Một trong những nội dung quan trọng của Kế hoạch hành động là tạo kênh phân phối phát triển thị trường nội địa. Theo đó, tập trung điều tra, đánh giá thị trường nội địa về hệ thống phân phối đồ gỗ trang trí nội thất, thị hiếu, dòng sản phẩm, phân khúc thị trường, xu hướng phát triển; hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ thông qua các hội chợ cũng như tuyên truyền, nâng cao nhận thức người tiêu dùng Việt Nam về hàng nội thất Việt.
Đồng thời, chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu, nghiên cứu, khảo sát cơ hội mở rộng thị trường mới cho đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam; xây dựng và quảng bá thương hiệu cho một số dòng sản phẩm chủ đạo; hỗ trợ một số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và đồ gỗ tham gia các hội chợ quốc tế quan trọng; hỗ trợ tổ chức 2 Diễn đàn thương mại gỗ quốc tế tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với các nhà cung ứng gỗ và các ngành nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm gỗ nội thất sản xuất tại Việt
Trong năm 2013 với tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản của Việt
Sang năm 2014, cụ thể là 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm đạt gần 2 tỷ USD, tăng 24,45% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 4, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 521 triệu USD, tăng 0,4% so với tháng liền kề trước đó.
Đối với sản phẩm gỗ, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 đạt 383 triệu USD, tăng 2,4% so với tháng 3, nâng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm lên 1,3 tỷ USD, tăng 24,3% so với 4 tháng năm 2013.
Bốn tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu gỗ sang gần 40 nước trên thế giới, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 34,4%, tương đương với 677,6 triệu USD, tăng 25,79%; kế đến là thị trường Trung Quốc, tăng 21,96%, kim ngạch đạt 318,9 triệu USD.
Tuy đứng thứ ba về kim ngạch xuất, nhưng tốc độ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại tăng cao hơn so với Hoa Kỳ và Trung Quốc, tăng 30,06%, tương đương với 303,6 triệu USD.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 19,4%.
Với mục tiêu đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm vào năm 2020, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), Nguyễn Tôn Quyền, khẳng định sẽ vượt qua mục tiêu này. Bởi vì các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc đều rất sáng sủa đối với sản phẩm gỗ Việt
Quan trọng hơn, năm 2014, Việt
Đồ gỗ Việt
Ngành gỗ đang có nhiều triển vọng phát triển tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ hiện đứng thứ 5 trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt