Giá thực phẩm tại Liên bang Nga tăng hơn 20% trong năm 2015
20/01/2016
Cơ quan thống kê Liên bang Nga (Rosstat) vừa công bố số liệu cho thấy giá thực phẩm ở nước này (không kể đồ uống không cồn) trong năm 2015 đã tăng 20,2% so với năm trước đó, trong bối cảnh các mặt hàng ngũ cốc, đường, dầu hướng dương, các sản phẩm cá, trái cây và rau quả đều lên giá mạnh.
Theo đó, trong giai đoạn từ tháng 1-12/2015, giá ngũ cốc và đậu tăng 41,8%, giá đường kính tăng 39,7%, trong khi giá trái cây và rau quả đồng loạt nhích 29,5%.
Mức tăng của các mặt hàng cá và hải sản là 28,7%, dầu hướng dương là 31%, trứng là 17,3%.
Cũng trong giai đoạn, giá bánh mỳ tăng 14,2%, sữa và các sản phẩm sữa, bơ tăng từ 13,7-13,8% còn giá thịt gia cầm cũng tăng 14,4%.
Theo Rosstat, giá rượu trong năm 2015 tăng 11,9% trong khi giá thuốc cũng lên cao hơn 22,8% so với năm 2014.
Ngoài vấn đề giá cả leo thang, kinh tế Nga cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác liên quan tới ngân khố, chứng khoán, tiền tệ...
Báo Sankei (Nhật Bản) số ra mới đây vừa cảnh báo ngân khố quốc gia của Nga, chủ yếu được thu từ nguồn thuế tài nguyên thiên nhiên, sẽ bị cạn kiệt vào năm 2019 do Moskva đang buộc phải sử dụng quỹ dự trữ để duy trì hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đang rơi vào bế tắc.
Trước đó, ngày 11/1, thị trường chứng khoán Moskva (Nga) đã giảm hơn 4% khi nền kinh tế nước này tiếp tục gặp khó khăn do giá dầu thấp và sự biến động trên thị trường châu Á.
Chỉ số RTS trên sàn giao dịch Moskva đã giảm 4,16% trong khi đồng ruble giảm xuống mức 76 ruble/USD và 83 ruble/euro, lần đầu tiên kể từ tháng 12/2014. Đồng ruble đã mất 40% giá trị trong năm 2014 và 20% giá trị trong năm 2015./.
Theo đó, trong giai đoạn từ tháng 1-12/2015, giá ngũ cốc và đậu tăng 41,8%, giá đường kính tăng 39,7%, trong khi giá trái cây và rau quả đồng loạt nhích 29,5%.
Mức tăng của các mặt hàng cá và hải sản là 28,7%, dầu hướng dương là 31%, trứng là 17,3%.
Cũng trong giai đoạn, giá bánh mỳ tăng 14,2%, sữa và các sản phẩm sữa, bơ tăng từ 13,7-13,8% còn giá thịt gia cầm cũng tăng 14,4%.
Theo Rosstat, giá rượu trong năm 2015 tăng 11,9% trong khi giá thuốc cũng lên cao hơn 22,8% so với năm 2014.
Ngoài vấn đề giá cả leo thang, kinh tế Nga cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác liên quan tới ngân khố, chứng khoán, tiền tệ...
Báo Sankei (Nhật Bản) số ra mới đây vừa cảnh báo ngân khố quốc gia của Nga, chủ yếu được thu từ nguồn thuế tài nguyên thiên nhiên, sẽ bị cạn kiệt vào năm 2019 do Moskva đang buộc phải sử dụng quỹ dự trữ để duy trì hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đang rơi vào bế tắc.
Trước đó, ngày 11/1, thị trường chứng khoán Moskva (Nga) đã giảm hơn 4% khi nền kinh tế nước này tiếp tục gặp khó khăn do giá dầu thấp và sự biến động trên thị trường châu Á.
Chỉ số RTS trên sàn giao dịch Moskva đã giảm 4,16% trong khi đồng ruble giảm xuống mức 76 ruble/USD và 83 ruble/euro, lần đầu tiên kể từ tháng 12/2014. Đồng ruble đã mất 40% giá trị trong năm 2014 và 20% giá trị trong năm 2015./.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ