Công nghiệp chế biến
Nguyên liệu nhựa nhập khẩu 6 tháng đạt 3,0 tỷ USD
20/07/2014

Nguyên liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam tháng 6/2014 giảm 3,5% về lượng và giảm 2,3% về kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 295 nghìn tấn với 540 triệu triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, lượng nhập khẩu nhựa nguyên liệu đạt 1,64 triệu tấn với kim ngạch 3,0 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng và 11,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường lớn cung cấp nguyên liệu nhựa cho Việt Nam là Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc. Trong đó, nhập từ Ả Rập Xê Út chiếm 23% trong tổng lượng, đạt 376 nghìn tấn với 587 triệu USD, tăng 21,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm 18% về lượng, đạt 302 nghìn tấn với 569 triệu USD, giảm 0,5% về kim ngạch so với cùng kỳ. Đài Loan chiếm 14% về lượng, đạt 237 nghìn tấn với 454 triệu USD, tăng 17,1% về kim ngạch so vơi cùng kỳ năm trước. Thái Lan chiếm 9% về lượng, đạt 156 nghìn tấn với 259 triệu USD, tăng 2,4%. Trung Quốc chiếm 7% về lượng, đạt 111 nghìn tấn với 236 triệu USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu tăng mạnh ở các thị trường như: Nga tăng 210%, đạt 6,4 triệu USD; Anh tăng 101%, đạt 7,7 triệu USD; Cô Oét tăng 110%, đạt 39,6 triệu USD; Nam Phi tăng 202%, đạt 5,6 triệu USD. Nhưng cũng vẫn có những thị trường giảm, Nhật Bản giảm 9,9% đạt 136 triệu USD, Tây Ban Nha giảm 32,3% đạt 6,05 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu nguyên liệu nhựa 6 tháng năm 2014

TT

Thị trường

6 tháng/2014

So với 6

tháng 2013

 (%)

 

(tấn)

Trị giá

 (USD)

Lượng

Trị giá

1

Ả Rập Xê Út

376.325

586.871.833

11,9

21,3

2

Hàn Quốc

302.386

569.021.427

-3,1

-0,5

3

Đài Loan

237.406

454.055.941

13,4

17,1

4

Thái Lan

155.539

259.490.142

4,1

2,4

5

Trung Quốc

111.343

235.539.483

16,3

18,1

6

Malaixia

81.199

147.860.239

10,2

11,7

7

Singapo

73.735

142.605.316

10,6

16,1

8

Nhật Bản

51.292

136.411.770

-1,6

-9,9

9

Hoa Kỳ

38.166

100.274.088

-10,0

-3,5

10

Ấn Độ

35.403

58.660.778

-10,4

-3,2

11

Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất

31.636

51.218.887

9,2

18,3

12

Inđônêxia

30.395

48.625.902

34,1

27,1

13

Côoét

25.517

39.573.193

95,5

110,1

14

Qatar

18.518

29.180.532

-3,8

7,1

15

Đức

6.703

25.830.753

43,7

34,0

16

Hồng Kông

7.297

13.802.152

19,4

14,3

17

Bỉ

3.013

8.905.169

90,9

81,0

18

Hà Lan

3.583

8.823.763

3,5

5,5

19

Philippin

3.758

7.761.326

9,7

12,6

20

Anh

1.296

7.670.907

49,8

101,0

21

Nga

3.550

6.407.230

247,7

210,1

22

Tây Ban Nha

3.049

6.053.733

-30,3

-32,3

23

Pháp

1.804

6.002.666

-0,2

20,6

24

Nam Phi

3.586

5.634.925

180,8

202,3

25

Canađa

3.220

5.149.245

78,6

80,1

26

Italia

1.568

4.397.823

3,9

14,5

27

Australia

1.890

3.865.683

80,3

83,9

28

Braxin

1.566

2.843.445

133,4

112,7

29

Thụy Điển

528

1.629.755

33,0

46,9

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong thời gian qua, ngành nhựa Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh và đã trở thành một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Cả nước có hơn 1.200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nhựa với khoảng 120.000 lao động, thuộc các ngành sản xuất bao bì nhựa, nhựa gia dụng, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa kỹ thuật... Còn việc  quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2015, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa đạt 78.500 tỷ đồng, năm 2020 đạt 181.577 tỷ đồng và tới năm 2025 là 390.000 tỷ đồng.

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năngxuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao.

Cụ thể, phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2015 đạt 5%, đến năm 2020 đạt 5,5% và tăng lên 6% vào năm 2025. Đến năm 2015, sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đạt 7,5 triệu tấn đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tới 2015 là 2,15 tỷ USD, đến năm 2020 là 4,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%.

Quy hoạch ngành nhựa còn nhằm chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.

Một trong những định hướng phát triển của ngành nhựa Việt Nam là khuyến khích đầu tư sản xuất khuôn mẫu, phụ tùng, thiết bị cho ngành, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành nhựa.

Theo Bộ Công thương, các dự án đầu tư cho sản xuất khuôn mẫu, thiết bị ngành nhựa cần được ưu đãi đầu tư như đối với ngành cơ khí trọng điểm (cho vay vốn tín dụng đầu tư là 85% tổng mức đầu tư).

Ý kiến bạn đọc