Nông, lâm thủy sản
Ngành điều Việt Nam hồ hởi trước nhu cầu tăng mạnh
18/11/2016

Do nhu cầu thế giới đối với hạt điều tăng mạnh, Việt Nam, nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, có thể tăng thị phần trên thị trường toàn cầu nhờ cải thiện chất lượng, theo một hội thảo tổ chức tại Đà Nẵng.

Ranjeet Wallia, chủ tịch và CEO của Chi Commodities Handlers Inc, cho biết kể từ năm 2010, nhu cầu hạt điều toàn cầu đã tăng 53% và hạt điều hiện là loại hạt được tiêu dùng nhiều thứ 2 toàn cầu. “Mỹ nhập khẩu hơn 30% lượng điều xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu để làm đồ ăn vặt, sản xuất các thanh ngũ cốc năng lượng, làm sữa và các thực phẩm tốt cho sức khỏe”.

Joseph Lang, giám đốc điều hành Kenkko House, một trong những nhà giao dịch lớn nhất của châu Âu về các loại hạt và hoa quả sấy khô, cho biết: “Tăng trưởng thị trường hạt điều tại châu Âu trong 3 năm qua rất mạnh và hiện EU chiếm khoảng 25% tổng xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam và tăng trưởng hơn 30% trong hơn 3 năm qua”. Nhu cầu hạt điều được dự đoán tiếp tục tăng do người tiêu dùng ngày càng hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của loại hạt này, ông Lang cho biết.

Thị trường hạt điều hiện đang khan hiếm nguồn cung, dẫn tới giá tăng. Những đợt tăng giá gần đây gây lo ngại cho những người mua, bao gồm những nhà bán lẻ và các nhà chế biến thực phẩm. Ông Lang phát biểu: “Tất nhiên, giá cao hơn sẽ thúc đẩy chúng tôi hướng tới tăng trưởng và tăng nguồn cung cho các thị trường, nhưng giá cao cũng đặt ra một thách thức. Nếu chúng tôi tăng nguồn cung, chúng tôi sẽ châm ngòi cho rủi rod ư cung, đặc biệt là khi người mua tìm những sản phẩm thay thế rẻ hơn và điều này có thể tác động tiêu cực lên lợi nhuận của chúng tôi”.

Đạt cân bằng cung – cầu và đảm bảo sản phẩm có chất lượng đủ để yêu cầu giá cao có thể giúp các nhà cung cấp không cần giảm nguồn cung mà cần tạo ra một nguồn cung đồng nhất chất lượng, đáng tin cậy và chất lượng cao, ông Lang nhấn mạnh. “Người tiêu dùng đang ngày càng yêu cầu cao về tính minh bạch. Họ muốn biết thực phẩm họ tiêu dùng đến từ đâu, từ cái gì và được sản xuất ra sao. Điều này nghĩ là chúng ta cần trở nên minh bạch hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn và đưa ra bằng chứng rằng sản phẩm của chúng ta không bị sâu hại, đến từ nguồn cung đáng tin cậy và bền vững, nhìn chung đáp ứng được kỳ vọng của những người tiêu dùng tiếp cận thông tin tốt như hiện nay”.

Theo bà Doãn Thị Thu Thủy, phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại VietTrade, trong khi xuất khẩu nhiều sản phẩm nông sản khác gặp khó khăn, xuất khẩu hạt điều vẫn tăng trưởng tốt. Việt Nam hiện chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu hạt điều toàn cầu và là nước xuất khẩu hạt điều số 1 thế giới trong 10 năm qua. Sản phẩm hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu tới 80 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ, EU và Trung Quốc là những thị trường chính.

Theo Bộ Công Thương, trong 10 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 290.000 tấn, trị giá 2,32 tỷ USD, tăng 5,5% về lượng và 16,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu hạt điều cả năm dự kiến đạt 3 tỷ USD, với xuất khẩu điều nhân đạt 2,8 tỷ USD.

“Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro phụ thuộc lớn vào nguồn điều thô nhập khẩu, khiến các nhà chế biến và xuất khẩu hạt điều khó kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm”, theo ông Nguyễn Đức Thanh, chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết. Nhu cầu nhập khẩu điều thô đã tăng gấp đôi từ năm 2013 – 2016.

Ông Thanh dẫn chứng công ty kiểm tra chất lượng Vinacontrol cho biết chất lượng điều thô nhập khẩu từ châu Phi giảm trong năm 2016 so với năm 2015, tác động tiêu cực tới các nhà xuất khẩu Việt Nam. Các tranh chấp thương mại tăng mạnh trong năm 2016.

Giá điều thô dao động mạnh trong đầu vụ thu hoạch, đạt 1.350 USD/tấn hồi tháng 3 và vào cuối vụ đạt 1.750 USD/tấn hồi tháng 9, cho thấy những công ty ký các hợp đồng bán từ đầu vụ sẽ khó hoàn thành hợp đồng. “Một số nhà nhập khẩu Việt Nam đã thất bại trong nghiên cứu thị trường cũng như tìm hiểu về các đối tác và không tập trung khi đàm phán và ký hợp đồng”.

Các công ty cần có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thô và cẩn trọng hơn trong nhập khẩu điều thô, ông Thanh khuyến cáo. Hiệp hội sẽ hợp tác với các nước châu Phi để thuyết phục họ không cấp hạn ngạch xuất khẩu cho các doanh nghiệp đã không hoàn thành hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp hội đã lên danh sách một loạt tiêu chuẩn do điều thô và thêm mẫu vào các hợp đồng mua bán. Việt Nam và các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà và Nigeria đã thảo luận các cách để tăng cường hợp tác trong thương mại điều. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày Việt Nam Golden Cashew Rendezvous được tổ chức bởi Vinacas và VietTrade.
 

Theo Vietnamnews 

Ý kiến bạn đọc