailing List nhưng bạn không thể gửi mail cho toàn bộ các thành viên trong danh sách mà chỉ có người quản lý Website mới có quyền gửi e-mail tới toàn bộ mọi người tham gia.
12. Kinh doanh trực tuyến là hình thức kinh doanh như thế nào?
Kinh doanh trực tuyến là hình thức kinh doanh qua mạng. Mọi giao dịch được tiến hành trực tiếp trên mạng ví dụ từ việc hỏi hàng đến đặt hàng và thanh toán.
13. Thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào?
Việt Nam hoà nhập Internet vào cuối năm 1997, một thời gian sau thì thuật ngữ Thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện song chưa phát triển.
14. Hình thức kinh doanh Thương mại điện tử có dễ áp dụng cho các hãng kinh doanh không?
Còn tùy thuộc vào ngành nghề mà có thể áp dụng Thương mại Điện tử. Thường thì Thương mại Điện tử rất thích hợp cho các ngành trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm hoặc dịch vụ có thể số hoá hoặc hiển thị được bằng kỹ thuật số. Nói chung Thương mại Điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các hãng kinh doanh nhưng tuỳ thuộc vào mặt hàng kinh doanh mà áp dụng vào giai đoạn thích hợp.
15. Đầu tư cho Thương mại điện tử có tốn kém không?
Tất nhiên đầu tư là phải tốn kém. Nhưng Thương mại Điện tử mang lại những hiệu quả lớn hơn nhiều lần so với chi phí phải bỏ ra nếu bạn biết đầu tư đúng cách. Để biết thêm thông tin xin liên hệ với chúng tôi. Những chuyên gia của VietnamBiz sẽ tư vấn cho bạn.
16. Dùng Thương mại điện tử có phải là giải pháp tối ưu cho cạnh tranh bán hàng không?
Cho đến hiện nay, việc áp dụng Thương mại Điện tử là giải pháp tối ưu trong việc cạnh tranh bán hàng. Bạn không cần mất nhiều thời gian cho việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn vì khách hàng có thể tìm hiểu trên website của bạn.
Bạn sẽ không cần phải mất thì giờ, chi phí cho việc vận chuyển, thuyết phục khách hàng. Website tự động sẽ giúp bạn có một chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ khách lâu dài. Công việc duy nhất mà bạn phải làm đóa là xây dựng một website có tính tự động hóa cao. Một website đủ mạnh và hiệu quả sẽ giúp bạn qua mặt các đối thủ cạnh tranh, nếu bạn còn do dự, phân vân chưa biết sẽ xây dựng website của mình như thế nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi vẫn còn chưa muộn.
17. Dùng Thương mại điện tử trong kinh doanh thì tính bảo mật có được đảm bảo không?
Có nhiều cấp độ bảo mật khác nhau tăng giảm tuỳ theo mức chi phí mà bạn chấp nhận. Nếu doanh nghiệp của bạn tham gia một cách nghiêm túc vào Thương mại điện tử thì nên áp dụng chế độ bảo mật tốt nhất.
18. Quảng cáo phân loại là gì?
Quảng cáo phân loại là phương pháp quảng cáo ở các trang phân loại theo loại hình, cho phép người mua và bán đăng quảng cáo theo những nghành nghề đã được phân loại sẵn.
19. Triển khai đại lý trên mạng là như thế nào?
Triển khai đại lý trên mạng là việc sử dụng một phần mềm cho phép bạn mở đại lý qua mạng và theo dõi được đơn đặt hàng của khách hàng bắt nguồn từ đại lý nào.
20.Chữ kí điện tử là gì?
Thông thường, để chuyển thông điệp từ người gửi đến người nhận được bí mật, không bị sửa chữa trên đường đến tay người nhận, phải mã hoá chúng theo một nguyên tắc nào đó trước khi gửi đi, nguyên tắc này gọi là khoá mã (tiếng Anh là Key). Người nhận muốn hiểu được thông điệp phải sử dụng khoá mã đó để giải mã. Việc mã hoá và giải mã thông điệp dùng một chìa khoá rất dễ dẫn đến tình trạng chìa khoá đó bị người thứ ba chiếm đoạt. Người có chìa khoá mã có thể xem và sửa đổi nội dung thông điệp, như vậy sẽ làm mất tính nguyên trạng và bảo mật của thông tin.
Vấn đề đặt ra là làm sao đảm bảo thông điệp truyền đi bằng các phương tiện điện tử giữ được bí mật, nội dung không bị thay đổi trên đường truyền, người nhận thông điệp nhận đúng được người gửi và người gửi không chối bỏ được trách nhiệm để “ký” và gửi thông điệp của mình.
Giải quyết vấn đề nêu trên, trong truyền nhận các thông điệp điện tử, người ta sử dụng một chương trình phần mềm mã hoá các thông điệp có 2 khoá mã: Khoá mã công cộng (Public Key) và mã khoá riêng của người gửi thông điệp (Private Key hay còn gọi là Secret Key). Trong đó, mã khoá công cộng có thể được công khai cho những ai cần chia sẻ thông tin. Còn mã khoá riêng là bí mật của người “ký” gửi thông điệp đi. Hai khóa mã này có liên quan mật thiết đến nhau: Khi người gửi thông điệp dùng mã khoá riêng để mã hoá thông điệp thì trong thông điệp sẽ có một “chữ ký”. Người nhận dùng mã khoá công cộng cùng cặp để nhận dạng “chữ ký”, qua đó xác minh: người gửi thông điệp là ai; nội dung thông điệp có được bảo toàn nguyên trạng trong quá trình truyền trên mạng hay không. Về nguyên tắc, không thể dùng mã khoá công cộng để tìm ra mã khoá riêng.
Có thể hiểu “chữ ký điện tử” là sự kết hợp giữa khoá mã riêng và dữ liệu cần mã hoá bằng công nghệ số. Ở đây, cũng cần lưu ý bạn đọc là độ dài (đo bằng đơn vị thông tin) của khoá mã càng lớn thì khả năng bảo mật của thông tin để được mã hoá càng cao nhưng cũng vì thế mà nó cũng tỷ lệ thuận với thời gian cần phải bỏ ra để mã hoá và giải mã. Hiện nay, độ dài của mã khoá điện tử thường được thiết kế có độ dài từ 95 – 265 byte.
Như trên để trình bày, mỗi người tham gia giao dịch điện tử cần phải có đồng thời một cặp khoá mã (Public Key và Secret Key). Một câu hỏi được đặt ra: Ai là người cung cấp cặp khoá mã ấy? Và dịch vụ chứng thực điện tử để xuất hiện.
21.Chứng thực điện tử là gì?
“Chứng thực điện tử” hay “chứng thực số” (Digital Certificate) là dịch vụ do những nhà cung cấp chứng chỉ số (Certification Authorities – CA) thực hiện, cung cấp cho khách hàng công cụ và kiến thức cần thiết (tên truy cập, mật khẩu, địa chỉ kết nối, khoá mã…) nhằm bảo mật thông tin, chứng thực nguồn gốc và nội dung thông tin trong giao dịch qua mạng. Chứng thực điện tử dựa trên cơ sở hạ tầng khoá công khai (Public Key Infrastructure) với nền tảng là mật mã khoá công khai và chữ ký số. Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực đảm bảo:
– Chứng thực danh tính của những người tham gia giao dịch: Chỉ có chủ sở hữu của chứng chỉ số mới có thể ký chữ ký điện tử và gửi thông điệp đi. Và người nhận thông điệp tin tưởng thông điệp đúng là của người chủ hợp pháp gửi đến.
– Bảo mật được thông tin: Thông điệp được mã hoá trước khi chuyển đi.
– Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu khi đến người nhận: Thông tin để được mã hoá sẽ không bị sửa đổi trên đường truyền.
Dịch vụ chứng thực điện tử để và đang phát triển thành dịch vụ toàn cầu. Một số nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới như Verysign, WSIeKey, eTrust… Để có một số Công ty và tổ chức của Việt Nam thử nghiệm và cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử như Công ty phần mềm và truyền thông (VASC), Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), Trung tâm tin học – Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ.
22.Giao dịch điện tử có an toàn không?
Tuy rằng trên ý thuyết, việc tấn công vào hệ thống truyền nhận tin để được mã hoá trên mạng là không thể, nhưng thực ra mọi hệ thống điện tử chỉ có độ an toàn tương đối. Thiệt hại do các vụ tấn công gây ra là không đáng kể so với lợi ích do giao dịch điện tử mang lại. Hơn nữa, phần lớn các cuộc tấn công đều do sự mất cảnh giác, không cẩn thận của người sử dụng hệ thống. Ví dụ như việc để lộ Password hoặc đặt Password không đủ khó khiến cho khoá mã bí mật bị phá; hoặc để máy tính cá nhân bị dính virus, Trojan (thuật ngữ chỉ Chương trình máy tính xuất hiện để thực hiện một chức năng có ích, nhưng đồng thời có chứa các mã hoặc các lệnh ẩn, gây hỏng đối với hệ máy đang chạy nó. Thuật ngữ này được đặt theo điển tích Hy lạp về Con ngựa thành Troa (Trojan Horse): Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành Troa để dùng mưu chứa quân vào bụng một con ngựa gỗ để đưa vào thành. Đêm đến quân trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân tấn công hạ được thành. Trojan máy tính đầu tiên xuất hiện năm 1989, ngụy trang dưới những thông tin về bệnh AIDS), Keylogger (chương trình lấy cắp khoá mã, mật khẩu…).
Vì vậy, để có an toàn tuyệt đối về mặt kỹ thuật trong giao dịch điện tử, ngoài trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực, người tham gia giao dịch phải luôn luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc các chính sách, nội quy về bảo mật, về an toàn cho hệ thống.
23.Khía cạnh pháp lý của giao dịch điện tử
Vấn đề an toàn cho giao dịch thông qua mạng được khẳng định về mặt kỹ thuật nếu được tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định về bảo mật. Tuy nhiên, trong giao dịch luôn luôn phát sinh các tranh chấp, để giải quyết các tranh chấp đó cần phải có các quy định pháp luật điều chỉnh. Chỉ khi có khung pháp lý chặt chẽ, đảm bảo phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan thì giao dịch điện tử mới có thể phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.
Trước hết, phải xác định giá trị pháp lý của văn bản điện tử. Một văn bản điện tử đảm bảo các thành tố: khẳng định người ký, đảm bảo toàn vẹn của nội dung thông tin phải được coi như có giá trị như văn bản trên giấy truyền thống.
Thứ hai, cần quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng tham gia giao dịch điện tử (kể cả nhà cung cấp chứng thực số) trong việc cung cấp, nhận, xử lý thông tin, bảo đảm an toàn hệ thống…
Thứ ba, phải thay đổi quy trình của từng giao dịch cụ thể theo mức độ phổ biến, và hành lang pháp lý của giao dịch điện tử trong xã hội. Ví dụ: Trong một số giao dịch, theo cách truyền thống, ngoài khai báo, bên có yêu cầu phải nộp bản photocopy và xuất trình văn bản gốc cho người xử lý. Khi giao dịch điện tử chưa phát triển như ở nước ta hiện nay thì việc khai thác các cơ sở dữ liệu điện tử có liên quan để đối chiếu, xác minh ngay là chưa thực hiện được vì chưa có hoặc không được phổ biến trên mạng (ví dụ như giấy phép xuất nhập khẩu, vận đơn…). Do đó, phải có quy định về giới hạn giao dịch và trách nhiệm lưu giữ bản gốc.
Thứ tư, phải có chế tài xử lý nghiêm khắc các vi phạm.
24.Giao dịch điện tử trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, nhiều nước để ban hành các đạo luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, tạo hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử phát triển. Điểm qua một số nước trong khu vực và trên thế giới:
– Năm 1997 Malaysia ban hành Luật Chữ ký số;
– Năm 1998 Singapore ban hành Luật Giao dịch điện tử;
– Năm 1999 Hàn Quốc ban hành Luật Chữ ký điện tử, Luật này được sửa đổi năm 2001;
– Năm 2000 hàng loạt các nước và vùng lãnh thổ ban hành Luật về giao dịch điện tử như: Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan, Brunei, Ấn Độ, Hồng Kông;
– Năm 2001 Liên minh Châu Âu chính thức chấp nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử;
– Năm 2004 Trung Quốc thông qua Luật Chữ ký điện tử.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực soạn thảo các văn bản pháp quy điều chỉnh các mối quan hệ trong giao dịch điện tử như: Luật Giao dịch điện tử, Pháp lệnh Thương mại điện tử, Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên các dự án Luật nêu trên cần nhiều thời gian nghiên cứu.
Để sớm sử dụng những tiện ích mà giao dịch điện tử mang lại, không chờ đến khi xây dựng được hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử, ngày 21/3/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Điều 2 của Quyết định này quy định:
“Chứng từ điện tử là chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử để được mã hoá mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang thông tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Chứng từ điện tử phải có đủ các yếu tố quy định cho chứng từ kế toán, đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán và phải được mã hoá bảo đảm an toàn trong quá trình xử lý truyền tin và lưu trữ; riêng yếu tố chữ ký phải được mã hoá bằng khoá mật mã – được gọi là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử được xác lập riêng cho từng cá nhân để xác định quyền hạn và trách nhiệm của người lập và những người liên quan chịu trách nhiệm về tính an toàn và chính xác của chứng từ điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký tay trên chứng từ giấy”.
Có thể nói, đây là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chữ ký điện tử đang được áp dụng tại Việt Nam. Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Nhiều ngành khác của nước ta đang nỗ lực nghiên cứu, làm thí điểm, từng bước thay các giao dịch truyền thống bằng giao dịch điện tử trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình trước khi có một bộ luật bao quát cho mọi đối tượng tham gia giao dịch điện tử. Ngành Hải quan cũng đang cố gắng để có thể thực hiện thông quan điện tử cho hàng hoá xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp được chọn lọc làm thủ tục tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
Mới đây để theo kịp tốc độ phát triển của TMĐT Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 57/2006/NĐ-CP vềThương mại điện tử. Đây là nghị định đầu tiên trong 5 nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử.
Theo vietnambiz.com (Hoàng Anh)
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ