Rào cản thương mại
Mỹ: Quy định mới cho phép lạm thác có thể đe dọa nguồn lợi cá biển
01/10/2014

Số lượng cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương đã giảm 96%. Cùng với chúng là 20 loài cá săn mồi khác như cá mập, cá mú, cá hồng, cá măng, cá kèn và cá nhồng từ khu vực Caribbean cũng đang bị giảm số lượng đi rất nhiều do đánh bắt quá mức.

Kể từ khi Đạo luật Magnuson-Stevens được thông qua vào năm 1978, đã có tiến bộ trong việc ngăn chặn hoạt động lạm thác - có lợi cho môi trường và công việc khai thác.

Tuy nhiên, quần thể cá có thể bị đe dọa do hạ viện Mỹ đang cố gắng để thông qua một đạo luật cho phép lạm thác và loạt bỏ các thời hạn nhằm giúp các quần thể cá biển tái tạo lại.

Các quy định hiện nay nhằm giới hạn sản lượng khai thác và chỉ cho phép khai thác cá trưởng thành, chứ không cho phép đánh bắt cá chưa trưởng thành. Sự sinh sản thành công của một loài cá có thể được bảo đảm và thậm chí dự đoán nếu hoạt động khai thác được kiểm soát.

Việc đảm bảo một ngành công nghiệp đánh bắt cá trong tương lai phụ thuộc vào cách chúng ta tuân thủ theo các vấn đề khoa học nhằm đảm bảo quần thể cá không bị khai thác bắt quá mức.

Các nhà nghiên cứu hiện đang đề xuất Mỹ và Liên minh Châu Âu hợp tác để bảo tồn các loài cá ở cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Và Mỹ có thể thiết lập một con đường cho tương lai bằng cách đảm bảo cho các nguồn lợi sẽ có thời gian cần thiết để phát triển và không có nguy cơ tuyệt chủng.

Vào tháng 7, Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) đã thông báo rằng họ đang xem xét một lệnh cấm câu cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương dưới hình thức giải trí và thương mại. Quyết định này dựa trên việc nhiều năm qua hoạt động đánh bắt cá diễn ra với quy mô lớn và gia tăng nhu cầu trong ngành sản xuất sushi.

Ủy ban Cá ngừ nhiệt đới khu vực Bắc - Nam Mỹ (IATTC), đã quyết định trì hoãn cuộc thảo luận về hạn ngạch đánh bắt cá cho đến tháng Mười. Và hy vọng là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, và Mỹ sẽ có thể đồng ý về các biện pháp bảo tồn.

Ý kiến bạn đọc