Xây dựng chữ tín trong xuất khẩu hồ tiêu
22/05/2016
Trong bối cảnh khó khăn, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn nỗ lực đạt nhiều thành công về sản xuất, thương mại. Tuy nhiên, kết quả này chưa thực sự bền vững.
Đây là đánh giá của các đại biểu dự Hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam năm 2015, tổ chức ngày 20/5 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2015, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của cả nước đạt 133.569 tấn, giảm 15% về lượng so với năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2014 và là năm đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Điều này có được là do giá xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2015 có sự gia tăng đột biến, nhất là những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, sản xuất hồ tiêu tuy gặt hái nhiều thành công song chưa thực sự bền vững.
Nguyên nhân do diện tích tăng nóng, canh tác thiếu kiểm soát, thiếu liên kết, tổ chức chưa chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất...
Vì vậy, việc sử dụng hóa chất trong canh tác, thu hoạch, bảo quản hồ tiêu không tuân thủ quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nhiều tới thương mại xuất khẩu, đặc biệt khi vào thị trường có giá trị cao.
Năm 2016, Việt Nam sẽ tham gia 16 Hiệp định tự do thương mại, đem đến hàng loạt cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngành hồ tiêu vốn dành tới 95% cho xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về vấn đề này, theo bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VPA, nếu Việt Nam không sớm khắc phục tình trạng tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu xuất khẩu, chắc chắn sản lượng hồ tiêu xuất khẩu vào các thị trường có giá trị như EU, Mỹ sẽ suy giảm đáng kể.
“Giải pháp cấp bách về quản lý chất lượng hồ tiêu xuất khẩu chính là sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nhanh chóng cho rà soát lại danh mục thuốc bảo vệ thực vật dùng riêng cho cây hồ tiêu. Gấp rút loại bỏ ngay khỏi danh mục một số thuốc chứa hoạt chất mà nhiều nước nhập khẩu đã ngăn cấm. Đồng thời, đưa hồ tiêu vào loại thực phẩm ăn liền, tươi sống như chè, rau, quả để có thể áp dụng quy trình kiểm soát tương tự”, bà Nguyễn Mai Oanh nói.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngành hồ tiêu theo hướng bền vững cả về sản xuất và thương mại như: Tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn lọc giống để có giống chống chịu điều kiện bất thuận của môi trường, sâu bệnh...
Các đại biểu đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm thực hiện vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu.
Bên cạnh đó, nhanh chóng thu thập thông tin đầy đủ, chuẩn bị cho việc tham vấn hình thành sàn giao dịch hồ tiêu Việt Nam trong tương lai để điều tiết thị trường, hỗ trợ nông dân trồng tiêu...
Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cũng được các đại biểu đánh giá là rất quan trọng.
Theo bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu cần quan tâm quảng bá sản phẩm tại các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ trong nước và quốc tế, mời truyền thông các nước nhập khẩu tham quan mô hình sản xuất, chế biến.
Nguồn: TTXVN
Đây là đánh giá của các đại biểu dự Hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam năm 2015, tổ chức ngày 20/5 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2015, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của cả nước đạt 133.569 tấn, giảm 15% về lượng so với năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2014 và là năm đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Điều này có được là do giá xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2015 có sự gia tăng đột biến, nhất là những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, sản xuất hồ tiêu tuy gặt hái nhiều thành công song chưa thực sự bền vững.
Nguyên nhân do diện tích tăng nóng, canh tác thiếu kiểm soát, thiếu liên kết, tổ chức chưa chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất...
Vì vậy, việc sử dụng hóa chất trong canh tác, thu hoạch, bảo quản hồ tiêu không tuân thủ quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nhiều tới thương mại xuất khẩu, đặc biệt khi vào thị trường có giá trị cao.
Năm 2016, Việt Nam sẽ tham gia 16 Hiệp định tự do thương mại, đem đến hàng loạt cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngành hồ tiêu vốn dành tới 95% cho xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về vấn đề này, theo bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VPA, nếu Việt Nam không sớm khắc phục tình trạng tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu xuất khẩu, chắc chắn sản lượng hồ tiêu xuất khẩu vào các thị trường có giá trị như EU, Mỹ sẽ suy giảm đáng kể.
“Giải pháp cấp bách về quản lý chất lượng hồ tiêu xuất khẩu chính là sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc nhanh chóng cho rà soát lại danh mục thuốc bảo vệ thực vật dùng riêng cho cây hồ tiêu. Gấp rút loại bỏ ngay khỏi danh mục một số thuốc chứa hoạt chất mà nhiều nước nhập khẩu đã ngăn cấm. Đồng thời, đưa hồ tiêu vào loại thực phẩm ăn liền, tươi sống như chè, rau, quả để có thể áp dụng quy trình kiểm soát tương tự”, bà Nguyễn Mai Oanh nói.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngành hồ tiêu theo hướng bền vững cả về sản xuất và thương mại như: Tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn lọc giống để có giống chống chịu điều kiện bất thuận của môi trường, sâu bệnh...
Các đại biểu đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm thực hiện vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu.
Bên cạnh đó, nhanh chóng thu thập thông tin đầy đủ, chuẩn bị cho việc tham vấn hình thành sàn giao dịch hồ tiêu Việt Nam trong tương lai để điều tiết thị trường, hỗ trợ nông dân trồng tiêu...
Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cũng được các đại biểu đánh giá là rất quan trọng.
Theo bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu cần quan tâm quảng bá sản phẩm tại các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ trong nước và quốc tế, mời truyền thông các nước nhập khẩu tham quan mô hình sản xuất, chế biến.
Nguồn: TTXVN
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ