Quảng Ninh: Đồng Triều hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao
07/10/2015
Thực hiện Nghị quyết 09 của BCH đảng bộ huyện về việc tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2015, huyện đã tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm đặc trưng. Do vậy, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trên địa bàn huyện như người nông dân đã áp dụng rộng rãi các biện pháp, mô hình canh tác tiên tiến, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cải tạo vườn tạp, chọn giống có năng suất cao, liên kết xây dựng nhãn hiệu tập thể.
Cây na dai với diện tích trồng gần 1.000 ha là loại cây được người dân huyện phát triển mạnh. Sản lượng ước đạt gần 9.000 tấn/năm, giá trị thu được khoảng 180 tỷ đồng/năm (200 triệu đồng/ha). Người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng na bằng cách thuê lại đất của các hộ còn đất trống, các xã lân cận, dự kiến năm 2015 sẽ tăng diện tích trồng lên thành 1.020 ha. Đây là cây trồng cho giá trị thu nhập tương đối cao và ổn định. Cây na dai đã góp phần giúp nông dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu hiệu quả.
Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đông Triều cho biết, nhờ trồng na dai mà đời sống của nhiều hộ nông dân được cải thiện và làm giàu. Hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình trồng na dai tăng từ 20 đến 25%. Để giúp bà con trong khâu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Na dai Đông Triều cho sản phẩm na dai của huyện Đông Triều, Quảng Ninh”. Có thể nói việc thực hiện thành công dự án này đã góp phần khẳng định được chất lượng, tên tuổi của sản phẩm na dai Đông Triều, tạo điều kiện cho sản phẩm đứng vững và vươn ra thị trường ngoài tỉnh.
Ở các xã An Sinh, Tràng Lương, Bình Khê, đa số các hộ đều có vườn trồng nhãn, vải với diện tích 2.200 ha cho sản lượng hàng năm khoảng 6.000 tấn. Mặc dù vài năm trước đây do giá bán các sản phẩm vải chính vụ thấp lại bấp bênh khiến nhiều hộ dân kém mặn mà với cây vải nhưng hiện nay số diện tích trồng này đã được qui hoạch thành các vùng tập trung và người nông dân đã được khuyến cáo cắt tỉa, chăm sóc để gìn giữ, phát triển các vùng vải chín sớm. Năm 2014, chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết lại thêm giá bán xuống thấp tới 25.000 đồng/kg tuy nhiên 01 ha vải chín sớm cũng cho lãi được khoảng 70 triệu đồng. Nếu so với vải chính vụ hiệu quả kinh tế cao gấp 6 – 7 lần. Ngoài ra một số giống cây khác như cam, quýt, thanh long ruột đỏ,…mặc dù diện tích trồng không quá lớn nhưng cũng cho thu nhập rất cao từ 500 – 600 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có hộ thu được 01 tỷ đồng/ha/năm.
Các cây ăn quả đặc sản của Đông Triều đã được khẳng định là cây chủ lực để phát triển trong những năm tới; là cơ sở để huyện tiếp tục đề nghị tỉnh hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm nông nghiệp, từ đó tạo tiền đề để sản xuất nông nghiệp huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới và thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nguồn: http://www.favri.org.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ