Tin tức
Tìm hiểu Google Penalty
24/11/2010

Từ penalty được mọi người biết đến nhiều nhất là trong bóng đá để chỉ quả phạt đền. Khi tra từ điển thì nó có ý nghĩa là hình phạt cho một hành vi phạm luật nào đó. Google Penalty cũng vậy, đó là hình phạt mà Google bắt bạn phải chịu khi vi phạm những điều luật của nó.

Những hiện tượng của Google Penalty:

  • Rớt traffic một cách tàn nhẫn, có thể ngày hôm trước bạn có traffic từ SE là 1000 unique pageview, nhưng hôm sau chỉ còn 10 mà thôi. Và việc giảm traffic này sẽ kéo dài lê thê, nếu ko biết cách khắc phục thì chắc sẽ tiêu luôn một kênh traffic ngon lành như Google SE.
  • Không index trên Google. Có thể dùng query sau để kiểm tra: site:yourdomain. Bạn sẽ thấy số lượng link site bác trên Google giảm đáng kể.
  • Rớt PR, đây cũng là một hiện tượng thấy rõ. Nhưng việc không index, rớt PR hay thậm chí là ban luôn cả domain chỉ được áp dụng cho những trường hợp phạm luật quá đáng.
  • Tốc độ crawl nội dung site của bạn cũng giảm đi. Thay vì hồi đó chỉ 5 phút là có, nhưng giờ thì nửa ngày, thậm chí hoặc hơn.
  • Có nhiều hiện tượng lắm, nhưng dễ làm chúng ta nhầm nó với Google Dance (giai đoạn Google làm index lại toàn bộ site của bạn, giai đoạn này thường traffic sẽ giảm, nhưng sau đó thì tăng lên nhanh chóng vì hệ thống chỉ mục trong database của Google về site của bạn đã tốt hơn) nhưng hiện tượng thấy rõ ràng nhất là rớt traffic tàn nhẫn trong một thời gian dài lê thê.
  • Đây là cách xác định xem site của bác có bị Penalty ko (được tiết lộ từ Matt Cutts – trưởng nhóm chống spam của Google)
google penalty flowchart Google Penalty là gì?

Những nguyên nhân dẫn đến Google Penalty:

Nguyên nhân chính yếu đó là bạn đã vi phạm những điều khoản của Google. Đầu tiên hãy đọc kĩ lại Google Webmaster Guideline, hay thậm chí là học thuộc lòng luôn nếu như muốn sống lâu với nghề QCTT này. Sau đây là vài nguyên nhân thường gặp được nhiều người trên mạng chia sẻ:
  1. Link tới những site bị ban: Ai cũng biết càng có nhiều backlink tới site mình thì càng tốt. Và xuất hiện việc trao đổi link, link qua link lại. Nhưng tiếc là khi bạn link tới một site bị Google đưa vào blacklist thì bạn sẽ bị chụp mũ là đồng phạm (google nghĩ thế, mình phải chịu thôi). Do đó lần sau nên cẩn thận việc link tới site khác. Có thể dùng những trang trên mạng để kiểm tra xem site cần link tới có tốt hay không. (search với keyword: bad neighborhood để tìm các dịch vụ trên) hay kiểm tra bằng tay với vài thủ thuật đơn giản sau:
    • Site đó có liên quan tới nội dung xấu mà Google cấm không như khiêu dâm, bạo lực, ma túy, phần mềm lậu…
    • Trang mà bạn link tới có số lượng link là bao nhiêu? Nếu trên 100 thì đồng nghĩa với việc Google đánh giá site đó là link farm. Do đó nên cẩn thận với việc submit link vào các directory nhé.
    • Site đó có chơi trò redirect ko? Cái này vẫn còn tranh cải nhiều lắm, có người nói có, có người nói ko. Nhưng thôi, tốt nhất thì ko nên chơi kẻo vác họa vào thân
  2. Gửi những query tự động lên Google: cái này thì chắc có nhiều người từng làm vì nghĩ rằng nó ko có chuyện gì nghiêm trọng. Một cách đơn giản là viết những cái link có dạng www.google.com/search?q=… hay là đối với blogger thì cũng có kiểu viết na na, youtube thì cũng có kiểu na ná (vì các dịch vụ của google đều tuân theo chuẩn viết truyền data qua URL của nó) và bạn để những link đó trên site của mình. Với ý nghĩ thật đơn giản là khi người dùng click vào thì họ sẽ được dẫn thẳng đến trang result kết quả của google. Nhưng google ko nghĩ vậy, nó nghĩ đó là hành động làm hao tổn tài nguyên máy tính của nó (mịa, server chất hàng đống chắc sợ DDos). Một cách khác, đây là cách của mình là dùng phần mềm để query trực tiếp lên Google để lấy kết quả về. Và thường thì có quá nhiều query trong 1 thời gian ngắn, Google sẽ ban access IP của bạn, mỗi khi search, bạn phải gõ mã chứng thực để được thấy kết quả! Và một query chết người là site:yourdomain (ví dụ như muốn xem những trang liên quan đến chuối từ site của mình, query sẽ viết như sau: banana site:yourdomain – và query đó khác nào nói với Google là lạy ông, em ở site yourdomain nè, xử em đi. Tuy nhiên điều trên chỉ xảy ra khi việc query đó quá nhiều trong 1 khoảng thời gian quá ít để google nghĩ đó là những query tự động). Do đó đừng viết những query như thế nữa nhé.
  3. Hidden text / hidden links: đây cũng là bài học đau buồn của bản thân mình. Mình có dùng hidden text và hidden links, nhưng ko có mục đích là đánh lừa SE. Mình chỉ muốn tạo ra những menu popup khi trỏ chuột vào một link như Kontera vậy. Do đó để text và link vào 1 cái DIV ẩn và chờ sự kiện trỏ chuột thì dùng javascript để show lên. Nhưng đó là vi phạm trầm trọng Google Webmaster Guideline rồi. Lần sau muốn thử vài hiệu ứng với javascript thì nên đọc kĩ code đó, xem có ẩn text hay links ko.
  4. Tạo backlink xấu: ai làm webmaster mà ko ham backlink, nhưng nên xem xét kĩ lại cách tạo nó ra như thế nào. Đối với Google, một link tốt là khi nội dung bài của bạn tốt, người khác thấy thích, muốn chia sẻ mọi người nên link tới bài viết của bạn.
    1. Vài yếu tố để đánh giác tốt 1 link là:
      • Backlink mà thôi, reciprocal link thì dễ bị chụp mũ lắm
      • Link vào trang con, ví dụ: vuacuagai.com/a.html bao giờ cũng tốt hơn là link tới trang chủ. Do đó đi spam ở mấy diễn đàn mà dùng trang chủ thì cũng chẳng có ích lợi SEO bao nhiêu.
      • Dofollow link, nếu kiếm link nofollow thì kiếm làm gì ta? :))
      • Page mà chứa backlink đừng có nhiều quá 100 link, vì sẽ bị chụp mũ là link farm.
    2. Vài cái link xấu nên tránh khi tạo links:
      • Reciprocal link, né cái này càng nhiều càng tốt. Và đừng trao đổi link nữa, chẳng có ích lợi gì đâu.
      • Crossing link: lập ra hàng đống site để nó link qua link lại. Đừng tưởng bở nhé, Google nó biết đấy.
      • Link bậy link bạ: ví dụ site bạn nội dung về trẻ em mà bạn link tới những site đồ chơi người lớn PR=6, PR=7 thì tréo ngoe rồi và cũng bị xử đẹp luôn đấy. Chỉ link tới những site có nội dung gần gũi với site của bạn, đừng ham vài cái link mà bị ảnh hưởng, uổng lắm.
      • Mua links, bán link: ai từng chơi Text Link Ads thì sẽ biết nó ra sao. PR sẽ bị giảm, traffic cũng rớt theo. Google ko ưa kiểu mua bán link này. Nếu site của bạn có, thì nên remove đi, hoặc phải thông báo cho Google biết đó là paid link. Vào trong Google Webmaster Tool mà report.
  5. On-site SEO spam keyword: đừng spam keyword quá đáng. Chỉ nên đặt keyword ở những chỗ trọng yếu, chứ đừng viết chỗ nào cũng gặp keyword. Google sẽ nghĩ bạn đang làm mù màu mấy con bot của nó và nó có hành động thích đáng. Chỉ đặt keyword ở tiêu đề, url, đoạn paragraph đầu tiên, nếu có image thì tên image nên chứa keyword, alt trong tag img nên chứa keyword, meta description có thể chứa keyword. Ngoài ra đừng spam lung tung trong site của bạn nữa, nó chẳng giúp ích được gì mà còn lợi bất cập hại nữa.
Đây chỉ là những trường hợp phổ biến, cách tốt nhất là nên đọc kĩ Google Webmaster Guideline, và xem xét lại việc bạn đã làm để đánh giá tình hình.

Theo Webviendong
Ý kiến bạn đọc