Tổng quan về thương mại điện tử
28/03/2016
I. Thương mại điện tử (Electronic commerce – EC) là gì ?
Thương mại điện tử là một khái niệm dùng để mô tả quá trình giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet. Thương mại điện tử còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như:“thương mại trực tuyến – online trade”, “thương mại không giấy tờ – paperless commerce”, hay “kinh doanh điện tử (e-business)”. Dù được hiểu lẫn lộn và sử dụng thay thế cho nhau, “thương mại điện tử” vẫn là một tên gọi phổ biến hơn cả. Thí dụ như, một số ứng dụng trong giao dịch của EC là mua và bán cổ phiếu và vé máy bay qua mạng Internet, đang phát triển rất nhanh chóng, doanh số của nó đã vượt quá giao dịch ngoại tuyến (offline) truyền thống. Tuy nhiên, EC không chỉ đơn thuần là mua và bán, mà nó còn là phương tiện để giao dịch điện tử, chia sẻ và khám phá; nó có thể là giáo dục điện tử (e-learning), chính phủ điện tử (e-government), mạng xã hội (social networks), và… vô vàn các ứng dụng khác nữa.
1.1. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp
Theo quan điểm hẹp, thương mại điện tử (EC) là quá trình mua, bán, chuyển giao trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet và mạng nội bộ (intranets).
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các công ty sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của công ty mình, các giao dịch có thể giữa công ty với công ty (B2B) hoặc giữa công ty với khách hàng cá nhân (B2C), và cá nhân với nhau (C2C) v.v…
1.2. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại kinh doanh. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện các quy trình cơ bản và các quy trình khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể.
Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tìm kiếm (mua gì, ở đâu,..), đánh giá (có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao,..), giao hàng, thanh toán, và xác nhận.
Các quy trình khung cảnh của một giao dịch thương mại gồm: diễn tả (mô tả hàng hóa, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng), hợp thức hóa (làm cho thỏa thuận là hợp pháp), uy tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hóa ở dạng vật thể (máy móc, thực phẩm,…), song tất cả các quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng các phương tiện điện tử.
Tuy nhiên trong thực tế, khái niệm EC thường được hiểu lẫn lộn với khái niệm kinh doanh điện tử(e-business). Thuật ngữ thương mại điện tử thường được nhiều người hiểu chỉ là các giao dịch mua bán giữa các đối tác kinh doanh; họ đồng nghĩa EC với e-trade. Tuy nhiên, hiểu như vậy là quá hẹp, không chuyển tải trọn vẹn ý nghĩa của từ này. Vì thế, các chuyên gia thương mại điện tử đã dùng một khái niệm mang ý nghĩa rộng hơn là kinh doanh điện tử (e-business).
1.3. Kinh doanh điện tử (e-business)
Kinh doanh điện tử là một thuật ngữ mang ý nghĩa rộng hơn của EC, đó không chỉ là quá trình mua và bán mà còn là phục vụ khách hàng, kết nối các đối tác kinh doanh, tổ chức giáo dục và huấn luyện qua mạng cũng như thực hiện các giao dịch điện tử trong phạm vi của một tổ chức. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, với các đối tác, khách hàng,… khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, công ty ứng dụng thương mại điện tử ở mức độ cao được gọi là công ty điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của công ty khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của công ty.
Ngày nay, kinh doanh điện tử ngày nay phải được xem xét một cách toàn diện từ “chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh doanh, toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ, tiếp cận khách hàng mới, chia sẻ kiến thức giữa các tổ chức nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh” (Lou Gerstner, IBM’s CEO).
15 kỹ năng Làm Marketing chuyên nghiệp
15 kỹ năng marketing mà một người làm marketing cần nắm vững để có thể thể hiện tốt vai trò marketing trong tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hội nhập.
1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường
Marketing làm thỏa mãn khách hàng. Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.
2. Kỹ năng phân khúc thị trường
Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách “nhìn” thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.
3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh
Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói “biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”, người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp.
4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu
Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi “thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?” luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng
Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.
7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới.
8. Kỹ năng phát triển thị trường mới
Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.
9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá
Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh
Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.
11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông
Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.
12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu
Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.
13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn
Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch.
14. Kỹ năng quản trị dự án marketing
Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing.
15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing
Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.
III. Cơ sở để phát triển TMĐT và các loại hình giao dịch TMĐT
3.1. Cơ sở để phát triển thương mại điện tử
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số yếu tố như sau:
Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Để áp dụng thương mại điện tử trong các công ty, cần kết hợp đầy đủ các yếu tố thuộc hạ tầng công nghệ và kỹ thuật như hạ tầng mạng Internet, website thương mại, các phần mềm hỗ trợ quá trình kinh doanh điện tử. Một hạ tầng Internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v… trực tiếp. Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng Internet phải lớn;
Hạ tầng pháp lý: Yếu tố luật pháp thương mại điện tử đóng vai trò kiến trúc thượng tầng tạo môi trường và hành lang cho các chủ thể tham gia tích cực vào thị trường điện tử (thị trường của thương mại điện tử). Phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v… để điều chỉnh các giao dịch qua mạng;
Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật: Thanh toán điện tử – bộ phận cấu thành của thương mại điện tử, giúp cho các giao dịch mua bán điện tử hoàn thiện. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp;
Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy; Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác; an ninh thương mại điện tử – bảo vệ người dùng và công ty trong môi trường kinh doanh số hóa;
Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai marketing, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. Đây chính là lực lượng quan trọng và quyết định nhất đến việc xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả sự phát triển hay không của ngành thương mại điện tử.
Bảng 1.2: Tóm lược các yếu tố hỗ trợ để phát triển TMĐT.
• Con người (People): Người bán, người mua, các nhà trung gian phân phối, các chuyên gia marketing, các chuyên gia kỹ thuật và hệ thống thông tin, các chuyên gia hỗ trợ,…
• Chính sách của chính phủ (Public policy): Các chính sách và các quy định về luật pháp, thí dụ như bảo mật thông tin cá nhân, thuế, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật,…
• Marketing và quảng cáo: Giống như các lĩnh vực kinh doanh khác, EC đòi hỏi sự hỗ trợ từ marketing và quảng cáo, như nghiên cứu thị trường, khuyến mãi, xây dựng nội dung và hình ảnh trang web, thị trường mục tiêu,… Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong giao dịch trực tuyến B2C khi mà người bán và người mua không biết nhau.
• Dịch vụ hỗ trợ: TMĐT cần rất nhiều dịch vụ hỗ trợ, từ thiết kế nội dung, hoàn thiện đơn hàng, thanh toán đến phân phối,…
• Đối tác kinh doanh: Các liên doanh (joint ventures), trao đổi (exchanges), cũng như các đối tác kinh doanh khác nhau rất là phổ biến trong EC. Các hoạt động phối hợp được thực hiện xuyên suốt giữa công ty, nhà cung ứng, khách hàng và các đối tác khác,…
3.2. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Công ty (Business) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (Consumer) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (Government) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có khá nhiều các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C… trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT chủ yếu và quan trọng nhất.
3.2.1. TMĐT (B2B): Loại hình giao dịch TMĐT giữa công ty với công ty
TMĐT B2B (Business-to-business): Được hiểu đơn giản là việc thực hiện các giao dịch giữa các công ty với nhau trên mạng. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (e-marketplaces),… Các công ty có thể chào hàng, tìm kiếm nhà cung ứng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, và thanh toán qua hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.rakuten.com. của Nhật Bản. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích thực tế rất lớn cho các công ty, đặc biệt là giúp cắt giảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, marketing, đàm phán và tạo ra cơ hội kinh doanh. Mặc dù số lượng giao dịch B2B tuy nhỏ, nhưng tổng giá trị từ loại hình giao dịch này khá lớn, chiếm tới trên 80% doanh số thương mại điện tử trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Loại hình giao dịch này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các công ty Việt Nam trong việc kinh doanh với các công ty nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại. Một trong những mô hình điển hình trên thế giới đã thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.com của Trung Quốc.
Trong TMĐT B2B, các bên tham gia giao dịch B2B gồm: Người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and-mortar), người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán.
Lưu ý là có một trường hợp đặc biệt là thương mại điện tử công ty-công ty-người tiêu dùng (B2B2C):
TMĐT công ty–công ty-người tiêu dùng (B2B2C): Một trường hợp đặc biệt của B2B. Một công ty cung cấp một số sản phẩm hoặc dịch vụ cho một khách hàng là một công ty khác. Công ty khách hàng tiếp theo sẽ cung cấp những hàng hóa hoặc dịch vụ đó cho khách hàng của họ, cũng có thể là nhân viên của họ mà không có bổ sung giá trị. Một ví dụ cho hình thức này là một công ty sẽ trả cho AOL để tất cả các nhân viên của công ty có thể truy cập được vào Internet thay vì mỗi công nhân phải tự trả cho AOL. Một ví dụ khác, các hãng hàng không và du lịch – chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch như vé máy bay, phòng nghỉ khách sạn – sẽ bán cho các đối tác kinh doanh như các đại lý du lịch, để rồi sau đó, các đại lý này sẽ bán các dịch vụ đó cho khách hàng. Sau cùng là ví dụ, công ty bánh kẹo Kinh Đô bán sô cô la cho các công ty khách hàng. Các công ty này sẽ biến những thanh sô cô la đó thành những món quà cho nhân viên của mình hoặc cho các công ty khác. Như vậy, thuật ngữ B2B còn bao hàm cả B2B2C.
3.2.2. TMĐT (B2C): Loại hình TMĐT giữa công ty và người tiêu dùng
Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Sản phẩm bán lẻ trên mạng thường là hàng hóa, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và đĩa nhạc, đồ chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí v.v…
Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hóa bán (tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu, khu vực), theo kênh bán (bán trực tiếp, bán qua kênh phân phối).
Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng: Brick-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ kiểu truyền thống, không sử dụng Internet, click-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh bán hàng qua mạng và cửa hàng ảo là cửa hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng kênh bán truyền thống.
Trên đây là hai loại giao dịch chính, chủ yếu và cơ bản của TMĐT. Ngoài ra trong TMĐT, người ta còn sử dụng các loại giao dịch khác nữa: Govement-to-Business (G2B) là mô hình TMĐT giữa công ty với cơ quan chính phủ. Trong loại hình này, cơ quan Nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan Nhà nước có thể lập website, đăng tải những thông tin về nhu cầu mua sắm cũng như lựa chọn nhà cung ứng; ví dụ như hải quan điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu Chính phủ,… Cụ thể là Government-to-citizens (G2C) là loại hình TMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn gọi là chính phủ điện tử.
TMĐT C2C (Consumer-to-consumer) là loại hình TMĐT giữa các cá nhân với nhau. TMĐT đã tạo cơ hội cho các cá nhân có thể tham gia với tư cách là người bán hay người mua. Cá nhân giờ đây có thể tự thiết lập trang web hoặc thông qua một trang web chuyên dụng để kinh doanh những mặt hàng tự làm ra hoặc đấu giá các món hàng mình có. Ví dụ về loại này là một cá nhân nào đó muốn bán tài sản riêng của họ, như bất động sản, ô tô, tranh nghệ thuật, đồ cổ hay bất cứ một hàng hóa nào đó,… thì họ thường quảng cáo nó trên các trang web chuyên dụng. Quảng cáo các dịch vụ cá nhân thông qua trang web hay việc bán kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn là ví dụ khác về C2C.
Các ứng dụng chia sẻ trực tiếp giữa người dùng (peer-to-peer): Các ứng dụng này còn được gọi là các ứng dụng ngang hàng. Công nghệ ngang hàng có thể được sử dụng trong B2B, C2C và B2C. Công nghệ này cho phép các máy tính ngang hàng đã được kết nối có thể chia sẻ các thư mục dữ liệu và xử lý trực tiếp với các máy khác. Ví dụ, trong việc ứng dụng ngang hàng C2C, mọi người có thể trao đổi file âm nhạc, video, phần mềm và các sản phẩm số hóa khác bằng phương tiện điện tử.
Các ví dụ ứng dụng peer-to-peer vào đời sống tương đối khá nhiều: Đầu tiên là các ứng dụng về chia sẻ thông tin trên mạng (như Napster, Bittorrent…). Người dùng Internet Việt Nam thay vì muốn tải một file dữ liệu phải thông qua một website có chức năng lưu trữ và bán thông tin thì có thể tải trực tiếp từ máy tính của nhau. Các ứng dụng này đã tạo ra một cuộc cách mạng về cách thức chia sẻ thông tin, đặc biệt là các file âm nhạc và phim, khiến hàng loạt công ty bán dữ liệu gặp vấn đề lớn, thậm chí phá sản. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu của xu thế mới: xu thế chia sẻ trực tiếp giữa các người dùng (gọi là peer-to-peer).
Gần đây, xu thế này tấn công khá mạnh vào hai ngành công nghiệp lớn và lâu đời của thế giới là du lịch và vận tải. Làn sóng này giờ đã đến với Việt Nam ta.
Thí dụ khác trong ngành vận tải, các ứng dụng mới của Internet cho phép người thuê xe hơi có thể kết nối trực tiếp với những người có xe hơi và không có nhu cầu sử dụng tại một số thời điểm (như RelayRides, Buzzcar, Getaround…). Đây là một thách thức lớn với các công ty cho thuê xe chuyên nghiệp, vì một lẽ tương tự là giá cho thuê theo mô hình peer-to-peer rẻ hơn khá nhiều so với giá của các công ty chuyên cho thuê xe hơi truyền thống (như Budget, Hertz…).
Một trường hợp đình đám gần đây nhất tại Việt Nam là dịch vụ taxi Uber.
Uber cũng là một ứng dụng đi theo hướng này, nhưng thay vì cho thuê xe không bao gồm tài xế, nó cho phép người thuê xe thuê theo hành trình, bao gồm cả tài xế. Những người có xe hơi và muốn kiếm tiền từ dịch vụ taxi ngắn hạn có thể làm việc này rất đơn giản. Uber sẽ giúp hành khách muốn đi taxi kết nối nhanh chóng với các lái xe Uber. Giá cước taxi Uber, cũng giống như các dịch vụ peer-to-peer khác, rẻ hơn những dịch vụ vận tải taxi truyền thống, chưa kể chủng loại và chất lượng xe cũng tốt hơn. Vì thế Uber mà xuất hiện ở đâu thì rất nhanh tạo ra một cơn bão tại đó. Người dùng hồ hởi tìm kiếm trải nghiệm mới với chất lượng dịch vụ tốt hơn và giá rẻ hơn. Các hãng vận tải taxi truyền thống thì tìm cách chống lại bằng hàng loạt vụ kiện, đặc biệt liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền và bảo vệ quyền lợi của các nghiệp đoàn lái xe taxi. Trong khi đó, các nhà quản lý Việt Nam hiện tại thì lúng túng đề ra các cơ chế mới để kiểm soát loại hình kinh doanh vận tải mới này.
TMĐT di động (Moblie commerce): Giao dịch TMĐT và các hoạt động được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần trong môi trường không dây được xem như là thương mại di động. Thí dụ như người ta có thể dùng điện thoại di động có kết nối với Internet để giao dịch với ngân hàng hay đặt mua một cuốn sách ở trang mạng Saigoncom.vn. Rất nhiều ứng dụng của thương mại di động liên quan đến các thiết bị di động. Nếu các giao dịch như vậy được hướng đến những cá nhân ở các vị trí cụ thể, tại thời điểm cụ thể thì chúng được xem như thương mại trên cơ sở định vị. Một số người định nghĩa thương mại di động như là những giao dịch được thực hiện khi không ở nhà hay ở cơ quan. Những giao dịch như vậy được thực hiện trên cả hệ thống không dây hay có dây. Sau đây là minh họa ứng dụng của mobile commerce.
TMĐT di động (Moblie commerce): Giao dịch TMĐT và các hoạt động được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần trong môi trường không dây được xem như là thương mại di động. Thí dụ như người ta có thể dùng điện thoại di động có kết nối với Internet để giao dịch với ngân hàng hay đặt mua một cuốn sách ở trang mạng Saigoncom.vn. Rất nhiều ứng dụng của thương mại di động liên quan đến các thiết bị di động. Nếu các giao dịch như vậy được hướng đến những cá nhân ở các vị trí cụ thể, tại thời điểm cụ thể thì chúng được xem như thương mại trên cơ sở định vị. Một số người định nghĩa thương mại di động như là những giao dịch được thực hiện khi không ở nhà hay ở cơ quan. Những giao dịch như vậy được thực hiện trên cả hệ thống không dây hay có dây. Sau đây là minh họa ứng dụng của mobile commerce.
Điện thoại di động (cellphone) là vật bất ly thân của hầu hết người tiêu dùng Việt Nam ngày nay. Các công ty thương mại điện tử có thể tận dụng đặc điểm này để tiếp cận với khách hàng, bán sản phẩm.
Những cách kiếm tiền dễ dàng qua smartphone:
Trên thế giới, số điện thoại di động đang có mặt trên thị trường đã gần bằng dân số toàn thế giới. Thống kê của mạng xã hội Facebook cho thấy một nửa số thành viên thường xuyên truy cập từ các thiết bị di động. Khi ra khỏi nhà, bạn có thể quên ví tiền, nhưng không thể thiếu điện thoại di động.
Với việc thị trường quảng cáo nói riêng và marketing di động nói chung (mobile marketing) đang bước vào thời kỳ phát triển nhanh, mạnh và có tính ứng dụng cao. Các công ty Việt Nam vừa và nhỏ, những người buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ sẽ có thêm một hình thức tiếp cận khách hàng không quá tốn nhiều chi phí và có thể đem lại hiệu quả bất ngờ cho doanh số.
1. SMS/MMS marketing:
Quảng cáo qua tin nhắn điện thoại đang là hình thức hữu hiệu được nhiều công ty Việt Nam sử dụng.
Một tin nhắn chúc mừng sinh nhật khách hàng nhân dịp sinh nhật của khách hàng, cũng có thể gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Công ty có thể sử dụng dịch vụ tin nhắn thương hiệu hoặc tin nhắn đầu số từ các dịch vụ uy tín trên thị trường hiện nay. Nhưng cũng nên lưu ý, tránh lạm dụng dịch vụ này quá mức, sẽ gây ra khó chịu, sự phản cảm, phản tác dụng và vi phạm pháp luật về quảng cáo.Các công ty Việt Nam giờ đây có thể sử dụng dịch vụ SMS/MMS (tin nhắn/tin nhắn đa phương tiện) để tiếp cận khách hàng thông qua việc gửi tin nhắn giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ chương trình khuyến mại, sự kiện bán hàng… của mình. Việc lựa chọn đúng khách hàng tiềm năng là một điều quan trọng đối với chiến dịch sử dụng công cụ này. Hơn nữa, công ty nên lưu trữ thông tin khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng của mình để phục vụ khách hàng trước-trong và sau khi bán tốt nhất qua SMS/MMS.
Ngoài tin nhắn SMS, các công ty Việt Nam và những người kinh doanh TMĐT cũng có thể gửi đến khách hàng tin nhắn dạng MMS kèm theo hình ảnh hoặc âm thanh, video ngắn. Dạng tin nhắn này giúp khách hàng ấn tượng hơn với thông điệp mà bạn muốn chuyển tải đến họ.
2. Telesales
Các công ty Việt Nam nên chú ý đến việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại, đây cũng là một kênh bán hàng phù hợp.
Sau khi khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn có thể gọi điện cảm ơn khách hàng đã ưu ái sử dụng, hỏi thăm về cảm giác và tác dụng của sản phẩm khi mới sử dụng… hoặc định kỳ 6 tháng, 12 tháng gọi điện hỏi thăm khách hàng một lần, điều này sẽ làm cho khách hàng cảm nhận về sự tận tụy của công ty và người bán hàng. Bạn sẽ thấy được hiệu quả đáng kinh ngạc của những cuộc gọi điện thoại chăm sóc khách hàng như thế này.Một trong những ứng dụng kinh điển nhất của mobile marketing vẫn là telesales (bán hàng qua cuộc gọi điện thoại). Công ty có thể chào hàng khách hàng, đối tác thông qua hình thức các cuộc gọi. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng bằng cuộc gọi thăm hỏi cũng rất hiệu quả, làm cho khách hàng ghi nhớ và ấn tượng về công ty hơn.
3. Email marketing
Khi khách hàng ghé thăm website của công ty, mua hàng của công ty, hãy khuyến khích họ đăng ký làm thành viên hoặc xin địa chỉ email của khách hàng, vì hiện nay hầu hết những người sử dụng điện thoại di dộng thông minh đều có sử dụng email trên điện thoại. Tỷ lệ tiếp cận khách hàng qua email trên điện thoại thậm chí còn cao hơn so với việc khách hàng sử dụng email bằng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay.
Nhờ có điện thoại, việc check mail đã trở nên dễ dàng hơn và đây cũng trở thành kênh hữu hiệu để công ty quảng bá.
4. Tìm kiếm di động
Công ty có thể gửi email marketing cảm ơn khách hàng, giới thiệu các chương trình khuyến mại, ưu đãi, các bài viết liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc là các bài viết liên quan đến chính khách hàng. Nên tối ưu hóa thông điệp và hình ảnh qua email bởi thiết bị di động hạn chế từ kích thước màn hình và đôi khi là tốc độ đường truyền. Cũng cần tuân thủ luật quảng cáo và tránh hiện tượng “spam email”.
Khi khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm trên điện thoại di động hoặc thiết bị di động có nghĩa là họ đang có nhu cầu tìm kiếm các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm ở ngay gần đó hoặc họ đang rất có nhu cầu tìm hiểu. Công ty có thể quan tâm đến dịch vụ mSEO (tối ưu hóa tìm kiếm di động) và tìm kiếm trả tiền Google Adwords. Hiện nay, khách hàng có nhu cầu tìm kiếm trên di động rất lớn bởi sự thuận tiện của nó. Vì vậy, việc thương hiệu của bạn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm (Google) trên di dộng là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ.
5. Mạng xã hội
Ngày nay, mọi thứ đều có thể sẻ chia trên mạng xã hội. Hầu hết các khách hàng sử dụng điện thoại di động đều đang “chơi” một hoặc một vài dịch vụ mạng xã hội nào đó, thí dụ như tại Việt Nam hầu hết khách hàng đang sử dụng Facebook, Google+, Youtube, Skype, Viber… và đăng nhập các dịch vụ này thường xuyên trên điện thoại di động hoặc các thiết bị di động khác. Hãy tận dụng hết tính năng của chiếc điện thoại di động thông minh của khách hàng, biến điện thoại di động của khách hàng và khách hàng trở thành một nhà quảng cáo đầy tin cậy cho thương hiệu của công ty.
Coca Cola đã có chiến dịch marketing thành công thông qua chia sẻ lon nước ngọt in tên chính khách hàng lên mạng xã hội.
6. Ứng dụng cho thiết bị di động (apps)
Có thể tạo ra một không gian “tự sướng” trong nhà hàng cho khách hàng chụp ảnh; hoặc nên có chương trình ưu đãi cho khách hàng “check-in” trên Facebook… Ngoài ra, công ty cũng có thể sử dụng các tính năng miễn phí của mã QR Code, Microsoft 2D Tags… để lập danh thiếp điện tử, chèn địa chỉ website, các thông điệp bao gồm hình ảnh và nội dung gửi tới khách hàng để khách hàng có thể quét mã và truy cập ngay lập tức, vừa gia tăng sự sành điệu, vừa thêm sự trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
Các công ty Việt Nam có thể xây dựng các ứng dụng dùng trên điện thoại di động và cho phép khách hàng tải về dùng miễn phí. Thông qua những ứng dụng này, công ty có thể bán hàng di động thông qua chính các ứng dụng bán hàng hoặc ứng dụng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng. Có thể ứng dụng di động chỉ đơn thuần là một cẩm nang về sản phẩm, như là một catalogue điện tử, một trò chơi gắn kết khách hàng với thương hiệu…
Mặt khác, với các nền tảng ứng dụng phổ biến như Android, iOS, Windows Phone, công ty Việt Nam có thể khai thác dịch vụ quảng cáo di động để tiếp cận hiệu quả hơn khách hàng.
7. Web marketing
Đối với website bán hàng của công ty, khi tiếp cận với khách hàng thông qua chiến lược marketing di động thì cần phải được tối ưu hóa về dung lượng website, dung lượng hình ảnh, nội dung bài viết, tối ưu hóa về video. Đặc biệt, cần phải thiết kế giao diện tùy biến thông minh, có khả năng nhận biết các thiết bị các nền tảng hệ điều hành, loại kích thước màn hình, thiết bị di động và tự tương thích với các thiết bị đó một cách tối ưu nhất; có khả năng hỗ trợ thao tác email, đặt hàng qua điện thoại thật đơn giản và thuận tiện cho khách hàng…Quảng cáo qua website vẫn là hình thức được ưa chuộng nhất. Song, với tỷ lệ người lướt web qua điện thoại di động ngày càng nhiều, các công ty Việt Nam cần chú ý trong việc thiết kế giao diện cho phù hợp.
8. Quảng cáo và PR
Thiết bị di động thông minh có thể cho phép hiển thị quảng cáo dạng banner, pop-up, pop-under; quảng cáo giữa bài viết hoặc quảng cáo trước – sau một bài viết mà người dùng đang đọc trên thiết bị di động; hoặc quảng cáo hiển thị trên các trang mạng xã hội Facebook, YouTube; hoặc quảng cáo ngay trên ứng dụng… một cách bình thường thông qua các trình duyệt web di động. Vì thế, công ty và những người làm kinh doanh TMĐT cũng cần lưu ý loại hình công cụ marketing điện tử này.
Với số lượng người đọc truy cập vào một số báo điện tử, báo tin tức hàng đầu hiện nay có thể lên tới hàng chục triệu lượt truy cập mỗi ngày, thì việc sử dụng các hình thức quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) qua báo điện tử vẫn rất có hiệu quả.
9. Thanh toán di động
Nói đến marketing di động và thương mại di động, không thể không nói đến thanh toán di động. Thử tưởng tượng, nếu một người dùng Việt Nam đang ngồi uống café và lướt Facebook, họ nhìn thấy quảng cáo của công ty bạn, họ click vào quảng cáo, họ truy cập vào website của bạn, mọi thứ đều rất thuận tiện; họ đặt hàng và dùng ứng dụng thanh toán ngay, và rồi sau 12-24 giờ khách hàng nhận được hàng của công ty, còn điều gì tuyệt vời hơn nữa ?
10. Dịch vụ hỗ trợ
Nên có các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng sử dụng điện thoại động và thiết bị di động để gia tăng sự khác biệt và trải nghiệm cho khách hàng, wifi miễn phí tốc độ cao, điểm chụp hình đẹp, chương trình check-in ưu đãi, sử dụng coupon điện tử giảm giá cho khách hàng…
Thương mại hợp tác (Collaborative commerce): Khi các cá nhân hoặc các nhóm trao đổi hoặc hợp tác trực tuyến, họ đã tham gia trong thương mại hợp tác. Ví dụ, các đối tác kinh doanh ở các địa điểm khác nhau có thể cùng nhau thiết kế sản phẩm, sử dụng cầu truyền hình, quản lý hàng tồn kho trực tuyến như là trong trường hợp của Dell Computers, hoặc cùng nhau dự đoán nhu cầu sản phẩm như Marks & Spencer làm với các nhà cung ứng của họ trong chuỗi cung ứng.
TMĐT phi kinh doanh: Số lượng các tổ chức phi kinh doanh đang tăng dần lên như các viện hàn lâm, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội và các đơn vị chính phủ đang sử dụng TMĐT để giảm chi phí của họ hoặc để thúc đẩy các hoạt động chung hoặc dịch vụ phi kinh doanh của họ.
Thương mại điện tử là một khái niệm dùng để mô tả quá trình giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet. Thương mại điện tử còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như:“thương mại trực tuyến – online trade”, “thương mại không giấy tờ – paperless commerce”, hay “kinh doanh điện tử (e-business)”. Dù được hiểu lẫn lộn và sử dụng thay thế cho nhau, “thương mại điện tử” vẫn là một tên gọi phổ biến hơn cả. Thí dụ như, một số ứng dụng trong giao dịch của EC là mua và bán cổ phiếu và vé máy bay qua mạng Internet, đang phát triển rất nhanh chóng, doanh số của nó đã vượt quá giao dịch ngoại tuyến (offline) truyền thống. Tuy nhiên, EC không chỉ đơn thuần là mua và bán, mà nó còn là phương tiện để giao dịch điện tử, chia sẻ và khám phá; nó có thể là giáo dục điện tử (e-learning), chính phủ điện tử (e-government), mạng xã hội (social networks), và… vô vàn các ứng dụng khác nữa.
1.1. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp
Theo quan điểm hẹp, thương mại điện tử (EC) là quá trình mua, bán, chuyển giao trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet và mạng nội bộ (intranets).
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các công ty sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của công ty mình, các giao dịch có thể giữa công ty với công ty (B2B) hoặc giữa công ty với khách hàng cá nhân (B2C), và cá nhân với nhau (C2C) v.v…
1.2. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại kinh doanh. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện các quy trình cơ bản và các quy trình khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể.
Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tìm kiếm (mua gì, ở đâu,..), đánh giá (có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao,..), giao hàng, thanh toán, và xác nhận.
Các quy trình khung cảnh của một giao dịch thương mại gồm: diễn tả (mô tả hàng hóa, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng), hợp thức hóa (làm cho thỏa thuận là hợp pháp), uy tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hóa ở dạng vật thể (máy móc, thực phẩm,…), song tất cả các quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng các phương tiện điện tử.
Tuy nhiên trong thực tế, khái niệm EC thường được hiểu lẫn lộn với khái niệm kinh doanh điện tử(e-business). Thuật ngữ thương mại điện tử thường được nhiều người hiểu chỉ là các giao dịch mua bán giữa các đối tác kinh doanh; họ đồng nghĩa EC với e-trade. Tuy nhiên, hiểu như vậy là quá hẹp, không chuyển tải trọn vẹn ý nghĩa của từ này. Vì thế, các chuyên gia thương mại điện tử đã dùng một khái niệm mang ý nghĩa rộng hơn là kinh doanh điện tử (e-business).
1.3. Kinh doanh điện tử (e-business)
Kinh doanh điện tử là một thuật ngữ mang ý nghĩa rộng hơn của EC, đó không chỉ là quá trình mua và bán mà còn là phục vụ khách hàng, kết nối các đối tác kinh doanh, tổ chức giáo dục và huấn luyện qua mạng cũng như thực hiện các giao dịch điện tử trong phạm vi của một tổ chức. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, với các đối tác, khách hàng,… khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, công ty ứng dụng thương mại điện tử ở mức độ cao được gọi là công ty điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của công ty khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của công ty.
Ngày nay, kinh doanh điện tử ngày nay phải được xem xét một cách toàn diện từ “chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh doanh, toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ, tiếp cận khách hàng mới, chia sẻ kiến thức giữa các tổ chức nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh” (Lou Gerstner, IBM’s CEO).
15 kỹ năng Làm Marketing chuyên nghiệp
15 kỹ năng marketing mà một người làm marketing cần nắm vững để có thể thể hiện tốt vai trò marketing trong tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hội nhập.
1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường
Marketing làm thỏa mãn khách hàng. Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.
2. Kỹ năng phân khúc thị trường
Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách “nhìn” thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.
3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh
Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói “biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”, người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp.
4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu
Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi “thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?” luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng
Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.
7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới.
8. Kỹ năng phát triển thị trường mới
Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.
9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá
Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh
Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.
11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông
Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.
12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu
Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.
13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn
Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch.
14. Kỹ năng quản trị dự án marketing
Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing.
15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing
Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.
III. Cơ sở để phát triển TMĐT và các loại hình giao dịch TMĐT
3.1. Cơ sở để phát triển thương mại điện tử
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số yếu tố như sau:
Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Để áp dụng thương mại điện tử trong các công ty, cần kết hợp đầy đủ các yếu tố thuộc hạ tầng công nghệ và kỹ thuật như hạ tầng mạng Internet, website thương mại, các phần mềm hỗ trợ quá trình kinh doanh điện tử. Một hạ tầng Internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v… trực tiếp. Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng Internet phải lớn;
Hạ tầng pháp lý: Yếu tố luật pháp thương mại điện tử đóng vai trò kiến trúc thượng tầng tạo môi trường và hành lang cho các chủ thể tham gia tích cực vào thị trường điện tử (thị trường của thương mại điện tử). Phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v… để điều chỉnh các giao dịch qua mạng;
Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật: Thanh toán điện tử – bộ phận cấu thành của thương mại điện tử, giúp cho các giao dịch mua bán điện tử hoàn thiện. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp;
Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy; Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác; an ninh thương mại điện tử – bảo vệ người dùng và công ty trong môi trường kinh doanh số hóa;
Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai marketing, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. Đây chính là lực lượng quan trọng và quyết định nhất đến việc xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả sự phát triển hay không của ngành thương mại điện tử.
Bảng 1.2: Tóm lược các yếu tố hỗ trợ để phát triển TMĐT.
• Con người (People): Người bán, người mua, các nhà trung gian phân phối, các chuyên gia marketing, các chuyên gia kỹ thuật và hệ thống thông tin, các chuyên gia hỗ trợ,…
• Chính sách của chính phủ (Public policy): Các chính sách và các quy định về luật pháp, thí dụ như bảo mật thông tin cá nhân, thuế, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật,…
• Marketing và quảng cáo: Giống như các lĩnh vực kinh doanh khác, EC đòi hỏi sự hỗ trợ từ marketing và quảng cáo, như nghiên cứu thị trường, khuyến mãi, xây dựng nội dung và hình ảnh trang web, thị trường mục tiêu,… Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong giao dịch trực tuyến B2C khi mà người bán và người mua không biết nhau.
• Dịch vụ hỗ trợ: TMĐT cần rất nhiều dịch vụ hỗ trợ, từ thiết kế nội dung, hoàn thiện đơn hàng, thanh toán đến phân phối,…
• Đối tác kinh doanh: Các liên doanh (joint ventures), trao đổi (exchanges), cũng như các đối tác kinh doanh khác nhau rất là phổ biến trong EC. Các hoạt động phối hợp được thực hiện xuyên suốt giữa công ty, nhà cung ứng, khách hàng và các đối tác khác,…
3.2. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Công ty (Business) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (Consumer) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (Government) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có khá nhiều các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C… trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT chủ yếu và quan trọng nhất.
3.2.1. TMĐT (B2B): Loại hình giao dịch TMĐT giữa công ty với công ty
TMĐT B2B (Business-to-business): Được hiểu đơn giản là việc thực hiện các giao dịch giữa các công ty với nhau trên mạng. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (e-marketplaces),… Các công ty có thể chào hàng, tìm kiếm nhà cung ứng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, và thanh toán qua hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.rakuten.com. của Nhật Bản. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích thực tế rất lớn cho các công ty, đặc biệt là giúp cắt giảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, marketing, đàm phán và tạo ra cơ hội kinh doanh. Mặc dù số lượng giao dịch B2B tuy nhỏ, nhưng tổng giá trị từ loại hình giao dịch này khá lớn, chiếm tới trên 80% doanh số thương mại điện tử trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Loại hình giao dịch này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các công ty Việt Nam trong việc kinh doanh với các công ty nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại. Một trong những mô hình điển hình trên thế giới đã thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.com của Trung Quốc.
Trong TMĐT B2B, các bên tham gia giao dịch B2B gồm: Người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and-mortar), người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán.
Lưu ý là có một trường hợp đặc biệt là thương mại điện tử công ty-công ty-người tiêu dùng (B2B2C):
TMĐT công ty–công ty-người tiêu dùng (B2B2C): Một trường hợp đặc biệt của B2B. Một công ty cung cấp một số sản phẩm hoặc dịch vụ cho một khách hàng là một công ty khác. Công ty khách hàng tiếp theo sẽ cung cấp những hàng hóa hoặc dịch vụ đó cho khách hàng của họ, cũng có thể là nhân viên của họ mà không có bổ sung giá trị. Một ví dụ cho hình thức này là một công ty sẽ trả cho AOL để tất cả các nhân viên của công ty có thể truy cập được vào Internet thay vì mỗi công nhân phải tự trả cho AOL. Một ví dụ khác, các hãng hàng không và du lịch – chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch như vé máy bay, phòng nghỉ khách sạn – sẽ bán cho các đối tác kinh doanh như các đại lý du lịch, để rồi sau đó, các đại lý này sẽ bán các dịch vụ đó cho khách hàng. Sau cùng là ví dụ, công ty bánh kẹo Kinh Đô bán sô cô la cho các công ty khách hàng. Các công ty này sẽ biến những thanh sô cô la đó thành những món quà cho nhân viên của mình hoặc cho các công ty khác. Như vậy, thuật ngữ B2B còn bao hàm cả B2B2C.
3.2.2. TMĐT (B2C): Loại hình TMĐT giữa công ty và người tiêu dùng
Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Sản phẩm bán lẻ trên mạng thường là hàng hóa, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và đĩa nhạc, đồ chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí v.v…
Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hóa bán (tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu, khu vực), theo kênh bán (bán trực tiếp, bán qua kênh phân phối).
Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng: Brick-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ kiểu truyền thống, không sử dụng Internet, click-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh bán hàng qua mạng và cửa hàng ảo là cửa hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng kênh bán truyền thống.
Trên đây là hai loại giao dịch chính, chủ yếu và cơ bản của TMĐT. Ngoài ra trong TMĐT, người ta còn sử dụng các loại giao dịch khác nữa: Govement-to-Business (G2B) là mô hình TMĐT giữa công ty với cơ quan chính phủ. Trong loại hình này, cơ quan Nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan Nhà nước có thể lập website, đăng tải những thông tin về nhu cầu mua sắm cũng như lựa chọn nhà cung ứng; ví dụ như hải quan điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu Chính phủ,… Cụ thể là Government-to-citizens (G2C) là loại hình TMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn gọi là chính phủ điện tử.
TMĐT C2C (Consumer-to-consumer) là loại hình TMĐT giữa các cá nhân với nhau. TMĐT đã tạo cơ hội cho các cá nhân có thể tham gia với tư cách là người bán hay người mua. Cá nhân giờ đây có thể tự thiết lập trang web hoặc thông qua một trang web chuyên dụng để kinh doanh những mặt hàng tự làm ra hoặc đấu giá các món hàng mình có. Ví dụ về loại này là một cá nhân nào đó muốn bán tài sản riêng của họ, như bất động sản, ô tô, tranh nghệ thuật, đồ cổ hay bất cứ một hàng hóa nào đó,… thì họ thường quảng cáo nó trên các trang web chuyên dụng. Quảng cáo các dịch vụ cá nhân thông qua trang web hay việc bán kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn là ví dụ khác về C2C.
Các ứng dụng chia sẻ trực tiếp giữa người dùng (peer-to-peer): Các ứng dụng này còn được gọi là các ứng dụng ngang hàng. Công nghệ ngang hàng có thể được sử dụng trong B2B, C2C và B2C. Công nghệ này cho phép các máy tính ngang hàng đã được kết nối có thể chia sẻ các thư mục dữ liệu và xử lý trực tiếp với các máy khác. Ví dụ, trong việc ứng dụng ngang hàng C2C, mọi người có thể trao đổi file âm nhạc, video, phần mềm và các sản phẩm số hóa khác bằng phương tiện điện tử.
Các ví dụ ứng dụng peer-to-peer vào đời sống tương đối khá nhiều: Đầu tiên là các ứng dụng về chia sẻ thông tin trên mạng (như Napster, Bittorrent…). Người dùng Internet Việt Nam thay vì muốn tải một file dữ liệu phải thông qua một website có chức năng lưu trữ và bán thông tin thì có thể tải trực tiếp từ máy tính của nhau. Các ứng dụng này đã tạo ra một cuộc cách mạng về cách thức chia sẻ thông tin, đặc biệt là các file âm nhạc và phim, khiến hàng loạt công ty bán dữ liệu gặp vấn đề lớn, thậm chí phá sản. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu của xu thế mới: xu thế chia sẻ trực tiếp giữa các người dùng (gọi là peer-to-peer).
Gần đây, xu thế này tấn công khá mạnh vào hai ngành công nghiệp lớn và lâu đời của thế giới là du lịch và vận tải. Làn sóng này giờ đã đến với Việt Nam ta.
Thí dụ khác trong ngành vận tải, các ứng dụng mới của Internet cho phép người thuê xe hơi có thể kết nối trực tiếp với những người có xe hơi và không có nhu cầu sử dụng tại một số thời điểm (như RelayRides, Buzzcar, Getaround…). Đây là một thách thức lớn với các công ty cho thuê xe chuyên nghiệp, vì một lẽ tương tự là giá cho thuê theo mô hình peer-to-peer rẻ hơn khá nhiều so với giá của các công ty chuyên cho thuê xe hơi truyền thống (như Budget, Hertz…).
Một trường hợp đình đám gần đây nhất tại Việt Nam là dịch vụ taxi Uber.
Uber cũng là một ứng dụng đi theo hướng này, nhưng thay vì cho thuê xe không bao gồm tài xế, nó cho phép người thuê xe thuê theo hành trình, bao gồm cả tài xế. Những người có xe hơi và muốn kiếm tiền từ dịch vụ taxi ngắn hạn có thể làm việc này rất đơn giản. Uber sẽ giúp hành khách muốn đi taxi kết nối nhanh chóng với các lái xe Uber. Giá cước taxi Uber, cũng giống như các dịch vụ peer-to-peer khác, rẻ hơn những dịch vụ vận tải taxi truyền thống, chưa kể chủng loại và chất lượng xe cũng tốt hơn. Vì thế Uber mà xuất hiện ở đâu thì rất nhanh tạo ra một cơn bão tại đó. Người dùng hồ hởi tìm kiếm trải nghiệm mới với chất lượng dịch vụ tốt hơn và giá rẻ hơn. Các hãng vận tải taxi truyền thống thì tìm cách chống lại bằng hàng loạt vụ kiện, đặc biệt liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền và bảo vệ quyền lợi của các nghiệp đoàn lái xe taxi. Trong khi đó, các nhà quản lý Việt Nam hiện tại thì lúng túng đề ra các cơ chế mới để kiểm soát loại hình kinh doanh vận tải mới này.
TMĐT di động (Moblie commerce): Giao dịch TMĐT và các hoạt động được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần trong môi trường không dây được xem như là thương mại di động. Thí dụ như người ta có thể dùng điện thoại di động có kết nối với Internet để giao dịch với ngân hàng hay đặt mua một cuốn sách ở trang mạng Saigoncom.vn. Rất nhiều ứng dụng của thương mại di động liên quan đến các thiết bị di động. Nếu các giao dịch như vậy được hướng đến những cá nhân ở các vị trí cụ thể, tại thời điểm cụ thể thì chúng được xem như thương mại trên cơ sở định vị. Một số người định nghĩa thương mại di động như là những giao dịch được thực hiện khi không ở nhà hay ở cơ quan. Những giao dịch như vậy được thực hiện trên cả hệ thống không dây hay có dây. Sau đây là minh họa ứng dụng của mobile commerce.
TMĐT di động (Moblie commerce): Giao dịch TMĐT và các hoạt động được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần trong môi trường không dây được xem như là thương mại di động. Thí dụ như người ta có thể dùng điện thoại di động có kết nối với Internet để giao dịch với ngân hàng hay đặt mua một cuốn sách ở trang mạng Saigoncom.vn. Rất nhiều ứng dụng của thương mại di động liên quan đến các thiết bị di động. Nếu các giao dịch như vậy được hướng đến những cá nhân ở các vị trí cụ thể, tại thời điểm cụ thể thì chúng được xem như thương mại trên cơ sở định vị. Một số người định nghĩa thương mại di động như là những giao dịch được thực hiện khi không ở nhà hay ở cơ quan. Những giao dịch như vậy được thực hiện trên cả hệ thống không dây hay có dây. Sau đây là minh họa ứng dụng của mobile commerce.
Điện thoại di động (cellphone) là vật bất ly thân của hầu hết người tiêu dùng Việt Nam ngày nay. Các công ty thương mại điện tử có thể tận dụng đặc điểm này để tiếp cận với khách hàng, bán sản phẩm.
Những cách kiếm tiền dễ dàng qua smartphone:
Trên thế giới, số điện thoại di động đang có mặt trên thị trường đã gần bằng dân số toàn thế giới. Thống kê của mạng xã hội Facebook cho thấy một nửa số thành viên thường xuyên truy cập từ các thiết bị di động. Khi ra khỏi nhà, bạn có thể quên ví tiền, nhưng không thể thiếu điện thoại di động.
Với việc thị trường quảng cáo nói riêng và marketing di động nói chung (mobile marketing) đang bước vào thời kỳ phát triển nhanh, mạnh và có tính ứng dụng cao. Các công ty Việt Nam vừa và nhỏ, những người buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ sẽ có thêm một hình thức tiếp cận khách hàng không quá tốn nhiều chi phí và có thể đem lại hiệu quả bất ngờ cho doanh số.
1. SMS/MMS marketing:
Quảng cáo qua tin nhắn điện thoại đang là hình thức hữu hiệu được nhiều công ty Việt Nam sử dụng.
Một tin nhắn chúc mừng sinh nhật khách hàng nhân dịp sinh nhật của khách hàng, cũng có thể gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Công ty có thể sử dụng dịch vụ tin nhắn thương hiệu hoặc tin nhắn đầu số từ các dịch vụ uy tín trên thị trường hiện nay. Nhưng cũng nên lưu ý, tránh lạm dụng dịch vụ này quá mức, sẽ gây ra khó chịu, sự phản cảm, phản tác dụng và vi phạm pháp luật về quảng cáo.Các công ty Việt Nam giờ đây có thể sử dụng dịch vụ SMS/MMS (tin nhắn/tin nhắn đa phương tiện) để tiếp cận khách hàng thông qua việc gửi tin nhắn giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ chương trình khuyến mại, sự kiện bán hàng… của mình. Việc lựa chọn đúng khách hàng tiềm năng là một điều quan trọng đối với chiến dịch sử dụng công cụ này. Hơn nữa, công ty nên lưu trữ thông tin khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng của mình để phục vụ khách hàng trước-trong và sau khi bán tốt nhất qua SMS/MMS.
Ngoài tin nhắn SMS, các công ty Việt Nam và những người kinh doanh TMĐT cũng có thể gửi đến khách hàng tin nhắn dạng MMS kèm theo hình ảnh hoặc âm thanh, video ngắn. Dạng tin nhắn này giúp khách hàng ấn tượng hơn với thông điệp mà bạn muốn chuyển tải đến họ.
2. Telesales
Các công ty Việt Nam nên chú ý đến việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại, đây cũng là một kênh bán hàng phù hợp.
Sau khi khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn có thể gọi điện cảm ơn khách hàng đã ưu ái sử dụng, hỏi thăm về cảm giác và tác dụng của sản phẩm khi mới sử dụng… hoặc định kỳ 6 tháng, 12 tháng gọi điện hỏi thăm khách hàng một lần, điều này sẽ làm cho khách hàng cảm nhận về sự tận tụy của công ty và người bán hàng. Bạn sẽ thấy được hiệu quả đáng kinh ngạc của những cuộc gọi điện thoại chăm sóc khách hàng như thế này.Một trong những ứng dụng kinh điển nhất của mobile marketing vẫn là telesales (bán hàng qua cuộc gọi điện thoại). Công ty có thể chào hàng khách hàng, đối tác thông qua hình thức các cuộc gọi. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng bằng cuộc gọi thăm hỏi cũng rất hiệu quả, làm cho khách hàng ghi nhớ và ấn tượng về công ty hơn.
3. Email marketing
Khi khách hàng ghé thăm website của công ty, mua hàng của công ty, hãy khuyến khích họ đăng ký làm thành viên hoặc xin địa chỉ email của khách hàng, vì hiện nay hầu hết những người sử dụng điện thoại di dộng thông minh đều có sử dụng email trên điện thoại. Tỷ lệ tiếp cận khách hàng qua email trên điện thoại thậm chí còn cao hơn so với việc khách hàng sử dụng email bằng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay.
Nhờ có điện thoại, việc check mail đã trở nên dễ dàng hơn và đây cũng trở thành kênh hữu hiệu để công ty quảng bá.
4. Tìm kiếm di động
Công ty có thể gửi email marketing cảm ơn khách hàng, giới thiệu các chương trình khuyến mại, ưu đãi, các bài viết liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc là các bài viết liên quan đến chính khách hàng. Nên tối ưu hóa thông điệp và hình ảnh qua email bởi thiết bị di động hạn chế từ kích thước màn hình và đôi khi là tốc độ đường truyền. Cũng cần tuân thủ luật quảng cáo và tránh hiện tượng “spam email”.
Khi khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm trên điện thoại di động hoặc thiết bị di động có nghĩa là họ đang có nhu cầu tìm kiếm các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm ở ngay gần đó hoặc họ đang rất có nhu cầu tìm hiểu. Công ty có thể quan tâm đến dịch vụ mSEO (tối ưu hóa tìm kiếm di động) và tìm kiếm trả tiền Google Adwords. Hiện nay, khách hàng có nhu cầu tìm kiếm trên di động rất lớn bởi sự thuận tiện của nó. Vì vậy, việc thương hiệu của bạn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm (Google) trên di dộng là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ.
5. Mạng xã hội
Ngày nay, mọi thứ đều có thể sẻ chia trên mạng xã hội. Hầu hết các khách hàng sử dụng điện thoại di động đều đang “chơi” một hoặc một vài dịch vụ mạng xã hội nào đó, thí dụ như tại Việt Nam hầu hết khách hàng đang sử dụng Facebook, Google+, Youtube, Skype, Viber… và đăng nhập các dịch vụ này thường xuyên trên điện thoại di động hoặc các thiết bị di động khác. Hãy tận dụng hết tính năng của chiếc điện thoại di động thông minh của khách hàng, biến điện thoại di động của khách hàng và khách hàng trở thành một nhà quảng cáo đầy tin cậy cho thương hiệu của công ty.
Coca Cola đã có chiến dịch marketing thành công thông qua chia sẻ lon nước ngọt in tên chính khách hàng lên mạng xã hội.
6. Ứng dụng cho thiết bị di động (apps)
Có thể tạo ra một không gian “tự sướng” trong nhà hàng cho khách hàng chụp ảnh; hoặc nên có chương trình ưu đãi cho khách hàng “check-in” trên Facebook… Ngoài ra, công ty cũng có thể sử dụng các tính năng miễn phí của mã QR Code, Microsoft 2D Tags… để lập danh thiếp điện tử, chèn địa chỉ website, các thông điệp bao gồm hình ảnh và nội dung gửi tới khách hàng để khách hàng có thể quét mã và truy cập ngay lập tức, vừa gia tăng sự sành điệu, vừa thêm sự trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
Các công ty Việt Nam có thể xây dựng các ứng dụng dùng trên điện thoại di động và cho phép khách hàng tải về dùng miễn phí. Thông qua những ứng dụng này, công ty có thể bán hàng di động thông qua chính các ứng dụng bán hàng hoặc ứng dụng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng. Có thể ứng dụng di động chỉ đơn thuần là một cẩm nang về sản phẩm, như là một catalogue điện tử, một trò chơi gắn kết khách hàng với thương hiệu…
Mặt khác, với các nền tảng ứng dụng phổ biến như Android, iOS, Windows Phone, công ty Việt Nam có thể khai thác dịch vụ quảng cáo di động để tiếp cận hiệu quả hơn khách hàng.
7. Web marketing
Đối với website bán hàng của công ty, khi tiếp cận với khách hàng thông qua chiến lược marketing di động thì cần phải được tối ưu hóa về dung lượng website, dung lượng hình ảnh, nội dung bài viết, tối ưu hóa về video. Đặc biệt, cần phải thiết kế giao diện tùy biến thông minh, có khả năng nhận biết các thiết bị các nền tảng hệ điều hành, loại kích thước màn hình, thiết bị di động và tự tương thích với các thiết bị đó một cách tối ưu nhất; có khả năng hỗ trợ thao tác email, đặt hàng qua điện thoại thật đơn giản và thuận tiện cho khách hàng…Quảng cáo qua website vẫn là hình thức được ưa chuộng nhất. Song, với tỷ lệ người lướt web qua điện thoại di động ngày càng nhiều, các công ty Việt Nam cần chú ý trong việc thiết kế giao diện cho phù hợp.
8. Quảng cáo và PR
Thiết bị di động thông minh có thể cho phép hiển thị quảng cáo dạng banner, pop-up, pop-under; quảng cáo giữa bài viết hoặc quảng cáo trước – sau một bài viết mà người dùng đang đọc trên thiết bị di động; hoặc quảng cáo hiển thị trên các trang mạng xã hội Facebook, YouTube; hoặc quảng cáo ngay trên ứng dụng… một cách bình thường thông qua các trình duyệt web di động. Vì thế, công ty và những người làm kinh doanh TMĐT cũng cần lưu ý loại hình công cụ marketing điện tử này.
Với số lượng người đọc truy cập vào một số báo điện tử, báo tin tức hàng đầu hiện nay có thể lên tới hàng chục triệu lượt truy cập mỗi ngày, thì việc sử dụng các hình thức quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) qua báo điện tử vẫn rất có hiệu quả.
9. Thanh toán di động
Nói đến marketing di động và thương mại di động, không thể không nói đến thanh toán di động. Thử tưởng tượng, nếu một người dùng Việt Nam đang ngồi uống café và lướt Facebook, họ nhìn thấy quảng cáo của công ty bạn, họ click vào quảng cáo, họ truy cập vào website của bạn, mọi thứ đều rất thuận tiện; họ đặt hàng và dùng ứng dụng thanh toán ngay, và rồi sau 12-24 giờ khách hàng nhận được hàng của công ty, còn điều gì tuyệt vời hơn nữa ?
10. Dịch vụ hỗ trợ
Nên có các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng sử dụng điện thoại động và thiết bị di động để gia tăng sự khác biệt và trải nghiệm cho khách hàng, wifi miễn phí tốc độ cao, điểm chụp hình đẹp, chương trình check-in ưu đãi, sử dụng coupon điện tử giảm giá cho khách hàng…
Thương mại hợp tác (Collaborative commerce): Khi các cá nhân hoặc các nhóm trao đổi hoặc hợp tác trực tuyến, họ đã tham gia trong thương mại hợp tác. Ví dụ, các đối tác kinh doanh ở các địa điểm khác nhau có thể cùng nhau thiết kế sản phẩm, sử dụng cầu truyền hình, quản lý hàng tồn kho trực tuyến như là trong trường hợp của Dell Computers, hoặc cùng nhau dự đoán nhu cầu sản phẩm như Marks & Spencer làm với các nhà cung ứng của họ trong chuỗi cung ứng.
TMĐT phi kinh doanh: Số lượng các tổ chức phi kinh doanh đang tăng dần lên như các viện hàn lâm, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội và các đơn vị chính phủ đang sử dụng TMĐT để giảm chi phí của họ hoặc để thúc đẩy các hoạt động chung hoặc dịch vụ phi kinh doanh của họ.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ